Chuỗi Workshops Về Kỹ Năng Giảng Dạy 2022
WORKSHOP 1: TẠO TINH THẦN VÀ SỰ TẬP TRUNG TRONG LỚP HỌC ONLINE
Buổi đào tạo nhân sự giảng dạy nội bộ của IZONE với chủ đề “TẠO TINH THẦN VÀ SỰ TẬP TRUNG TRONG LỚP HỌC ONLINE” đã diễn ra thành công tốt đẹp với đông đảo nhân sự IZONE tham dự. Buổi đào tạo có sự tham gia của 2 cố vấn vô cùng giỏi và có tâm là anh Long Phạm, Giám đốc đào tạo IZONE và anh Trần Hoàng Đức, giảng viên IELTS với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy. Với sự có mặt của 2 cố vấn, buổi workshop đã thu hút nhiều giảng viên đăng ký tham gia.
Lắng nghe những mong muốn của các giảng viên, cùng với mục tiêu đem lại môi trường giúp nhân sự học hỏi và phát triển, và cung cấp chất lượng và trải nghiệm dạy học tích cực nhất đến học viên IZONE quyết định tổ chức các buổi đào tạo giảng viên nội bộ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và củng cố kiến thức nghề nghiệp cho các giảng viên và trợ giảng. Với một niềm tin rằng sau khi tham gia sự kiện này, đội ngũ giảng dạy tại IZONE sẽ có thể tự tin hơn và dày dặn kinh nghiệm hơn trong mỗi lớp học. Đặc biệt, buổi đào tạo đem đến những kinh nghiệm, chia sẻ chân thực và sâu sắc nhất đến từ 2 người thầy rất tận tâm là anh Long Phạm và anh Hoàng Đức.
Nội dung tổng quan tập trung vào 3 khía cạnh tương tác khi giảng dạy mà giảng viên cần lưu ý:
- Giảng Viên – Học Viên trên lớp
- Giảng Viên – Bài Giảng
- Giảng Viên – Học Viên ngoài giờ học
Trong buổi sự kiện, các câu hỏi thiết thực, và các tình huống thực tế trong lớp được đưa ra để giáo viên có thể trao đổi, thảo luận và đưa ý kiến. Các giáo viên được chia thành các nhóm nhỏ, và thảo luận với nhau rất nhiệt tình, chia sẻ với nhau nhiều kinh nghiệm trong breakout room. Sau khi hết thời gian thảo luận, mỗi nhóm sẽ có đại diện tổng hợp ý kiến nhóm và chia sẻ về quan điểm nhóm. Lúc này, cố vấn sẽ đưa ra những nhận xét, và cung cấp thêm phương pháp để hỗ trợ các nhóm có góc nhìn toàn diện và cách làm hiệu quả hơn.
Trong bài viết recap này, IZONE xin đề cập vắn tắt nội dung đã được chia sẻ và bàn luận tại buổi đào tạo:
GIÁO VIÊN – HỌC VIÊN
1. Khi tổ chức hoạt động tập thể, bạn nên:
- Cân bằng giữa tổ chức hoạt động và khối lượng kiến thức truyền đạt
- Hoạt động cần phù hợp vs lứa tuổi và trình độ học viên
- Hoạt động cần đảm bảo tần suất tương tác
- Khi sử dụng công cụ thì cần để ý đến ưu và nhược
“Mọi người phải làm rõ được vấn đề rằng: tổ chức hoạt động cho học sinh thì sẽ vui nhưng lại tốn thời gian. Để học viên hứng thú với game thì phải đạt được 3 yếu tố: học viên muốn làm, game dễ làm và giảng viên tác động được đến học viên. Ngoài ra chọn thiết kế những game dễ hiểu, dễ để thao tác. Cùng lúc đó, giảng viên nên tương tác, bình luận, trò chuyện một cách hài hước, vui vẻ trong khi học viên đang chơi.“
Chia sẻ của anh Hoàng Đức
2. Tổ chức hoạt động trong breakout room, bạn nên:
- Hướng dẫn kỹ càng trước khi vào Zoom
- Cần đi hết các phòng: note lại xem có đi đúng định hướng hay không, sai gì, lỗi sai chung là gì.
- Khi kết thúc mới nhận xét sau
“Trước khi vào phòng, phổ biến rõ ràng về thời gian và yêu cầu rõ ràng cho học viên. Đi lần lượt từng breakout room để kiểm tra xem các bạn có đang đi đúng hướng hay không, làm việc hiệu quả, đúng mục đích hay không. Ghép các bạn có trình độ gần tương đương để học hiệu quả hơn bởi khi ghép các bạn giỏi cùng các bạn kém thì các bạn khó có thể hiểu nhau nói gì dẫn đến sự nhàm chán khi học. Một điểm cộng của breakout room đó là các bạn học viên có xu hướng ngại nói hơn khi nói trước cả lớp nhưng khi tham gia breakout room họ lại nói nhiều và tích cực hơn.“
Chia sẻ của anh Long Phạm
3. Khi chọn học viên phát biểu, bạn nên:
- Cân bằng học viên giỏi-kém (cần xem xét các yếu tố về hiệu quả tiếp thu bài giảng, thời lượng truyền tải kiến thức, cách thức bổ trợ cho học viên kém).
4. Đối với vấn đề khen chê học viên, bạn nên:
- Cố gắng để học viên ra kết quả đúng là tốt nhất. Khen đúng. Nếu học viên sai thì khuyến khích đưa ra câu trả lời khác
- Không nên phê bình trước lớp mà trao đổi sau giờ
- Cách thức trao đổi phải theo hướng: giảng viên đang quan tâm đến học viên và thực sự muốn học viên thay đổi
- Giảng viên có thể báo Quality Manager để Quality Manager liên lạc phụ huynh hoặc giảng viên có thể trao đổi với phụ huynh nếu muốn
GIÁO VIÊN – BÀI GIẢNG
1. Chuẩn bị kiến thức, bạn cần:
– Đầu tư thời gian, công sức để chuẩn bị bài giảng
“Một giảng viên có 8.0 IELTS là một giáo viên có kiến thức tốt. Tuy nhiên kiến thức giảng dạy và kiến thức chuyên môn là 2 điều khác nhau. Vì vậy dù bạn có được IELTS cao thì việc chuẩn bị bài giảng trước luôn là một điều phải làm và không được lơ là bởi trong bài giảng sẽ có những phần rất khó hiểu, giảng viên cần nắm được và nghĩ ra cách truyền đạt dễ hiểu và ngắn gọn ngay từ trước buổi học.“
Chia sẻ của anh Long Phạm
2. Đối với phần ý nghĩa/ mục đích của các phần kiến thức, phương pháp tiếp cận của chương trình và sự liên kết các kiến thức, bạn nên:
“Theo phong cách dạy của mình, anh thường lồng một chút kiến thức buổi sau vào buổi trước để ít nhất các bạn có sự chuẩn bị và tạo tính liên kết giữa hai buổi dạy. Đối với mỗi học sinh, rất khó cho các bạn học viên có thể nhớ lâu và sâu được ngay từ lần đầu tiếp cận kiến thức mà phải được ôn lại thường xuyên và tạo thành phản xạ.”
Chia sẻ của anh Long Phạm
“Cần có sự liên hệ tương lai: Nói rõ cho các em trong buổi nào học gì, phần này sẽ học ở lớp nào. Để làm được điều này giảng viên cần nắm chắc giáo trình. Mang đến những sự hứa hẹn để các em hiểu có rất nhiều điều đang đợi mình phía trước, tương lai tươi sáng khi học ở đây. Thuật ngữ chuyên môn chỉ mang tính chất giới thiệu để các em có thể đọc được và hiểu tài liệu bên ngoài còn trong buổi học cần lựa chọn những thứ dễ hiểu để giải thích. Mở rộng kiến thức thì ưu tiên mở rộng ngang và mở rộng xuống. Ví dụ như khi giải thích một cụm từ khó thì có thể giải thích nó bằng cách so sánh nó với cụm từ dễ hiểu khác để học sinh vừa hiểu bài lại vừa thấy được mối liên hệ.”
Chia sẻ của anh Hoàng Đức
3. Liên quan đến vấn đề truyền đạt kiến thức, bạn nên:
- Chắc chắn kiến thức truyền đạt là đúng
- Có những sự giải thích mới mẻ, sáng tạo, dễ hiểu
- Linh động trong việc giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh bởi sẽ có những phần quá khó cho học sinh để hiểu
4. Quan điểm của bạn về khối lượng kiến thức truyền đạt trong một buổi học:
- Khối lượng kiến thức truyền đạt vừa đủ, không nên truyền đạt theo những cái mình thích mình giỏi mà học sinh lại không hiểu.
Q&A: Một số câu hỏi dành cho cố vấn
1. Việc tạo động lực và giữ sự tập trung có phải kĩ năng hay không? Việc giáo viên tận tâm để khiến học sinh nghiêm túc với môn học có phải là một kỹ năng không?
- Anh Long: Đối vs mỗi người, khả năng giao tiếp trong khi giảng dạy có 2 phần là khả năng tự nhiên và cách mình thể hiện ra với học sinh, với anh thì tỉ lệ là 80% tự nhiên còn 20% kỹ năng anh thể hiện với học viên sao cho phù hợp. Tuy nhiên cũng có nhiều bạn tỉ lệ này là 50%-50%. Ở đây anh thức sự muốn các bạn tiến bộ nên cách anh thể hiện ra chỉ 20% nhưng các bạn lại cảm nhận được sự tận tâm.
- Anh Đức: Giả sử mình muốn truyền nhiệt 100 độ đến với học viên nhưng chỉ nhìn nhau qua 2 màn hình máy tính nên trong mình phải chuẩn bị một sự nhiệt huyết lên đến 1000 độ và thực sự yêu bài giảng thì mới có thể truyền lửa học tập đến cho học sinh. Dù có bị ảnh hưởng sức khỏe hay tâm lý thì vẫn phải giữ vững tinh thần ấy mỗi khi vào lớp học. Mỗi một kiến thức truyền tải phải cảm thấy vui thì mới không bị áp lực.
2. Chúng em được biết anh Long, anh Đức rất bận vậy việc sắp xếp quản lý thời gian như thế nào để các anh vẫn giữ được sự tận tâm của mình?
- Anh Long: Ngay từ những buổi đầu, giảng viên phải hướng được các em đi đúng hướng, tạo được áp lực vừa phải để các em chỉn chu trong việc học tập. Phải thú nhận rằng anh không thể cân bằng được tất cả mọi công việc của mình mà anh chấp nhận sự đánh đổi. Xác định thứ tự ưu tiên, không ôm đồm, có sự đánh đổi và sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý.
3. Làm thế nào để học viên nhận ra được sự tiến bộ?
- Anh Đức: Có 2 kiểu để chứng minh: Before and After và Kết quả bài test. Ví dụ đối với kỹ năng nói của khóa 45 anh dạy. Anh thường lấy bản thu âm đầu tiên và cuối cùng của học viên và cho học viên xem để thấy rõ sự tiến bộ rõ rệt trong cách nói và ngữ điệu. Còn từ vựng và ngữ pháp thì sao? Anh thiết kế một cuốn sổ điện tử tham khảo trên một số các nền tảng sẵn có. Cuốn sổ thống kê lại chi tiết lịch sử học, khối lượng kiến thức, kiến thức cần ôn, thời gian nào ôn tập là hợp lí. Chỉ cần sử dụng cuốn sổ thông minh này các bạn học viên có thể thấy rõ được sự tăng trưởng kiến thức được chứng minh qua số liệu cụ thể.
WORKSHOP 2: TĂNG TRẢI NGHIỆM HỌC VÀ SỰ GẮN KẾT VỚI HỌC VIÊN
Nằm trong chuỗi đào tạo nội bộ Online của IZONE, buổi chia sẻ với chủ đề đã được tổ chức thành công với sự có mặt đông đủ của đội ngũ giảng dạy vào ngày 15/01/2022
Cố vấn cho buổi Workshop là anh Long Phạm, Co-Founder IZONE và đồng thời là Giám Đốc Đào tạo của IZONE và chị Thủy Nguyễn, Giảng viên kì cựu với nhiều năm kinh nghiệm tại IZONE.
Tương tự như buổi đào tạo nội bộ Tạo tinh thần và giữ sự tập trung cho lớp online, format buổi đào tạo này vẫn diễn ra bao gồm các phần chia nhóm thảo luận, đại diện nhóm đưa ý kiến sau phần thảo luận, và những góp ý và gợi ý về phương pháp từ cố vấn.
Qua các hoạt động diễn ra, các giáo viên đã có những chia sẻ và thu nhặt được nhiều kinh nghiệm từ các cố vấn. Nội dung chính của buổi đào tạo bao gồm:
TRẢI NGHIỆM TẠI LỚP HỌC
Đây là một điều cực kỳ quan trọng, dù học viên có học lên hay không thì điều này vẫn luôn phải làm tốt và đây như là một giá trị mà trung tâm có thể đem lại được cho một ứng viên.
Chị Thủy: Có 2 điều quan trọng mà một giảng viên cần có: tư tưởng và thực hành. Tư tưởng ở đây là có một thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi để kinh nghiệm giảng dạy ngày càng tăng. Thực hành đó là áp dụng những kiến thức học được vào giảng dạy thực chiến. Học viên sẽ cảm thấy trải nghiệm tốt khi họ cảm nhận được sự tiến bộ và để thể hiện sự tiến bộ cho học sinh chị có 3 hình thức: trong mỗi buổi học, một phần của quá trình học và toàn bộ khóa học. Ví dụ ở khóa sơ sinh học sinh ngay trong buổi đầu tiên chị sẽ tổ chức warm-up, nêu rõ mục tiêu của khóa học là các bạn phải giới thiệu được bản thân bằng tiếng anh. Trong mỗi buổi chị sẽ có những câu hỏi hoặc thử thách vào cuối buổi, giữa khóa có bài test và cuối khóa sẽ có một sự so sánh với các bạn của những ngày đầu đi học. Chỉ những câu hỏi nhỏ nhưng học sinh cũng cảm thấy mỗi ngày họ đã vượt qua được những thử thách, mục tiêu trong buổi học. Có các bài test để đánh giá học sinh, cho thấy học sinh đã làm được những gì, còn hổng chỗ nào và có sự so sánh giữa các test với nhau. Một điều quan trọng nhất: đôi lúc học sinh còn nghi ngờ về kiến thức của bản thân cho nên đến buổi cuối thì nên chỉ ra cho học viên họ tiến bộ chỗ nào để họ tin tưởng hơn vào bản thân.
Anh Long: Tiến bộ là thứ cốt lõi khi nhắc đến trải nghiệm cho học sinh trong một khóa học. Nếu sau khi trải qua một khóa học mà học sinh chỉ cảm thấy vui mà không tiến bộ thì cũng không hiệu quả. Chúng ta phải làm cho các bạn học viên có “Can-do Attitude” để các bạn có thêm nhiều động lực để học tập hơn.
Anh Long: Mối quan hệ giữa GV&HV nên là 50-50 bởi anh nghĩ rằng cả 2 bên đều cần có trách nhiệm. Giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn, truyền đạt kiến thức một cách tận tâm còn học sinh cũng cần có trách nhiệm học một cách nghiêm túc trong suốt cả khóa học.
Chị Thủy: Cần có sự tương tác giữa học viên và giảng viên. Mình là giáo viên, là người đầu tàu dẫn dắt cả lớp nên mình cần có sự tin tưởng vào bản thân mình, thể hiện hết năng lực của mình trong lớp để tạo ra được một trải nghiệm tốt nhất cho GV&HV.
Anh Nguyễn Đình Phước, giảng viên tại IZONE: Giới thiệu về Slidedo: công cụ tổ chức các hoạt động tương tác và ôn tập cho các bạn học sinh khi học online.
Chị Ánh Lê, giảng viên tại IZONE: Sử dụng công cụ Notion
CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP
Tình huống chị Thảo Phương, giảng viên tại IZONE: Khóa đầu tiên ở IZONE, có một bạn học sinh đi học đầy đủ, làm btvn đầy đủ nhưng trong bài lúc nào cũng sai 1 lỗi giống nhau và đến tận cuối khóa vẫn sai chỗ đó mặc dù đã nhắc nhở và chỉnh sửa cho bạn nhiều lần. Dường như bạn không đọc lại những comment hay feedback của giảng viên, trên lớp thì nhớ nhưng về nhà thì không chủ động ôn lại.
Anh Long: Các bạn không nên đánh đồng việc học sinh chăm học và học sinh tiến bộ, có rất nhiều bạn chăm học nhưng không hề tiến bộ vì họ học sai phương pháp hoặc học nhiều thầy một lúc nên bạn không theo cụ thể một cách học của ai. Trong trường hợp này có thể liên hệ điện thoại trao đổi trong những buổi đầu tiên để làm rõ định hướng, cách dạy và những quy tắc cần tuân theo và cũng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bạn.
Tình huống của anh Nguyễn Đức Hiếu: Một bạn Tiếng Anh không tốt, nhạy cảm, lười học, gọi trả lời cũng không đáp lại, không tập trung học. Giảng viên nhắc nhở và trao đổi lại với phụ huynh nhưng sau lại không thích giảng viên mà chỉ làm việc với trợ giảng.
Anh Long: Cần có sự khéo léo với các trường hợp này, có những cách tiếp cận nhẹ nhàng, không một phong cách nào mà phù hợp với 100% học viên được nên giảng viên vẫn nên tận tâm hỏi han, giúp đỡ học viên dù học viên có không thích mình.
Chị Thủy: Đây là một vấn đề muôn thuở, chúng ta cần nghiêm khắc ngay từ đầu để mọi thứ thành nề nếp . Liên hệ riêng cho các em và hỏi lí do tại sao không làm btvn và đề nghị làm đủ cho những lần sau. Có một cách mà chị làm đó là yêu cầu các bạn không làm btvn ở lại làm xong mới được về. Nếu học sinh vẫn có mong muốn học thì họ sẽ thay đổi còn những ai quá bận thì cũng đành chấp nhận tiếp tục khóa học một cách vui vẻ vì còn rất nhiều học viên khác đang rất tích cực.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Chị Thủy: Mong muốn đúng thời gian và chi tiết. Giảng viên không nên nợ trả btvn, chữa đủ và đúng. Cố gắng chấm chữa nhanh nhất để các bạn có thể ôn tập, yêu cầu học viên gửi lại bài đã chữa, mỗi buổi chọn ra 3 học sinh bất kĩ chỉ ra lỗi sai để giảng cho cả lớp luôn. Không quá mất nhiều thời gian nhưng chắc chắn phải có hiệu quả.
Đưa ra một vài cách chữa BTVN đảm bảo vẫn thể hiện được sự quan tâm, hv không bị phụ thuộc vào gv và không mất nhiều thời gian của gv?
- Bôi đen lỗi sai và dẫn link đáp án luôn để các bạn không mất thời gian tìm
- Chọn ngẫu nhiên các bạn chữa bài để chữa cho cả lớp luôn
- Chữa định hướng rồi nhờ trợ giảng giải thích chi tiết đáp án
Chỉ trong một thời gian ngắn chương trình diễn ra nhưng đã có rất nhiều thông tin được truyền tải. IZONE hy vọng những buổi đào tạo nội bộ với các chuyên đề giảng dạy có thể cung cấp cho bạn giáo viên những kiến thức bổ ích.
WORKSHOP 3: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ GIẢNG DẠY
Hàng tháng 1 lần, Izone lại tổ chức 1 buổi đào tạo nội bộ dành cho các bạn giảng viên và trợ giảng, nhằm đem lại môi trường phát triển và tạo cơ hội để các bạn giáo viên, trợ giảng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đem lại trải nghiệm học tốt hơn.
Vào ngày 19/02/2022, Buổi đào tạo tiếp theo về chủ đề đã thành công rực rỡ và vô cùng hiệu quả với sự tham gia của đông đảo các giảng viên của IZONE
Khách mời chia sẻ cho buổi Workshop là anh Trần Hoàng Đức và chị Lê Ngọc Ánh – 2 giáo viên kì cựu với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy.
Nội dung chương trình nhằm hướng dẫn giáo viên sử dụng và trải nghiệm thử 1 số công cụ và hệ thống hỗ trợ giảng dạy, như Notion, hệ thống chấm chữa BTVN và giải đáp sử dụng zoom và google classroom
1. Trải nghiệm Notion
Chị Quỳnh Khương có nêu ra vấn đề khi họp với đội QM (Quality Management) rằng học viên đặc biệt là lớp sơ sinh, các bạn thường hay tắt camera khi học online, không tập trung khi học và hay quên kiến thức đã học và cảm thấy rối khi có quá nhiều tài liệu cần học mà thỉnh thoảng có những file tài liệu còn không biết để ôn tập.
Chính vì vậy để có một sự hệ thống nhất định vừa giúp cho học sinh lại vừa tiết kiệm thời gian của giảng viên IZONE đã mời chị Ánh Lê cố vấn trong việc sử dụng công cụ Notion trong giảng dạy. Chị Ánh Lê đã xây dựng nên được một hệ thống giảng dạy trên Notion thực sự khoa học và dễ hiểu để mà các giảng viên khác có thể học tập theo trong việc giảng dạy của mình. Hệ thống bao gồm giáo trình môn học, lịch học, sheet điểm danh, các nội dung đã dạy trên lớp được tổng hợp qua từng buổi, chị gắn toàn bộ link cần thiết vào để học sinh dễ tìm.
Ngoài ra, chị còn chỉnh sửa những sheet trả lời các bài test rất đẹp và đính kèm luôn vào Notion để có thể dễ cho học sinh trả lời câu hỏi. Chị còn có thể đưa những file audio, youtube và hình ảnh cho trang Notion sinh động hơn mà còn tiện cho học viên trong việc ôn tập.
Sau phần training, chị Ánh Lê còn chuẩn bị một phần thực thành để mọi người có thể lần lượt thực hành thành thạo các thao tác của công cụ.
2. Hệ thống chấm chữa bài mới
3. Hỏi đáp các thắc mắc về Zoom và Google Classroom