Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn giáo viên phổ biến nhất

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn giáo viên phổ biến nhất hiện nay

Với mục tiêu giúp các ứng viên chuẩn bị tốt hơn, chúng tôi đã tổng hợp danh sách những câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay. Bài viết sẽ cung cấp không chỉ các câu hỏi thường gặp mà còn những gợi ý cách trả lời hiệu quả, giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội thành công trong quá trình tuyển dụng.

Giới thiệu quá trình phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh 

Quy trình phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh
Quy trình phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh

Quá trình phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh là giai đoạn quan trọng quyết định bạn có được nhận vào làm hay không, quá trình này thường bao gồm các giai đoạn sau: 

  • Xem xét hồ sơ ứng tuyển: Nhà tuyển dụng xem CV của bạn và kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm giảng dạy xem bạn có phù hợp với vị trí giảng viên Tiếng Anh này không. 
  • Phỏng vấn sơ bộ: Phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tuyến để đánh giá khả năng giao tiếp, sự tự tin và phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển giáo viên 
  • Phỏng vấn trực tiếp: Quá trình này sẽ thường là những cuộc trao đổi, nhà tuyển dụng sẽ chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh để hỏi bạn, nó bao gồm 3 phần
    • Phỏng vấn chung: Nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các câu hỏi phỏng vấn giáo viên để đánh giá kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp, lý do bạn muốn ứng tuyển và định hướng tương lai của bạn. 
    • Phỏng vấn chuyên môn: Hỏi về kiến thức chuyên môn giảng dạy của bạn như phương pháp giảng kiến thức mới, cách chấm chữa bài…
    • Bài giảng thử: Bạn sẽ được giảng dạy thử nhóm học sinh và đánh giá khả năng đứng lớp của bạn. 
  • Quyết định tuyển dụng: Sau khi đánh giá tất cả ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ ra quyết định tuyển dụng. Bạn sẽ được nhận thông báo qua gmail đã ghi trong CV của mình. 

Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh 

Phỏng vấn giáo viên Tiếng Ang thường có 3 dạng câu hỏi
Phỏng vấn giáo viên Tiếng Ang thường có 3 dạng câu hỏi

Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh cơ bản 

Thường các câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh này thường được hỏi bằng Tiếng Việt. Vì vậy chúng tôi hiện cung cấp các câu hỏi này bằng Tiếng Việt theo số đông. 

Câu hỏi 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình 
  • Mục đích: Đánh giá khả năng giao tiếp, sự  tự tin của bạn 
  • Gợi ý trả lời: 
    • Giới thiệu tên, tuổi, ngành học, định hướng ngắn hạn, dài hạn của bạn.
    • Nhấn mạnh vào những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí giáo viên Tiếng Anh của bạn.
    • Bày tỏ sự quan tâm và mong muốn đóng góp cho công ty. 
  • Ví dụ: 
    Chào buổi sáng/chiều, tên tôi là [Tên của bạn]. Tôi tốt nghiệp [Tên trường đại học] chuyên ngành [Ngành học]. Sau khi tốt nghiệp, tôi có [Số năm] năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực [Lĩnh vực] tại [Tên công ty trước đây]. Trong thời gian đó, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc [Liệt kê các kỹ năng và kinh nghiệm]. Tôi rất quan tâm đến vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] vì [Lý do quan tâm đến vị trí]. Tôi tin rằng những kỹ năng và kinh nghiệm của tôi sẽ giúp tôi đóng góp hiệu quả cho công ty.
Câu 2: Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí giáo viên tại (doanh nghiệp bạn ứng tuyển)?
  • Mục đích: Nhà tuyển dụng muốn biết lý do bạn quan tâm đến vị trí giáo viên Tiếng Anh và vì sao bạn nghĩa mình phù hợp với vị trí này. 
  • Gợi ý trả lời:
    • Giải thích lý do bạn quan tâm đến vị trí giáo viên Tiếng Anh và doanh nghiệp. Bạn có thể nói về định hướng cá nhân và văn hóa doanh nghiệp tại đây. 
    • Nêu những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn phù hợp với yêu cầu của vị trí giáo viên Tiếng Anh.
    • Thể hiện mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp  
  • Ví dụ:
    Tôi ứng tuyển vào vị trí này vì [Lý do quan tâm đến vị trí]. Tôi đặc biệt ấn tượng với [Điểm ấn tượng về công ty] và tôi tin rằng những kỹ năng và kinh nghiệm của tôi sẽ giúp tôi đóng góp hiệu quả cho công ty. Trong công việc trước đây, tôi đã có kinh nghiệm [Liệt kê kinh nghiệm liên quan]. Tôi cũng có kỹ năng [Liệt kê kỹ năng liên quan] và tôi tin rằng những kỹ năng này sẽ giúp tôi thành công trong vị trí này.
Câu 3: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? 
  • Mục đích: Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có biết điểm mạnh yếu của mình là gì không và xem xét bạn có phù hợp với vị trí giáo viên Tiếng Anh không. 
  • Gợi ý: 
    • Nêu 2 – 3 điểm mạnh phù hợp với vị trí giáo viên Tiếng Anh.
    • Nêu 1 – 2 điểm yếu và hướng bạn khắc phục điểm yếu này.
Câu 4: Bạn mong muốn gì khi ứng tuyển vào vị trí này?
  • Mục đích: Nhà tuyển dụng muốn biết được mức độ mong muốn của bạn với những gì vị trí này mang lại để biết bạn có phù hợp với vai trò này hay không. Đánh giá xem mong muốn của bạn có phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc tại doanh nghiệp hay không. 
  • Gợi ý: 
    • Bày tỏ sự quan tâm và mong muốn của bạn đối với vị trí.
    • Chia sẻ những mong muốn cụ thể của bạn khi ứng tuyển vào vị trí này.
    • Khẳng định lại cam kết và đam mê của bạn đối với vị trí giáo viên Tiếng Anh.
  • Ví dụ:
    Vị trí giáo viên tiếng Anh tại trung tâm này thực sự thu hút tôi bởi cơ hội được làm việc với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và môi trường học tập năng động, sáng tạo. Tôi mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân trong môi trường này, đồng thời góp phần tạo nên những trải nghiệm học tập với những phương pháp học mới nhất cho học sinh.

Xem thêm: Cách viết CV chuẩn 

Các câu hỏi phỏng vấn chuyên môn 

Với các câu hỏi mang tính chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ sử dựng các câu hỏi phỏng vấn này bằng Tiếng Anh để kiểm tra khả năng Tiếng Anh của giáo viên. 

Câu hỏi 1: How do you assess student learning?
  • Gợi ý: 
    • Nêu ra phương pháp bạn sử dụng và giải thích mục đích của nó.
    • Chia sẻ các ví dụ bạn đã áp dụng phương pháp và thành công.
  • Ví dụ:
    I assess student learning using a variety of methods, including formative assessments, summative assessments, and self-assessments. I also use various assessment tools, such as rubrics, checklists, and portfolios. I use the results of assessments to inform my instruction and to track student progress. I also use assessment data to identify areas where students need additional support.
Câu hỏi 2: How do you stay updated with the latest developments in language teaching?
  • Gợi ý: 
    • Nói về các hoạt động, khóa học bạn tham gia để cập nhật kiến thức.
    • Bạn có thể ví dụ một khóa học bạn tham gia gần nhất và cập nhật kiến thức liên quan đến giảng dạy.
  • Ví dụ:
    To stay up to date with the latest developments in language teaching, I regularly attend professional development seminars and webinars. I also subscribe to educational magazines and participate in online forums where I can exchange ideas and best practices with other educators. Continuous learning is crucial in adapting to new teaching methods and technologies. The most recent event I participated in was AI-enabled grading skills…
Câu hỏi 3: Can you describe your teaching methodology?
  • Gợi ý: 
    • Trình bày chi tiết phương pháp giảng dạy của mình.
    • Cách bạn điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
  • Ví dụ: 
    My teaching method is student-centered and interactive. I engage students through a combination of multimedia resources, group activities, and real-life contexts to make lessons easier to understand. I also tailor my teaching style to meet my student’s individual needs, ensuring that each student can progress at his or her own pace. For example, for students who have lost their roots, I apply a slow and gradual teaching method, combining many games so that students do not feel bored.

Các câu hỏi tình huống 

Trong phần hỏi đáp câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng muốn xem cách bạn giải quyết vấn đề có thể gặp phải khi đứng lớp giảng dạy. Vì vậy, các câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh ở phần này thường khó hơn so với các phần trước. 

Câu hỏi 1: Một học sinh thường xuyên gây rối trong lớp học. Bạn sẽ làm gì để quản lý hành vi của học sinh?
  • Mục đích: Đánh giá khả năng quản lý lớp học của bạn và cách bạn xử lý học sinh có hành vi gây rối.
  • Gợi ý: Đưa ra phương án xử lý với mục đích lý do và quy trình một cách rõ ràng
  • Ví dụ:
    Nếu một học sinh quậy phá trong lớp, trước tiên tôi sẽ cố gắng xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi của bạn. Học sinh có chán không?  Bạn có đang gặp khó khăn về vấn đề gì không? Có đang cố gắng thu hút sự chú ý? Khi tôi đã xác định được nguyên nhân của hành vi đó, tôi sẽ thực hiện các bước để giải quyết nó. Ví dụ, nếu bạn học sinh đó gặp khó khăn với tài liệu, tôi có thể giúp đỡ bạn bằng cách cung cấp tài liệu. Nếu bạn ấy đang cố gắng thu hút sự chú ý, tôi có thể dành cho bạn sự quan tâm tích cực hơn khi họ cư xử tốt. Tôi cũng sẽ sử dụng nhiều chiến lược quản lý lớp học khác nhau, chẳng hạn như củng cố tích cực, chuyển hướng và đưa ra hậu quả để quản lý hành vi của học sinh. Nếu các biện pháp đều không hiệu quả, tôi sẽ liên lạc với phụ huynh của học sinh để thông báo cho họ về tình hình và cùng nhau giải quyết hành vi của học sinh.
Câu hỏi 2: Bạn đang dạy học và một học sinh hỏi một câu hỏi mà bạn không thể trả lời. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
  • Mục đích: Đánh giá khả năng ứng phó của bạn với các tình huống bất ngờ.
  • Gợi ý: Giữ bình tĩnh, thừa nhận bản thân không trả lời được, đưa hướng giải quyết và cảm ơn học sinh đã đặt câu hỏi.
  • Ví dụ:
    Đó là một câu hỏi rất thú vị và cô/thầy đánh giá cao câu hỏi của em. Cô/thầy không thể có câu trả lời ngay bây giờ, nhưng cô/thầy chắc chắn sẽ tra cứu nó và liên hệ lại với em trong lớp học tiếp theo. Trong lúc chờ đợi, hãy xem các bạn trong lớp có ý tưởng gì không hoặc chúng ta có thể cùng nhau nghiên cứu hay không. 
Câu hỏi 3: Bạn sẽ làm gì để giúp học sinh có trình độ tiếng Anh khác nhau cùng học hiệu quả trong một lớp học?
  • Mục đích: Đánh giá mức độ hiểu biết và kỹ năng sư phạm của bạn trong việc hiểu khả năng của học sinh và phương pháp giảng dạy của bạn. 
  • Gợi ý: 
    • Đưa ra cách bạn dùng để phân biệt được trình độ học sinh.
    • Trình bày các phương pháp giảng dạy bạn sẽ áp dụng.
    • Đưa ra các hoạt động bạn dùng để đánh giá, theo dõi tiến độ học tập của học sinh.
  • Ví dụ:
    Với một lớp học nhiều học sinh có các trình độ khác nhau, trước tiên để phân loại và chia nhóm học sinh theo học lực, tôi sử dụng bài kiểm tra để phân loại. Tôi hướng đến sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, các dạng bài sẽ được phân chia từ thấp đến cao đảm bảo rằng học sinh giỏi không cảm thấy chán nản và học sinh kém có thể tiếp thu được. Sau mỗi dạng bài học, các bài kiểm tra ngắn sẽ liên tục được kiểm tra đầu giờ để xem mức độ hiểu bài của các bạn. 

Câu hỏi phỏng vấn trợ giảng Tiếng Anh

Ứng tuyển trợ giảng Tiếng Anh thường hỏi những câu hỏi sau
Ứng tuyển trợ giảng Tiếng Anh thường hỏi những câu hỏi sau

Khi bạn đi phỏng vấn trợ giảng Tiếng Anh, một số câu hỏi phỏng vấn trợ giảng Tiếng Anh thường sẽ được hỏi trong các buổi phỏng vấn sẽ được IZONE liệt kê dưới đây.

Câu hỏi 1: Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với công việc trợ giảng Tiếng Anh tại (doanh nghiệp bạn ứng tuyển)?
  • Mục đích: 
    • Muốn đánh giá xem bạn có thực sự yêu thích và chuyên môn về Tiếng Anh không.
    • Kiểm tra kinh nghiệm làm việc của bạn trong môi trường giáo dục và các kỹ năng cần thiết cho vị trí trợ giảng Tiếng Anh.
  • Gợi ý: 
    • Chia sẻ lý do bạn yêu thích và những trải nghiệm học Tiếng Anh của bạn. 
    • Chia sẻ về kinh nghiệm hoạt động giảng dạy hoặc giao tiếp với trẻ em. Ví dụ như tình nguyện dạy học, tham gia hoạt động dành cho trẻ em.
    • Đưa ra những đặc điểm, tính cách của bản thân mà bạn thấy phù hợp với vị trí trợ giảng Tiếng Anh 
  • Ví dụ:
    Cá nhân tôi đã có định hướng sẽ theo đuổi con đường sư phạm và tôi cũng cảm thấy tính cách hoạt bát, nhiều năng lượng của mình rất phù hợp để giảng dạy học sinh. Tôi cũng từng tham gia các hoạt động tình nguyện dạy học cho học sinh, tôi rất thích cảm giác đó. Vì vậy, tôi hoàn toàn tự tin rằng mình phù hợp với vị trí trợ giảng Tiếng Anh.
Câu hỏi 2: Theo bạn, trợ giảng Tiếng Anh thì cần làm những việc gì? 
  • Mục đích: Xem bạn có tìm hiểu về công việc này chưa và bạn hiểu công việc này đến đâu 
  • Gợi ý: Liệt kê những nhiệm vụ chính của trợ giảng, bạn có thể xem trong JD từ phía nhà tuyển dụng đã cung cấp.
  • Ví dụ:
    Theo như tôi đã tìm hiểu, vai trò của tôi sẽ hỗ trợ giảng viên trong chuẩn bị bài giảng và tài liệu giảng dạy. Bên cạnh đó, tôi cũng là người hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của học sinh. Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu và biết rằng trợ giảng sẽ đóng vai trò quản lý và duy trì trật tự lớp học, đảm bảo môi trường học tập an toàn.
Câu 3: Theo bạn, một trợ giảng Tiếng Anh sẽ gặp phải những khó khăn gì?
  • Mục đích: 
    • Xem bạn có nhận thức rõ được về thách thức và khó khăn mà trợ giảng Tiếng Anh thường gặp phải hay không.
    • Đánh giá khả năng xác định vấn đề của bạn.
  • Gợi ý: 
    • Đưa ra những lợi ích, những điều bạn đã học hỏi được.
    • Chia sẻ những khó khăn mà bạn dự đoán có thể gặp phải.
    • Chia sẻ kinh nghiệm với các tình huống bạn gặp phải trước đây và cách giải quyết chúng.
  • Ví dụ:
    Với vị trí trợ giảng, tôi có thể học hỏi được khả năng đứng lớp cũng như sự kiên nhẫn giảng dạy các bạn nhỏ. Tuy nhiên, công việc này cũng sẽ gặp một số vấn đề như bao quát toàn bộ lớp học, xử lý các tình huống các bạn nhỏ xô xát nhau…
    Vì vậy, tôi luôn tập trung cao độ quan sát học sinh tránh những tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát. 

Kinh nghiệm phỏng vấn làm giáo viên Tiếng Anh 

Bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng CV và khả năng của bản thân buổi phỏng vấn. Tuy nhiên bên cạnh chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh, bạn cũng nên để ý một số yếu tố được các ứng viên đúc rút sau các buổi phỏng vấn như sau:

  • Tìm hiểu vị trí ứng tuyển, doanh nghiệp văn hóa doanh nghiệp và nếu có thể hãy tìm hiểu thêm về người lãnh đạo doanh nghiệp mình ứng tuyển.  
  • Ngôn ngữ cơ thể nên thoải mái, lịch sự, nét mặt tươi cười, tích cực.
  • Tốc độ nói cần vừa phải không quá nhanh, cũng đừng quá chậm.
  • Hãy nhớ rằng mối quan hệ giữa bạn là win-win, khi đi phỏng vấn cũng là để bạn tìm hiểu xem doanh nghiệp có phù hợp với bạn không. 
  • Bạn nên giữ tinh thần thoải mái, coi như nó là một cuộc trao đổi giữa bạn và doanh nghiệp.
  • Điều quan trọng là trang phục của bạn cần lịch sự chỉnh chu, đến trước thời gian phỏng vấn 30 phút. 

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp ứng viên tự tin hơn, từ đó tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để ứng viên đánh giá xem môi trường làm việc và triết lý giáo dục của trường có phù hợp với mình hay không. Trên đây, IZONE đã tổng hợp cho bạn các câu hỏi phỏng vấn giáo viên Tiếng Anh phổ biến, chúc các ứng viên thành công và tìm được công việc như ý!

Xem thêm: Tạo Cover Letter ấn tượng