WORKSHOP: MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HIỂU HỌC VIÊN HƠN - TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH | IZONE

WORKSHOP: MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HIỂU HỌC VIÊN HƠN – TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH

Buổi đào tạo nhân sự giảng dạy nội bộ của IZONE với chủ đề  “MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HIỂU HỌC VIÊN HƠN: TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH” đã diễn ra vào Thứ 7 ngày 26/9/2022 với  đông đảo nhân sự IZONE tham dự. 

Chương trình có sự tham gia của hai khách mời Giảng viên Nguyễn Thu Thủy – Giảng viên IZONE IELTS, Thạc sĩ về phương pháp giảng dạy (MTESOL) liên kết với trường đại học Canberra – Úc và anh Phạm Hồng Long – Giám đốc đào tạo IZONE, trình độ chuyên môn 8.5 IELTS và tốt nghiệp tại  Đại học Monash – Úc đã diễn ra rất thành công.

Với sự dẫn dắt của hai khách mời, các Giảng viên đã cùng nhau thảo luận sôi nổi về những phương pháp để tối ưu hóa chương trình dạy học ở IZONE. Buổi Chuyên đề giảng dạy đã giúp mọi người hiểu và áp dụng đúng được giáo trình mình đang sử dụng, hiểu đối tượng học viên ở các trình độ khác nhau cần gì cũng như cung cấp các bài giảng/lựa chọn tài liệu/phương pháp giảng dạy phù hợp.

Đây cũng là sự kiện định kỳ của IZONE IELTS để giúp các giảng viên, cán bộ có cơ hội giao lưu, chia sẻ kiến thức chuyên môn xoay quanh vấn đề Dạy và Học. Từ đó, nâng cao kỹ năng chuyên môn của từng cá nhân và cả tập thể để chất lượng giảng dạy của IZONE ngày càng đi lên.

Chương trình được chia ra thành 6 câu hỏi tình huống để các giảng viên có thể tương tác và bàn luận với nhau. Mở đầu buổi thảo luận, chị Quỳnh – một giảng viên kỳ cựu của IZONE đã dẫn dắt mọi người tới một khái niệm mới là “teaching belief”. Nói về những “teaching belief”, chị Quỳnh chia sẻ : Là người có kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo, nhưng khi chị thảo luận mọi người thì chị nhận ra mình có rất nhiều những teaching belief, đó là những điều mình tin là như vậy nhưng thực ra giảng viên khác hoặc học viên họ không nghĩ vậy. Ví dụ về một teaching belief là: “Càng nhiều hoạt động thì học viên sẽ càng hứng thú với lớp học, điều đó có đúng không?” hoặc là “Nên giảng dạy bằng tiếng Anh hay tiếng Việt?” . Có rất nhiều những câu hỏi nhỏ như vậy sẽ dẫn đến một cái gọi là Science of Learning (Khoa học về việc học), và khi học học viên học hiệu quả, thì đó mới là cái cốt lõi mà mình theo đuổi. 

CÂU HỎI THẢO LUẬN SỐ 1

Trong câu hỏi này, có 60% giảng viên trả lời có và 40% giảng viên cho rằng không nên dịch ra Tiếng Việt.  

Ý kiến của group 1: Chúng mình cho rằng nên dịch ra Tiếng Việt. Và cụ thể là sách giáo khoa nên dịch, sách bài tập thì không cần dịch.

Ý kiến của group 6: Chúng mình đồng ý với nhóm 1, nên nên tập trung vào ngữ pháp, có thể khiến học viên gần gũi hơn với Tiếng Anh khi dạy bằng Tiếng Việt, 

Chia sẻ từ anh Long: Anh đồng ý rằng sách giáo khoa nên dịch sẵn ở trên lớp. Để học viên tiến bộ được, thì mình nên đặt bản thân mình vào một vùng không thoải mái lắm. Tùy vào trình độ của học viên của mình, nên có một giáo trình chung. Và khi mình giảng dạy, mình sẽ điều chỉnh để giáo trình dễ hơn hoặc khó hơn cho học viên của mình. 

Để bàn luận vấn đề trong môi trường có kiểm soát và không có kiểm soát, khi các bạn gửi cho học viên một tài liệu nào đó thì đây là môi trường không có kiểm soát. Môi trường online là môi trường khó kiểm soát hơn so với môi trường offline. Khi mình học offline, thì tất cả học viên đều ngồi chung vào cùng một không gian và mình kiểm soát được các học viên tập trung vào bài giảng của mình và không làm việc riêng; còn trong môi trường online chúng ta không thể kiểm soát được học viên đang làm gì trong giờ học, đặc biệt khi đến phần nào khó hiểu, rất dễ để học viên sao nhãng. Trong môi trường không kiểm soát của online, việc đặt ra deadline và gửi tài liệu cho học viên có thể gây ra sự nản cho học viên, nên anh sẽ khuyến khích việc làm những gì dễ nhất cho mình. Mình nên tránh những việc có nhiều rào cản. Còn trong môi trường offline, mình có thể tác tác động vào tinh thần  học viên. Theo anh là trình độ từ sơ sinh đến 4.0-5.0 thì nên có dịch, còn các trình độ cao hơn thì có thể không cần dịch. 

Chia sẻ của chị Thủy: Trong quá trình làm giáo án, để hỗ trợ học sinh học ở nhà, chúng mình luôn có sự giải thích kỹ càng về phần bài tập về nhà sau khi học sinh đã làm bài xong. Bằng cách đó, chúng ta có thể hỗ trợ học sinh hiểu bài nhiều nhất có thể. 

CÂU HỎI THẢO LUẬN SỐ 2 

Chia sẻ từ Group 2: Nhóm mình đều dạy khóa mục tiêu 4.0 – 5.0 nên khá đồng thuận ý kiến về tình huống này. Các khóa học chúng mình dậy đều có học viên có trình độ cơ bản về tiếng Anh. Chúng mình cùng thống nhất chọn lối đi A, tức là học ngữ pháp và từ vựng rồi áp dụng luôn vào phần Speaking. Cái việc này sẽ có nguy cơ là một số nhỏ các học viên không theo kịp sẽ hơi bị đuối hơn trong lớp. Nhưng sẽ đảm bảo bảo việc học viên có thể áp dụng luôn kiến thức đã học vào phần nói mà không phải đợi đến nửa cuối của khóa học. 

Chia sẻ của chị Thủy: Mình đồng tình với nhóm 2 và phương pháp giảng dạy này cũng phù hợp với các giáo trình giảng dạy của IZONE, dù cho là ở khóa Sơ Sinh. Bản thân mình cũng tin rằng nếu không áp dụng luôn thì tỉ lệ học viên sẽ quên từ vựng và ngữ pháp. Việc áp dụng trực tiếp này sẽ như một phương pháp để biến những kiến thức đã học thành của mình, thay vì chỉ hấp thụ kiến thức trên giấy. 

Chia sẻ của anh Long: Như những chiếc ô tô, mỗi loại xe có một cơ chế hoạt động khác nhau, phương pháp giảng dạy cũng thế. Mỗi một nhóm học viên sẽ có những cách khác nhau để thu nạp kiến thức. Thế hệ hiện tại được tiếp xúc với tiếng anh nói từ rất sớm, chứ không như thế hệ trước. Việc nói là một phản xạ, khi ta lặp lại một hành động đủ nhiều thì sẽ hình thành nên một phản xạ, vậy nên phần nói luôn được đi kèm trong giáo trình giảng dạy của IZONE. Mục đích là để học viên tập có những phản xạ về việc nói tiếng anh, đồng thời áp dụng ngữ pháp vừa được học. 

CÂU HỎI THẢO LUẬN SỐ 3

Chia sẻ của Group 3: Nhóm mình có chia ra theo trình độ của học viên. Nếu trình độ thấp, mình sẽ tập trung vào chỉnh sửa từng lỗi một trong mỗi tiết dạy. Bằng cách đó, học viên sẽ  không bị ngợp kiến thức. Còn với học viên trình độ cao hơn, chúng mình sẽ ưu tiên tập hợp nhiều lỗi cùng một buổi. Chúng mình nhận ra rằng càng lên cao, học viên lại có xu hướng mong muốn được tiếp xúc với những kiến thức thử thách hơn, việc sửa nhiều dạng lỗi sai trong cùng một buổi sẽ giúp học viên khái quát kiến thức hơn.

LỜI KẾT 

Qua buổi workshop, các giảng viên của IZONE đã có cơ hội được bàn luận nhóm, chia sẻ ý kiến kiến cá nhân cũng như được lắng nghe quan điểm khác nhau từ những giảng viên khác. Sự kiện là một cơ hội rất tốt để cho mọi người tham gia có thêm kiến thức về các chủ đề chính sau: 

  • Hiểu và áp dụng đúng được giáo trình mình đang sử dụng
  • Hiểu đối tượng học viên ở các trình độ khác nhau cần gì
  • Cung cấp các bài giảng/lựa chọn tài liệu/phương pháp giảng dạy phù hợp