Hướng dẫn sử dụng Zoom từ A đến Z để dạy học trực tuyến hiệu quả
Trong bài viết lần này, Giảng Viên Trần Minh Ánh – Giảng Viên IELTS của trung tâm IZONE sẽ chia sẻ hướng dẫn sử dụng Zoom để dạy học trực tuyến hiệu quả
Zoom Meeting là một phần mềm họp trực tuyến phổ biến nhất hiện nay bởi cuộc gọi chất lượng cao đi cùng với cách thức sử dụng dễ dàng. Lượt tải về Zoom Meeting được lọt vào top 1 ngay sau khi đợt dịch Covid-19 diễn ra, vượt qua hai phần mềm video call của Microsoft là Microsoft Teams và Skype. Hãy cùng IZONE tìm hiểu cách sử dụng Zoom Meeting ngay bây giờ thôi.
I. Hướng dẫn sử dụng Zoom cơ bản
1. Hướng dẫn tạo và chia sẻ lớp học Zoom
Bước 1: Mở ứng dụng Zoom trên điện thoại, máy tính. Tại đây, bạn sẽ thấy 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học đó là:
- New Meeting: Tạo phòng họp, phòng học mới.
- Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác.
- Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.
- Share Screen : Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.
Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom, giáo viên/chủ phòng nhấn vào New Meeting.
Bước 2: Tiếp theo, để mời học sinh, sinh viên tham gia phòng học, bạn nhấn vào Participants. Sau đó 1 cửa sổ sẽ hiện ra, bạn chọn Invite ở góc bên dưới.
Bước 3: Nhấn vào Copy Invite Link để gửi link phòng học hoặc chọn Copy Invitation để gửi toàn bộ thông tin bao gồm link phòng, mã ID phòng, password cho những người bạn muốn mời học tham gia.
2. Các chức năng cơ bản
Sau khi tạo và vào được phòng học, bạn sẽ thấy giao diện phòng học với các tính năng chính ở thanh menu phía dưới như:
- Mute: Bật/Tắt mic trên Zoom.
- Start Video: Bật/Tắt camera/webcam.
- Security: Thiết lập các tính năng bảo mật như: bật phòng chờ để duyệt vào phòng, cho phép người tham gia có thể chia sẻ màn hình hoặc chat.
- Manage Participant: Quản lý người tham gia phòng học.
- Share Screen: Chia sẻ màn hình.
- Chat: Gửi tin nhắn.
- Record: Ghi lại video buổi học trên Zoom.
- Reactions: Gửi biểu tượng cảm xúc.
- End Meeting: Kết thúc buổi học.
2.1. Hướng dẫn chia sẻ màn hình trong Zoom
Có thể nói, chức năng Chia sẻ màn hình này đóng vai trò tương tự như một chiếc máy chiếu trong lớp học offline và cần được các giáo viên sử dụng nhiều nhất khi giảng dạy trong lớp học, vì thế tất cả các giáo viên đều nên thuần thục cách sử dụng chức năng này.
Bước 1: Tại giao diện chính của phòng học, giáo viên/chủ phòng nhấn vào nút Share Screen ở thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.
Khi đó, trong phần Basic hiển thị tất cả các màn hình ứng dụng, trình duyệt mà máy tính bạn đang mở. Bên dưới có 2 tùy chọn gồm:
- Share Computer Sound: Nếu bạn chọn tùy chọn này, mọi âm thanh phát ra từ máy tính sẽ được chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến.
- Optimize screen sharing for video clip: Nếu bạn chọn tùy chọn này, bạn có thể chia sẻ một video clip ở chế độ toàn màn hình, để người tham gia có trải nghiệm chất lượng tốt hơn, nhất là khi vấn đề về đường truyền có thể xảy ra. (chú ý chỉ chọn tuỳ chọn này nếu bạn muốn chia sẻ màn hình một video clip, vì nó sẽ làm mờ màn hình bạn đang chia sẻ.)
Sau khi chọn xong màn hình muốn chia sẻ, bạn nhấn nút Share phía dưới để bắt đầu chia sẻ màn hình.
Ngoài ra trong giao diện chọn chia sẻ màn hình khi nhấn vào Advanced sẽ có tùy chọn chia sẻ nâng cao.
- Portion of Screen: Chọn màn hình cụ thể để chia sẻ.
- Computer Sound Only: Chia sẻ chỉ âm thanh trên máy tính.
Tại phần Files, bạn có thể lựa chọn chia sẻ màn hình các file mà bạn lưu tại dịch vụ lưu trữ đám mây như: Google Drive, Microsoft One Drive, Dropbox,…. Chúng ta đăng nhập dịch vụ để chia sẻ.
Bước 3: Sau khi chọn xong màn hình muốn chia sẻ, bạn sẽ thấy giao diện một thanh menu với các tính năng như:
- Join Audio: Bật/Tắt âm thanh chia sẻ.
- Stop Video: Bật hoặc dừng video.
- Manage Participants: Xem hoặc quản lý người tham gia (nếu bạn là chủ phòng).
- New Share: Chọn chia sẻ màn hình mới.
- Pause Share: Tạm dừng chia sẻ màn hình hiện tại của bạn. Tính năng này giúp ích trong những tình huống có thể phát sinh khi đang chia sẻ màn hình (chẳng hạn như đang chia sẻ nhưng cần trả lời tin nhắn riêng tư)
- Annotate: Hiện thanh công cụ vẽ lên giao diện màn hình chia sẻ.
- More: Mở menu tùy chọn.
Với tính năng Annotate, ta có thể chèn chữ (text), vẽ (draw), đóng dấu 1 số ký hiệu lên màn hình (stamp), làm nổi bật một phần trên màn hình (spotlight), xoá phần mình muốn (eraser), chỉnh sửa định dạng (format), các thao tác khôi phục (undo, redo), hoặc lựa chọn dọn sạch màn hình (clear).
Các thao tác đa dạng tiện lợi cho việc ghi chú, trao đổi thông tin và nhiều hoạt động tương tác khác của cả giáo viên và học viên lên màn hình trong quá trình học.
Lưu ý: Giáo viên cũng có thể cho các học viên quyền share màn hình để tiện cho quá trình học (học viên có thể chia sẻ bài làm, thuyết trình, chia sẻ thắc mắc,…) bằng cách nhấp vào nút Bảo mật (Security), sau đó chọn tùy chọn Chia sẻ màn hình (Share Screen)
2.2. Thao tác với tính năng Security
- Lock Meeting: Không cho ai tham gia cuộc họp nữa
- Enable Waiting room: Cho phép người tham gia ở phòng chờ
- Hide profile pictures: ẩn ảnh hồ sơ người tham gia
- Allow Participants to: Cho phép người dùng
- Share screen: Chia sẻ màn hình
- Chat: Trò chuyện trong phòng
- Rename themselves: chủ động đổi tên
- Unmute themselves: Chủ động tắt/mở mic
- Start Video: mở Video
- Suspend Participant Activities: Ngưng toàn bộ các hoạt động của người tham gia
2.3. Thao tác với bảng chat
Các giáo viên/chủ phòng có thể chat với học viên qua ô chat:
Các tuỳ chọn mà giáo viên có thể cài đặt cho mình và các thành viên tham gia lớp:
• Lựa chọn chat với 1 người cụ thể hoặc cả lớp
• Cho phép học viên chat Private với nhau
• Save lại đoạn chat trong thư mục Documents của máy.
Ngoài ra, giáo viên còn có thể gửi tệp đính kèm vào ô chat, bằng cách ấn vào biểu tượng tệp:
2.3. Thao tác với bảng participants
Bạn Click vào drop-down menu ở góc trái của sổ Participants chọn Close để tắt hoặc Pop Out để tách cửa sổ ra khỏi cửa sổ Meeting.
- Hiện danh sách những người đang trong lớp
- Hiện những người đang Raise Hand, Yes, No,… Trong một lớp học online, các học viên thường phải phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra để có thể hiểu bài và nắm được nội dung bài học.
Chức năng Raise Hand là một chức năng tiện lợi (học viên không cần “giơ tay” thật sự) giúp các học viên xung phong trả lời và đặt câu hỏi xây dựng bài và học tập hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể đưa chuột sang phải tên thành viên để thêm options.
- Kick participants
- Đổi tên participants
- Cho làm Co-host – nếu lớp có trợ giảng/lớp trưởng – giáo viên có thể cho trợ giảng/lớp quyền làm co-host tiện trong quá trình quản lý lớp
Một số tính năng khác có thể thực hiện với bảng Participants:
– Ask All to Unmute: yêu cầu tất cả bật mic – giáo viên có thể sử dụng chức năng này khi muốn cả lớp cùng phát biểu, chẳng hạn như khi hỏi ý kiến một vấn đề, cho học viên tham gia trò chơi, tạo tinh thần sôi động cho lớp,…
– Mute All Upon Entry: tắt âm của tất cả khi vào lớp/cuộc họp
– Play Join and Leave sound: bật âm thanh khi có người tham gia và rời khỏi lớp/cuộc họp
– Lock Meeting: khoá lớp học/cuộc họp
– Allow Participants to: Cho phép người dùng
Unmute themselves: Chủ động tắt/mở mic
Rename: đổi tên
Start Video: bật video – các giáo viên nên yêu cầu học viên bật video trong lúc giảng dạy – điều này sẽ giúp học viên tập trung hơn vào bài học và giáo viên cũng có thể quan tâm tới các học viên kỹ hơn.
II. Hướng dẫn sử dụng Zoom nâng cao
1. Hướng dẫn đặt lịch tạo lớp học trên Zoom
Nếu các bạn cảm thấy việc tạo Meeting mới và gửi lại cho học viên mỗi buổi học quá phiền phức, IZONE xin hướng dẫn cách tạo cuộc họp với đường liên kết cố định như sau:
Bước 1: Tại giao diện chính của ứng dụng, bạn hãy nhấn vào mục Schedule.
Bước 2: Tiếp theo, xuất hiện cửa sổ sẽ hiển thị các thông tin để bạn cài đặt. Trong phần Topic, bạn nhập tên phòng học. Trong phần Start, bạn chọn ngày, thời gian bắt đầu buổi học. Ở phần Duration, bạn chọn thời gian diễn ra buổi học.
Lưu ý: Nếu bạn dùng tài khoản miễn phí, bạn chỉ có thể cài đặt thời gian tối đa là 40 phút mỗi buổi với 3 người trong phòng học. Bạn có thể nâng cấp lên tài khoản Pro để gia tăng thời gian mỗi buổi và số lượng người tham gia.
Nếu không cần đặt khoảng thời gian cố định của cuộc họp, bạn có thể chọn tuỳ chọn “recurring meeting”
Trong phần Meeting ID, bạn có thể chọn Personal Meeting ID ngẫu nhiên mà ứng dụng cấp cho bạn > Đặt lại password để dễ nhớ. Hoặc các bạn có thể chọn chức năng Waiting Room (phòng chờ) sẽ cho học viên vào 1 phòng chờ, giáo viên sẽ chấp nhận học viên mới vào lớp, tuy nhiên cách này sẽ có thể gây mất thời gian và học viên sẽ gặp khó khăn khi vào phòng.
* Lưu ý: Các giáo viên bắt buộc cần lựa chọn 1 trong 3 options trong Security.
Trong phần Calendar, bạn sẽ chọn 1 ứng dụng lịch để đặt hẹn thời gian diễn ra buổi học.
Cuối cùng, với phần Advanced Options, các giáo viên có thể lựa chọn:
- Allow participants to join anytime: Trong trường hợp host chưa vào, participants (thành viên) vẫn có thể vào phòng.
- Mute participants upon entry: Tự động tắt tiếng cho người dùng khi họ vào phòng
- Automatically record meeting: Cuộc họp sẽ tự động được ghi ở máy tính đã đăng nhập Zoom trước đó (Locally). Nếu là tài khoản Zoom Pro, giáo viên có thể lưu trữ trên Cloud (In the cloud). Việc recording này sẽ tiện cho việc học viên nghỉ học hay có nhu cầu có thể xem lại. học viên có thể nghe lại bài giảng qua đường liên kết chứa video sau khi ghi hình lại mà giáo viên chia sẻ.
- Approve or block entry for users from specific countries/regions: chấp thuận hoặc chặn sự gia nhập của người dùng từ một số đất nước/vùng miền cụ thể.
2. Hướng dẫn sử dụng Zoom Meeting về các tính năng nâng cao trong phòng họp
Trong phần này, IZONE hướng dẫn cho các giáo viên 2 tính năng chính liên quan tới Video và Micro như lọc âm thanh, chỉnh sửa nền (virtual background),...
- Chỉnh sửa hình nền video (Virtual Background) – Video
Giao diện chỉnh sửa video khá đơn giản, chỉ gồm các phần:
- Select a Camera: Chọn Camera để phát hình ảnh. Bạn có thể kết nối các camera ngoài để chọn, phát hình ảnh có độ phân giải cao hơn.
- Choose Virtual Background:
Các giáo viên và học viên sẽ có thể chỉnh sửa phông nền phía sau để che giấu các bối cảnh lộn xộn, không phù hợp ở phía sau. Ngoài ra, khi có sự kiện cho cả lớp (ví dụ ngày lễ tết, kỉ niệm,…) mọi người trong lớp có thể sử dụng virtual background để cài chung một phông nền, tạo tinh thần cho sự kiện
- Choose Virtual Background: Bạn có thể chọn sẵn các ảnh ở phía dưới của Zoom có sẵn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng ảnh động hoặc thêm ảnh khác bằng dấu cách nhấp vào dấu cộng.
- I have a green screen: Sau khi bạn tích vào, Zoom sẽ tự động phân tích và thay đổi các hình ảnh màu xanh lá cây thông qua video thành hình nền mới.
- Mirror my video: Lật video đang quay theo chiều thuận của bạn. Hay nói cách khác, để cho hình ảnh đang phát giống như bạn đang soi gương.
- Choose Video Filter: chọn bộ lọc. Trong lớp học, tránh dùng những bộ lọc gây xao nhãng (chó mèo,…)
- Video Settings: cài đặt Video, các giáo viên có thể nhấn vào đây để thực hiện các thao tác cài đặt video, bao gồm cả thay nền và thay bộ lọc
- Chỉnh sửa âm thanh, lọc âm thanh – Micro
Tương tự như phần video, bạn sẽ thấy giao diện phần micro nằm ở mũi tên cạnh nút “unmute/mute”, gồm các phần:
- Select a Microphone: Chọn mic dùng để thu giọng, trò chuyện.
- Select a Speaker: Chọn loa để phát âm thanh
- Test speaker & Microphone: Kiểm tra lại âm thanh. Tại đây bạn sẽ nói thử, và Zoom sẽ thu và phát lại lời bạn vừa nói. Nếu bạn không nghe được hoặc nghe chập chờn thì do loa hoặc mic bạn bị hỏng, hoặc kết nối chưa chính xác.
- Switch to Phone Audio: Nếu bạn đang dùng cả điện thoại lẫn máy tính, bạn có thể nhấp vào đây để sử dụng micro điện thoại.
- Leave Computer Audio: Bỏ kết nối micro, loa với máy tính. Tức không sử dụng mic hay loa để nghe và nói chuyện cuộc họp nữa.
- Audio Settings:
- Tại đây, bạn sẽ có thể chỉnh sửa cụ thể các chức năng trên một lần nữa chi tiết hơn. Đồng thời cài đặt mặc định cho lần sau kết nối cuộc họp.
- Phần advanced giúp bạn có thể chỉnh sửa các tuỳ chỉnh nâng cao. Ví dụ như lọc âm khi nói, giảm tiếng ồn, giảm vang,.. Đây là các bước giúp bạn chỉnh sửa
Bước 1: Nhấn vào Advanced
Bước 2: Phần Echo Cancellation đổi từ Auto sang Aggressive
3. Hướng dẫn sử dụng các tính năng của tài khoản Zoom Pro
Zoom Meeting Pro hay Zoom Pro (bản trả phí) có thời gian họp không giới hạn, với cuộc họp lên đến 100 người tham gia, cùng một số tính năng chỉ có ở Zoom Pro sẽ hỗ trợ các giáo viên quản lý lớp học một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Nếu có điều kiên, các giáo viên nên nâng cấp từ Zoom Meeting Basic lên Zoom Pro để tận dụng các tính năng này.
3.1. Breakout rooms
3.1.1. Breakout Rooms (Chia nhỏ phòng họp) là gì?
Tính năng chia nhỏ phòng họp này của Zoom giúp bạn có thể phân người tham dự trong phòng chính thành các nhóm nhỏ trong cuộc họp. Giáo viên (host) có quyền sắp xếp từng người tham gia cuộc họp vào phòng ngẫu nhiên hoặc theo ý muốn. Tính năng này có thể bật tắt bất cứ lúc nào theo ý muốn của giáo viên.
Breakout rooms sẽ tiện lợi cho các hoạt động luyện nói/thảo luận nhóm vì khi các học viên được phân vào các phòng riêng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các nhóm khác, học viên có cơ hội thảo luận với nhau thay vì chỉ nghe giảng từ giáo viên
Hạn chế: Đối với tính năng ghi lại cuộc họp thì sẽ bị giới hạn. Vì tính năng ghi hình chỉ ghi lại màn hình của Host. Tức các cuộc họp nhỏ sau khi chia tách phòng mà không có host thì sẽ không được ghi lại. Vì vậy cuộc họp của những phòng nhỏ sẽ phải ghi lại thủ công. Sau đó, người ghi lại cuộc họp gửi lại bản ghi cho Host.
Bổ sung – nói qua 1 chút về việc breakout room tiện rao sao cho các hoạt động luyện nói/thảo luận nhóm ….
3.1.2. Kích hoạt tính năng Breakout Rooms
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của bạn trên bản web Zoom.
Bước 2: Ở phần Account Management, nhấp vào Account Settings ( với tư cách là người quản trị (admin)). Còn nếu bạn là người dùng (user) thì chọn Settings.
Bước 3: Tại phần In Meeting (Advanced), tìm mục Breakout Rooms và bật lên. Nếu cần gạt hiển thị màu xanh như dưới tức là bạn đã bật tính năng lên.
Vậy là bạn có thể mở phòng họp Zoom lên để trải nghiệm sử dụng.
3.1.3. Sử dụng Breakout Rooms
Bước 1: Chọn Breakout Rooms
Bước 2: Chọn số phòng và cách sắp xếp thành viên:
- Assign automatically: chia thành viên ngẫu nhiên
- Assign manually: Tự xếp thành viên vào các phòng
- Let participants choose room: Để các thành viên chọn phòng
Khuyến khích giáo viên sử dụng Automatically khi lớp đông. Giáo viên cân nhắc size lớp và chọn số lượng phòng.
Bước 3: Phân học viên vào các phòng
- Click Assign phía bên phải phòng mình muốn xếp học viên vào.
Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh chọn số lượng trong phòng quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số học viên bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận
Giáo viên nên phân các học viên có khoảng trình độ tương đồng nhau vào cùng một phòng để thảo luận một cách tốt nhất. Trình độ quá chênh lệch sẽ gây ra sự chán nản cho học viên, do các học viên yếu dễ cảm thấy bị lấn át bởi các bạn giỏi hơn.
- Để xếp học viên vào phòng cần tick vào ô bên cạnh tên của học viên đó
Giáo viên có thể chuyển học viên chưa được assign phòng vào 1 phòng; chuyển học viên từ phòng này sang phòng khác; trao đổi học viên 2 phòng.
o Move to (participant): Chuyển thành viên tới phòng khác.
o Exchange (participant): Trao đổi thành viên 2 phòng.
o Delete Room: Xóa phòng.
o Recreate: Xóa các phòng hiện có và phân lại các thành viên vào phòng.
o Add a Room: Thêm phòng.
Giáo viên còn có thay đổi một số cài đặt của Breakout Rooms trước khi mở phòng:
- Allow participants to choose room: cho phép thành viên chọn phòng
- Allow participants to return to the main session at any time: cho phép thành viên trở về Main Room (phòng chính)
- Automatically move all assigned participants into breakout rooms: tự động đưa các thành viên vào breakout rooms (phòng nhỏ)
- Auto close breakout rooms after X minutes: thời lượng Breakout Rooms
- Countdown after closing breakout rooms: đếm ngược sau khi tắt Breakout Rooms.
Bước 4: Mở phòng
Sau khi mở phòng, giáo viên có thể vào từng phòng, kiểm tra hoạt động của các thành viên nhóm.
Giáo viên cũng có thể gửi tin nhắn đến với các học viên trong Breakout Rooms
Đây là 1 chức năng quan trọng khi giáo viên muốn nhắc học viên về (1) thời gian còn lại của hoạt động hoặc (2) các lưu ý trong lúc thực hiện hoạt động
– Nhấn vào biểu tượng Breakout Rooms
– Chọn Broadcast a message to all, nhập tin nhắn.
Sau khi kết thúc hoạt động, giáo viên có thể đóng các phòng lại và kết thúc Breakout Rooms.
3.2. Meeting Polls/Quizzes
Tạo Polls trên Zoom là một cách tuyệt vời để thu thập phản hồi của người tham gia, ở đây có thể là các học viên trong lớp của bạn. Bạn sẽ có thể mở khảo sát trong cuộc họp của mình và thu thập phản hồi từ những thành viên của bạn. Bạn cũng có thể tải xuống báo cáo thăm dò ý kiến sau cuộc họp.
3.2.1 Kích hoạt tính năng tạo Meeting Polls/Quizzes
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản của bạn trên bản web Zoom.
Bước 2: Ở phần Account Management, nhấp vào Account Settings ( với tư cách là người quản trị (admin)). Còn nếu bạn là người dùng (user) thì chọn Settings.
Bước 3: Tại phần In Meeting (Basic), tìm mục Meeting Polls/Quizzes và bật lên. Nếu cần gạt hiển thị màu xanh như dưới tức là bạn đã bật tính năng lên.
3.2.2. Sử dụng Meeting Polls/Quizzes
Bước 1: Đăng nhập vào cổng web Zoom.
Bước 2: Đi tới phần Meetings
và nhấp vào cuộc họp đã lên lịch của bạn.
Bước 3: Cuộn xuống dưới cùng để tìm tùy chọn Poll. Nhấp vào Create để bắt đầu tạo cuộc khảo sát.
Sau khi thêm Poll, trên thanh công cụ của giao diện chính của Zoom sẽ xuất hiện cuộc khảo sát đã tạo
Các giáo viên có thể nhấp vào Edit Poll để chỉnh sửa Poll của mình
Bước 4: Bắt đầu khảo sát bằng cách nhấn “Launch”
Bước 5: Kết thúc khảo sát
Kết thúc khảo sát bằng cách nhấn “End Poll”
Sau đó bạn có thể lựa chọn “Re-launch Poll” (mở lại khảo sát), “Download Results” (tải về kết quả), “View Results from Browser” (xem kết quả trên trình duyệt) hoặc “Share Results” (chia sẻ kết quả khảo sát với người tham gia)
III. Các câu hỏi thường gặp
1. Học viên không tham gia được buổi học
- Trên di động: Học viên tải app về trước, nhấn trực tiếp vào đường link và cho phép truy cập vào Zoom
- Đăng nhập bằng ID: thử mật khẩu chữ số và mật khẩu chữ cái
Các bạn có thể tìm được đường liên kết để mời học viên, ID và Password lớp tại ở góc trên bên trái cửa sổ.
2. Không nghe được tiếng của người khác
Cách 1: Restart lại ứng dụng Zoom
Cách 2: Đối với giáo viên: Tạo meeting mới
Cách 3: Các bạn lựa chọn Speaker khác trong buổi họp: Click phím mũi tên bên cạnh Mute/Unmute → Select A Speaker
Khi các cách trên đều không hiệu quả các bạn có thể dùng thêm 1 thiết bị (điện thoại) để làm thiết bị truyền âm thanh.
3. Tiếng echo (tiếng vọng)
Vấn đề xảy ra khi sử dụng 2 thiết bị gần nhau hoặc dùng loa ngoài của máy tính -> âm thanh sẽ bị vọng từ loa và trong mic tạo ra echo
Xử lí: nếu có 2 thiết bị gần nhau (kết nối máy tính & điện thoại cùng 1 lúc) thì tắt loa 1 thiết bị, hoặc sử dụng tai nghe
4. Không bật được camera (Không lên hình)
Cách 1: Kiểm tra lại qua Settings của tài khoản
– Đăng nhập vào ứng dụng Zoom
– Nhấp vào hình đại diện góc màn hình bên phải => chọn Settings
– Chọn mục (biểu tượng) Video
– Thử và chọn Camera khác
Cách 2: Kiểm tra lại qua Video Settings trong cuộc họp
– Nhấn vào mũi tên cạnh biểu tượng máy quay Start Video / Stop Video.
– Thử và chọn camera khác
Cách 3: Kiểm tra các ứng dụng khác có sử dụng camera không.
Cách 4: Khởi động lại Zoom.
Cách 5: Uninstall Zoom và Install lại.
5. Zoom không có Breakout Rooms, Poll, Recording
Tính năng Breakout Zoom là tính năng chỉ có trên tài khoản Host Zoom Pro. Điều đầu tiên các bạn cần làm là kiểm tra xem tài khoản host Zoom Pro đang sử dụng có bị đăng xuất không (có thể bị đăng xuất do kết nối mạng không ổn, hoặc có người khác cố đăng nhập vào tài khoản các bạn đang sử dụng).
Nếu các bạn đã đảm bảo mình đang đăng nhập đúng tài khoản Zoom Pro, những vẫn chưa có các tính năng trên, các bạn có thể vào Settings kiểm tra lại xem đã kích hoạt chưa (xem lại mục 3.1.2. Kính hoạt tính năng Breakout Rooms và 3.2.1. Kích hoạt tính năng Meeting Polls/Quizzes)
6. Tìm Recording của buổi học
Cuộc họp sẽ tự động được ghi ở máy tính đã đăng nhập Zoom trước đó (Locally) với tài khoản Zoom Meeting Basic. Nếu là tài khoản Zoom Pro, giáo viên có thể lưu trữ trên Cloud (In the cloud).
a. Recordings lưu trên máy tính
- Vào phần Documents trên máy tính -> folder Zoom
- Hoặc truy cập theo đường link C:\Users\”Tên_thiết_bị”\Documents\Zoom
b. Recordings lưu trên Cloud (với tài khoản Pro)
– Đăng nhập tài khoản Zoom trên website -> vào phần Recordings ở cột bên trái
– Danh sách các Recordings sẽ hiện ra ở giữa
7. Mute nhanh học viên
Cách 1. Cách truyền thống: Mọi người có thể vào Manage Participants, chọn học viên mọi người mute/unmute.
Cách 2. Hoặc nhanh hơn: Nhấn tổ hợp phím Cmd+Ctrl+M (macOS) hoặc Alt+M (Windows). Cách này sẽ mute toàn bộ các participants còn đang mở mic (trừ Host).
Trong quá trình học qua zoom, học viên thường cần tắt mic để tránh các tạp âm, ảnh hưởng tới chất lượng lớp học.
Đôi khi có thể các bạn bật mic để phát biểu sau đó quên tắt, các giáo viên có thể chủ động mute nhanh bằng 2 cách này.
Trên đây là bài viết của Giảng viên Trần Minh Ánh về hướng dẫn sử dụng Zoom khi dạy học trực tuyến. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.