Buổi khai giảng: Tạo ấn tượng tích cực | IZONE

Buổi khai giảng: Tạo ấn tượng tích cực

I. Buổi khai giảng: Tạo ấn tượng tích cực

Để có thể quản lý lớp học hiệu quả hơn cũng như hỗ trợ các bạn học viên trong quá trình học tập một cách tối ưu nhất, ngay từ những buổi đầu tiên, để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa thầy và trò trong lớp học, từ buổi học đầu tiên, giáo viên cần tạo một ấn tượng tích cực trong mắt học viên của mình. 

Sau đây là những gợi ý của IZONE giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi hơn với lớp học của mình.

II. Hình ảnh của giảng viên

1. Đến lớp sớm

Việc đến lớp sớm hơn so với học sinh giúp giúp giáo viên có đủ thời gian để chuẩn bị chỉnh chu và sẵn sàng tương tác thỏa mái với các học viên khi họ đến. Ngoài ra việc đến lớp sớm còn giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị hỗ trợ trong quá trình giảng dạy để tránh có sự cố ngay trong buổi đầu tiên. 

2. Hình ảnh cá nhân

2.1 Trang phục

Giáo viên hãy chọn những trang phục chỉnh chu, lịch sự có màu sắc nhã nhặn, đặc biệt dễ vận động để tiện trong quá trình giảng dạy và gây ấn tượng tốt với các học viên trong lớp.

2.2 Giọng nói, ánh mắt

Giáo viên cần biết cách bao quát lớp học, đặc biệt là quan sát một lớp học có nhiều học viên để đảm bảo các học viên đều được quan tâm trong lớp học ngay từ buổi học đầu tiên. Việc bao quát được lớp học không những giúp giáo viên gây được thiện cảm trong mắt học viên, còn có thể giúp học viên có nhiều động lực hơn khi đến lớp cũng như giáo viên có thể quản lý lớp học một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. 

2.3 Năng lượng

Trong buổi học đầu tiên, giáo viên nên thể hiện năng lượng tích cực thông qua thái độ và hành động của mình trong suốt quá trình giảng dạy, điều này sẽ giúp không khí của lớp học sôi động hơn, từ đó các học viên cũng sẽ cởi mở hơn trong quá trình trao đổi thông tin và học tập sau đó. 

2.4 Giới thiệu bản thân một cách hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ thoải mái của giáo viên, bạn có thể xem xét chia sẻ sở thích và những thứ bạn yêu thích, và cách bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn chọn và trong giảng dạy. Việc chia sẻ với các học viên về những câu chuyện “ngoài lề” của bản thân trong buổi đầu tiên khi học viên chưa biết điều gì về bạn và bạn cũng chưa quan sát đủ nhiều về học sinh sẽ khiến các em có tâm lý thoải mái hơn và dễ dàng cởi mở hơn khi chia sẻ về bản thân và kỳkì vọng về khóa học và thậm chí còn có tác dụng lâu dài khi học tập các em có thể chủ động không ngần ngại hỏi lại kiến thức nếu chưa hiểu. 

Để chia sẻ về bản thân một cách hiệu quả, giáo viên hãy sử dụng ngôn ngữ thân thiện nhất có thể và có thể sử dụng slide hỗ trợ.

Tuy nhiên, khi chia sẻ về bản thân, giáo viên cũng hãy đưa ra một vài giới hạn nhất định về lượng thông tin bạn có thể chia sẻ với học sinh, bởi việc chia sẻ quá nhiều đôi khi mang tác dụng ngược lại. Ví dụ, nếu bạn chia sẻ với học sinh đây là khóa học đầu tiên bạn dạy và bạn chưa từng dạy môn học hoặc khóa học này trước đây sẽ làm giảm uy tín của bạn. Bởi vậy, giáo viên cần tự tin với những kiến thức, kĩ năng bạn đã chuẩn bị. 

III. Mục tiêu của học viên

Sau khi giáo viên đã giới thiệu về bản thân, giáo viên cũng hãy thể hiện việc biết lắng nghe bằng cách trao đổi thông tin với học viên trong lớp về những thông tin cá nhân và tạo cơ hội để các bạn chia sẻ về kinh nghiệm học tập và kỳkì vọng về khóa học. Việc chia sẻ giúp học viên cảm thấy được lắng nghe, hơn nữa đây cũng có thể là một tư liệu tổng kết cuối khóa, đo mức độ tiến bộ và độ hài lòng của học viên. 

Trong quá trình trao đổi của học viên, giáo viên cần làm gương, lắng nghe một cách tỉ mỉ những thông tin học sinh chia sẻ để có thể có những quan sát ban đầu về học sinh và chủ động thay đổi phương pháp dạy học trong khóa học để mang lại hiệu quả cao nhất. 

1. Giới thiệu chương trình học và mục tiêu khóa học 

Giáo viên cần đưa ra những trọng tâm trong khóa học. Việc này sẽ giúp học viên nắm rõ ràng và chắc chắn hơn về nội dung khóa học hơn. 

Mô tả các kiến thức tiên quyết (nếu có) hoặc các kiến thức nền tảng cần có để học môn học của bạn. Điều này cũng giúp bạn có những sự hỗ trợ cần thiết cho các sinh viên còn chưa có đủ sự chuẩn bị cho môn học.

Sau đó giáo viên cần làm nổi bật các nội dung chính của khóa học (như tổng quan về hệ thống chuẩn đầu ra, các bài kiểm tra đánh giá, tiêu chí chấm điểm, kiến thức giảng dạy trọng tâm, vấn đề học tập trực tuyến, phân tích các giáo trình tham khảo).

Giáo viên có thể sẽ phải trả lời các câu hỏi của học viên về nội dung khóa học và các phần liên quan đến tổng quan khóa học. Điều này buộc học sinh phải chú ý hơn đến đề cương học phần và chuẩn bị cho sinh viên các câu đố như một hình thức học tập tương tác trong học phần của bạn. 

Giáo viên có thể cung cấp lời khuyên về cách thức học tập thành công trong khóa học của bạn. Nếu có thể, hãy minh họa lời khuyên của bạn với các bài tập hoặc kết quả học tập trước đây của học viên khóa trước.

Ví dụ với khóa học Sơ sinh của IZONE,  buổi đầu tiên giáo viên nên chỉ ra nội dung trọng tâm trong khóa học. Ví dụ giáo viên có thể miêu tả khóa học chú trọng đến 3 nền tảng của ngôn ngữ là : Ngữ pháp – học viên cần nắm được 9 hiện tượng ngữ pháp cơ bản như các thì, loại từ, trật tự từ,…, Từ vựng – học viên sẽ được học từ vựng nền tảng được chia thành 12 chủ đề, Phát âm – Tiếp cận cách phát âm qua các từ vựng trong bài, nghe, …Giáo viên cũng cần nói thêm với 3 trọng tâm nền tảng ngôn ngữ trên sẽ hỗ trợ thế nào với 4 kĩ năng Tiếng Anh. 

Sau đó, giáo viên khóa sơ sinh cần trình bày với học viên cấu trúc khóa học và có thể tương tác bằng cách đặt câu hỏi với học sinh xem liệu các bạn đã xem trước phần nội dung khung chương trình được gửi chưa. Giáo viên cầncầ giải đáp rõ thời gian học gồm bao nhiêu buổi, số lượng bài kiểm tra thế nào và những bài kiểm tra đó để làm gì. 

Bằng việc nhắc hệ thống hóa nội dung khóa học, giáo viên đã giúp học sinh hiểu hơn về mục đích của khóa học cũng như nắm được rõ các nội dung kiến thức cần phải nắm được trong khóa học.

IV. Phong cách giảng dạy

Giáo viên nên mô tả cụ thể phong cách giảng dạy và phương pháp dạy học của mình từ đầu để học viên có cái nhìn tổng quan hơn về giáo viên và khóa học.

Ví dụ giáo viên có thể chia sẻ mình hay đưa các ví dụ thực tế vào bài học để học sinh nắm thông tin nhanh hơn và có thể giáo viên hay gọi các bạn học viên một cách ngẫu nhiên phân tích kiến thức trong giờ học. Việc thông báo với học viên về phong cách giảng dạy sẽ giúp các bạn có cách tiếp cận kiến thức chủ động và đúng đắn hơn. 

V. Nội quy lớp học

Khi đưa ra nội quy của lớp học, giáo viên cần hệ thống từng mục và thống nhất nghiêm chỉnh chấp hành từ buổi đầu tiên để đảm bảo các em học sinh sẽ nghiêm túc và chấp hành quy định ngay từ đầu khóa.

1. Quy định đi học/đi học muộn

  • Đối với các lớp học online, giáo viên nên yêu cầu học sinh nếu xin nghỉ cần chủ động liên lạc với giáo viên hoặc lớp trưởng trước một ngày với lý do chính đáng cho việc nghỉ học. Hoặc nếu vào lớp muộn, cần chủ động xin phép giáo viên nếu không sẽ bị tính là nghỉ học hôm đó. Việc học online đôi khi khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc kiểm soát số lượng học sinh trong lớp của mình, nên ngay từ những buổi đầu, giáo viên cần đưa ra những quy định về việc đi học và đi học muộn một cách nghiêm túc.
  • Đối với các lớp học offline, giáo viên có thể đưa ra các mức phạt với trường hợp nghỉ học không xin phép và đi học muộn. 

2. Quy định về việc làm BTVN

Giáo viên nên chủ động đưa ra hạn nộp với bài tập để học sinh chủ động làm bài và nộp bài đầy đủ. Giáo viên cũng nên đưa ra quy định các mức thưởng, phạt đối với học sinh làm bài tập tốt và những bạn còn chưa nghiêm túc làm bài, nộp bài muộn hay không làm BTVN. 

Ví dụ các lớp học ở IZONE, Bài tập về nhà sẽ được giao trên Google Classroom, ngay từ buổi 1, giáo viên cần thống nhất với học viên bài tập về nhà sẽ có hạn nộp đến bao giờ để các bạn học sinh chủ động làm và nộp bài. Nếu nộp muộn cần nhắn với giáo viên hoặc lớp trưởng với lý do chính đáng còn không sẽ bị tính là không làm bài tập hôm đó. Các trường hợp nộp bài muộn không có lý do chính đáng hoặc không nộp bài sẽ bị phạt theo quy định. 

3. Quy định về việc bật camera/mic trong lớp học

Trong các lớp học online, để quản lý lớp học hiệu quả hơn, ngay từ buổi đầu giáo viên nên làm rõ các quy định về bật camera hay mic trong lớp học. Các em học sinh thường có xu hướng ngại bật camera vì “sợ bị các bạn khác nhìn” thì giáo viên có thể chủ động đưa ra lý do cụ thể hơn với việc bật Camera để giúp giáo viên biết được các bạn học sinh có đang tập trung trong giờ học hay không và còn để kiểm tra cách phát âm của các bạn để kịp thời chỉnh sửa. 

Việc làm rõ các quy định thưởng, phạt như vậy sẽ giúp học viên xác định được tinh thần học tập cũng như tuân theo kỉ luật của lớp học ngay từ đầu, vì vậy giáo viên có thể quản lý lớp học hiệu quả hơn.