Grammar Unit 2: Các loại động từ cơ bản, Linking Verb và Câu miêu tả
Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu các thành phần chính nhất của câu (Chủ ngữ – Vị ngữ và 4 từ loại cơ bản: Danh từ – Động từ – Tính từ – Trạng từ). Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về Động từ nhé.
1. Hai loại động từ cơ bản nhất: Động từ chính và trợ động từ
1.1. Động từ chính
Xét câu ví dụ sau:
Nam is learning English (Nam đang học tiếng Anh.)
Như trong bài 1 đã nói, phần Vị ngữ của câu sẽ trả lời câu hỏi: Làm gì? Và trong vị ngữ, từ chính nhất trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi đó sẽ là động từ learning (học). Nó được gọi là Động từ chính (Main Verb).
1.2. Trợ động từ
Trong ví dụ trên, bên cạnh “learning” có từ “is” – từ này không cung cấp thông tin về hành động mà sẽ thêm thông tin về các khía cạnh đi kèm hành động này (hành động này đang diễn ra, chưa xong). Từ “is” trong câu này được gọi là Trợ động từ.
Trong tiếng Anh, có 2 loại trợ động từ chính:
- Trợ động từ tạo nên ý nghĩa về thì (Auxiliary Verbs)
- Trợ động từ thêm tình cảm/thái độ vào câu nói (Modal Verbs – Động từ khuyết thiếu/Động từ tình thái)
1.2.1. Trợ động từ tạo nên ý nghĩa về thì
Các thì trong tiếng Anh thường cần có trợ động từ (Auxiliary Verbs), nhất là trong câu phủ định hoặc câu hỏi.
Ví dụ:
- I don’t like him
- Have you done your homework?
Trong Tiếng Anh, có 3 dạng thì cơ bản nhất, chúng ta có các thì Đơn, Tiếp Diễn và Hoàn thành. Tương ứng với các thì sẽ có 3 dạng trợ động từ khác nhau.
Dưới đây là bảng tổng hợp các trợ động từ tạo nên ý nghĩa về thì:
Trợ động từ | Hiện tại | Quá khứ | Tương lai |
Thì đơn |
do/does VD: Do you love me? |
did VD: He did not go to the party. |
will VD: They will call you tomorrow. |
Thì tiếp diễn |
is/am/are VD: She is doing homework. |
was/were VD: He was singing karaoke at 7pm yesterday. |
will be VD: He will be traveling to Paris at this time next month. |
Thì hoàn thành |
have/has VD: I have learned English for 10 years. |
had VD: The movies had started when we arrived. |
will have VD: Next month my parents will have been together for thirty years. |
1.2.2. Trợ động từ thêm tình cảm/thái độ vào câu nói
Trợ động từ thêm tình cảm/thái độ vào câu nói (Modal Verbs) thường được biết đến với những tên như: Động từ khuyết thiếu/Động từ tình thái.
Những trợ động từ thêm tình cảm/thái độ này có thể là:
- must
- should
- can/could
- may/might…
Các trợ động từ này không bổ sung thêm thông tin gì vào câu, nhưng lại thể hiện thái độ của người nói.
Xét câu sau:
You must give me my money back (Anh phải trả lại tiền cho tôi)
Trong câu trên, từ must không nêu thông tin, mà nêu thái độ ép buộc của người nói.
2. Hai loại động từ chính (Main Verb): Action Verb & Linking Verb
Sau khi đã biết về Tính từ – Trạng từ, một số bạn sẽ có thắc mắc: Bài viết trước nói là trạng từ sẽ đi với động từ, nhưng tôi thấy trong nhiều câu, tính từ vẫn đi với động từ đó chứ, như là câu: He is rich chẳng hạn, tính từ “rich” đi liền với động từ “is” đấy thôi?
Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về các loại động từ chính trong câu.
Xét 2 câu ví dụ sau:
(1) Nam đang học tiếng Anh.
(2) Nam rất giàu.
- Phần vị ngữ câu 1 (đang học tiếng Anh) trả lời câu hỏi: Nam làm gì?
Nó nêu lên một hành động mà Nam làm. Câu 1 này đại điện cho một kiểu câu chính trong ngôn ngữ: Câu hành động. - Phần vị ngữ câu 2 (rất giàu) trả lời một câu hỏi khác: Nam như thế nào?
Nó không nói đến hành động nào, mà là miêu tả tính chất của Nam: là một người nhiều tiền. Câu 2 này đại điện cho một kiểu câu chính trong ngôn ngữ: Câu miêu tả.
Vậy là tùy theo nội dung của Động từ chính (Main Verb) trong câu mà ta có 2 kiểu câu chính:
(1) Câu hành động
(2) Câu miêu tả
Duới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chủ yếu về kiểu Câu miêu tả nhé.
3. Câu miêu tả và Linking Verb
3.1. Linking Verb là gì?
Xét câu sau: Nam rất giàu
Câu tiếng Anh tương ứng: Nam is very rich
Như các bạn có thể thấy, sự khác biệt giữa 2 câu là ở từ “is”.
Vậy tại sao Tiếng Anh có is mà Tiếng Việt không có?
Các bạn hãy coi “is” ở đây là một biển báo hiệu cho người đọc biết: Câu này sẽ nêu tính chất của Chủ ngữ nhé, không nói gì đến hành động đâu. Trong tiếng Việt chúng ta nhiều khi không cần “cắm biển báo” ở giữa câu thế này, nhưng trong tiếng Anh thì đây là điều bắt buộc.
Chúng ta cùng xem một số câu có biển báo “Sau đây sẽ là tính chất của chủ ngữ” nhé:
Xét câu sau: Tóc bạn thơm nhỉ
Câu tiếng Anh tương ứng: Your hair smells good
Từ “smell” không được dịch ra tiếng Việt, mà chỉ là một dấu hiệu cho thấy câu này sẽ nêu tính chất của chủ ngữ (Your hair), và tính chất này là về mặt cảm quan về mùi.
Nhiều người sẽ dịch smell thành: Tóc bạn có mùi thơm nhỉ, câu này không sai nhưng không phổ biến trong đời sống thường ngày bằng câu ngắn gọn “Tóc bạn thơm nhỉ”.
Một ví dụ khác:
Xét câu sau: Cái bánh này ngon thật đó.
Câu tiếng Anh tương ứng: This cake tastes really good.
Từ Taste cũng sẽ thường không được dịch sang tiếng Việt: Cái bánh này có vị ngon thật đó. Tastes chỉ mang tính chất thông báo: sau đây sẽ là tính chất của Cái bánh, về mặt cảm quan khi nếm.
Các từ Is, Smell, Taste trong 3 câu trên được gọi là các động từ chỉ cách miêu tả.
Cụ thể:
- Is: miêu tả chung chung, chỉ nói lên tính chất;
- Smell: miêu tả về mặt khứu giác,
- Taste: miêu tả về mặt vị giác.
Khái niệm câu miêu tả: Những câu sử dụng Linking Verb để miêu tả tính chất của chủ ngữ thì được gọi là Câu miêu tả. |
Bên cạnh Động từ tobe, còn có một số Linking Verb khác như trong bảng sau:
Câu miêu tả |
Cách miêu tả (miêu tả về khía cạnh nào của người/vật) |
---|---|
You look perfect. (Nhìn bạn thật hoàn hảo.) |
Miêu tả tính chất về mặt ngoại hình |
Your voice sounds great. (Giọng bạn hay thế.) |
Miêu tả tính chất về mặt cảm quan âm thanh |
He seems rich. (Anh ta có vẻ giàu.) |
Miêu tả tính chất nói chung (giống to be) nhưng với độ chắc chắn thấp hơn 100% |
Her clothes became tighter. (Quần áo của cô ấy trở nên chật hơn.) |
Miêu tả tính chất mà hồi xưa không có, bây giờ mới có (hồi xưa quần áo vừa, bây giờ đã chật hơn) |
3.2. Hai loại câu miêu tả:
Ở phần trước, chúng ta đã làm quen với các câu miêu tả nêu lên tính chất của chủ ngữ. Ngoài loại câu này, còn có một loại câu miêu tả khác, là câu nêu lên tên gọi khác của chủ ngữ.
Xét câu sau: Cô ấy là bạn thân của tôi.
Câu tiếng Anh tương ứng: She is my close friend.
Câu này không nêu tính chất của chủ ngữ “Cô ấy”, mà nêu một tên gọi/cách gọi khác của người này.
Mình có thể gọi cô gái này là
- “cô ấy” hoặc
- “bạn thân của tôi”.
Có thể gọi kiểu câu miêu tả này là kiểu “A là B” – Đây là một dạng câu cực kỳ phổ biến.
Một số ví dụ về dạng câu miêu tả nêu “tên gọi khác” của chủ ngữ:
Câu miêu tả | Cách miêu tả |
---|---|
You are my best friend. (Anh là bạn thân nhất của tôi.) |
Tên gọi khác của You: my best friend (bạn thân nhất của tôi) |
He will become a good man. (Anh ta sẽ trở thành một chàng trai tốt.) |
Tên gọi khác của He: a good man (một người tốt) |
Tóm lại, khi nhắc đến câu miêu tả thì các bạn cần nhớ rằng, câu miêu tả có 2 kiểu câu phổ biến là:
3.3. Phân biệt Linking Verb và Action Verb:
Ban đầu các bạn có thể sẽ thấy khó khăn khi phân biệt 2 loại câu Hành động và câu Miêu tả, nhất là khi có nhiều động từ sẽ chỉ Hành động trong câu này, và chỉ Cách miêu tả trong câu khác.
Xét 2 câu sau:
- I smell gas. Don’t turn on the stove. (Tôi ngửi thấy mùi ga. Đừng bật bếp lên)
- Your hair smells nice. What shampoo do you use? (Tóc bạn thơm thế. Bạn dùng dầu gội gì đấy?)
Cùng là động từ Smell, nhưng
- Ở câu 1: Từ “smell” diễn tả hành động “ngửi thấy” (phát hiện ra thứ gì đó nhờ mùi của nó) khí ga trong phòng.
- Ở câu 2: Từ “smell” là một Cách miêu tả, nó báo hiệu: câu này muốn miêu tả tính chất của “your hair” về mặt mùi: Tóc của bạn có mùi như thế nào.
Để phân biệt 2 trường hợp này, các bạn có thể làm phép thử sau:
Hãy kiểm tra phần nội dung sau Động từ “smell” xem nó có phải:
- Một tính chất của Chủ ngữ;
- Một tên gọi khác của Chủ ngữ hay không.
Ở câu 1, cả (1) và (2) đều không đúng, vậy “smell” sẽ chỉ hành động “ngửi thấy”.
Ở câu 2, Nice (thơm) đúng là một tính chất của Tóc, vậy “smell” là Linking Verb.
Như vậy, để kiểm tra một động từ là linking verb hay action verb, ta cần chú ý đến nội dung đi sau động từ đó:
|
Dưới đây là mindmap tổng hợp nội dung của Unit 2:
3. Bài tập ứng dụng
Bài 1: Các bạn hãy đọc kỹ các câu sau và chọn chức năng của từ được đánh dấu nhé. Điền vào chỗ trống Linking verb hoặc Action verb.
1. She looks fine.
2. She looked at the picture.
3. He is the best soccer player in the world.
4. She was great in her new performance.
5. He seems confused.
6. They tasted the pizza.
7. The pizza tasted good.
8. That sounds fanstastic.
9. This piano sounds awful.
10. He grew tired of running.
Bài 2: Dựa vào chức năng của động từ chính trong câu (Linking Verb hay Action Verb), hãy lựa chọn phương án thích hợp.
1. The soup tastes (delicious/deliciously)
2. The soup is hot. He is tasting it (careful/carefully).
3. She looked (anxious/anxiously) when hearing the news.
4. She looked (anxiously/anxious) into the street when hearing the news.
5. He grew more (mature/maturely) after leaving university.
6. The economy is growing (rapid/rapidly).
7. She turned the wheel (quick/quickly) to the left.
8. The weather usually turns (cold/coldly) in December.
9. She appeared (regular/regularly) on TV.
10. She appeared (pale/palely) when she received the result.
Điểm số của bạn là % - đúng / câu
Đáp án và giải thích
Bài 1: Các bạn hãy đọc kỹ các câu sau và chọn chức năng của từ được đánh dấu nhé:
She looks fine. (Cô ấy trông ổn.) |
Linking Verb |
Sau động từ look (nhìn, trông) là, một tính chất của chủ ngữ: fine (ổn) |
She looked at the picture. (Cô nhìn vào bức tranh.) |
Action Verb |
Sau động từ look (nhìn, trông) không nêu một tính chất hay một tên gọi khác của chủ ngữ. |
He is the best soccer player in the world. (Anh ấy là cầu thủ bóng đá giỏi nhất thế giới) |
Linking Verb |
Sau động từ is là tên gọi khác của chủ ngữ: the best soccer player in the world (cầu thủ bóng đá giỏi nhất thế giới). |
She was great in her new performance. (Cô ấy đã rất tuyệt trong buổi biểu diễn mới của mình.) |
Linking Verb |
Sau động từ was là một tính chất của chủ ngữ: great in her new performance (rất tuyệt trong buổi biểu diễn mới). |
He seems confused. (Anh ấy có vẻ bối rối.) |
Linking Verb |
Sau động từ seem là một tính chất của chủ ngữ: confused (bối rối). |
They tasted the pizza. (Họ nếm thử bánh pizza.) |
Action Verb |
Sau động từ taste không nêu một tính chất hay tên gọi khác của chủ ngữ. |
The pizza tasted good. (Bánh pizza ngon.) |
Linking Verb |
Sau động từ taste là một tính chất của chủ ngữ: good (ngon) |
That sounds fantastic. (Điều đó nghe có vẻ tuyệt vời.) |
Linking Verb |
Sau động từ taste là một tính chất của chủ ngữ: good (ngon) |
This piano sounds awful. (Piano này có âm thanh thật khủng khiếp.) |
Linking Verb |
Sau động từ taste là một tính chất của chủ ngữ: good (ngon) |
He grew tired of running. (Anh bắt đầu mệt mỏi vì chạy.) |
Linking Verb |
Sau động từ grow là một tính chất của chủ ngữ: tired of running (mệt mỏi vì chạy) |
Bài 2: Dựa vào chức năng của động từ chính (phần được gạch chân) trong câu (Linking Verb hay Action Verb), lựa chọn điền tính từ hay trạng từ vào chỗ trống.
1. The soup tastes (delicious/deliciously) |
Súp có vị ngon |
|
2. The soup is hot. He is tasting it (careful/carefully). |
Món súp này nóng. Anh ấy đang nếm nó cẩn thận. |
|
3. She looked (anxious/anxiously) when hearing the news. |
Cô ấy trông lo lắng khi nghe tin. |
|
4. She looked (anxiously/anxious) into the street when hearing the news. |
Cô ấy lo lắng nhìn ra đường khi nghe tin. |
|
5. He grew more (mature/maturely) after leaving university. |
Anh ấy trở nên trưởng thành hơn sau khi rời trường đại học. |
|
6. The economy is growing (rapid/rapidly). |
Nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. |
|
7. She turned the wheel (quick/quickly) to the left. |
Cô ấy đánh vô lăng nhanh sang trái. |
|
8. The weather usually turns (cold/coldly) in December. |
Thời tiết thường chuyển lạnh vào tháng 12. |
|
9. She appeared (regular/regularly) on TV. |
Cô ấy xuất hiện thường xuyên trên TV. |
|
10. She appeared (pale/palely) when she received the result. |
Cô ấy nhìn xanh xao khi nhận được kết quả. |