Grammar | IZONE

Unit 12 – Động từ nguyên thể nêu thông tin phụ trong câu

Ở bài Unit 10 – Động từ nguyên thể tương đương Danh động từ, chúng ta đã làm quen với việc Động từ nguyên thể (to-V) đóng vai trò như một danh từ trong câu. Trong bài viết này chúng ta sẽ đến với một ứng dụng khác của Động từ nguyên thể: làm một nội dung phụ trong câu.

1. Động từ nguyên thể chỉ Mục đích của Hành động

Xét câu sau:

Anh ta nói chuyện với tôi để hiểu thêm về cô.

He talked to me to know more about you.

Phần “Để hiểu thêm về cô” nêu Mục đích của hành động “Nói chuyện” (Nói chuyện để làm gì? Anh ta muốn điều gì mà lại nói chuyện với tôi?). 

Điều tương tự cũng xảy ra ở câu tiếng Anh: phần to know more about younêu Mục đích của hành động “talked. Với trường hợp này thì từ “tođược dịch là “để, một điều rất quen thuộc với các bạn học tiếng Anh.

Như vậy, to-V có thể được dùng để thể hiện Mục đích của hành động trong câu.

2. Động từ nguyên thể nêu Nghĩa vụ cần làm với Sự vật

Xét câu sau:

Tôi có 30 từ mới phải học thuộc trước buổi học.

I have 30 new words to memorize before class.

Phần Phải học trước buổi học” nêu Điều cần làm với “30 từ mới” (Tôi cần làm gì với những từ này? Tôi phải học thuộc chúng)

Điều tương tự cũng xảy ra ở câu tiếng Anh: phần “to memorize before class” nêu Điều cần làm với “30 new words”

Với trường hợp này thì từ “tođược dịch là “phải.

Một số bạn có thể nghĩ: dùng “để” thay vì “phải” cũng được (Tôi có 30 từ mới để học thuộc trước buổi học). Tuy nhiên, khi bàn về mục đích của hành động thì thường mục đích này là điều mình muốn; ta có ví dụ ở phần 1: Anh ta muốn hiểu thêm về cô, nên mới đi nói chuyện với tôi. Còn ở đây thì có thể học sinh này không muốn học từ nào cả, nhưng bị bắt buộc phải học (vì đây là bài tập, sẽ bị kiểm tra trong buổi học).

Xét một ví dụ khác, với một nhân viên marketing:

Tôi còn 2 khách hàng phải gọi trước khi tôi có thể về nhà.

I have 2 customers to call before I can go home. 

Việc gọi 2 người khách này là nghĩa vụ của nhân viên trên.

To-V cũng có thể được dùng để thể hiện Điều cần làm, Nghĩa vụ cần làm với sự vật trong câu.

3. Động từ nguyên thể nêu Nội dung cụ thể của Sự vật

Xét câu sau:

Dân làng tức giận vì quyết định đóng cửa nhà máy. (quyết định này là của ban giám đốc, hoặc của chính quyền).

The villagers are angry about the decision to close the factory.

Phần Đóng cửa nhà máy” nêu Nội dung cụ thể của “Quyết định” (Quyết định này cụ thể là về điều gì? Là về việc sẽ đóng cửa nhà máy). 

Điều tương tự cũng xảy ra ở câu tiếng Anh: phần “to close the factory” nêu Nội dung cụ thể của “decision

Một ví dụ khác:

Họ cho anh ta một cơ hội để trả nợ.

They gave him a chance to pay his debt.

Phần “Trả nợ” (to pay his debt) nêu Nội dung cụ thể của “Cơ hội” (chance).

Qua các ví dụ trên, ta thấy:

To-V cũng có thể được dùng để thể hiện Nội dung cụ thể của sự vật trong câu.

4. Động từ nguyên thể nêu Nguyên nhân của Tâm trạng

Xét câu sau:

Anh ta kinh ngạc khi khám phá ra sự thật.

He was amazed to discover the truth.

Phần Khám phá ra sự thật” nêu Nguyên nhân gây ra tâm trạng kinh ngạc” (Tại sao lại kinh ngạc? Vì đã khám phá ra sự thật)

Điều tương tự cũng xảy ra ở câu tiếng Anh: phần to discover the truth” nêu Nguyên nhân gây ra tâm trạng “amazed”. 

Xét một ví dụ khác, với một học sinh được báo kết quả thi:

Anh ta rất vui khi nghe kết quả.

He was happy to hear the result.

Phần “Nghe kết quả” (to hear the result) nêu Nguyên nhân gây ra tâm trạng “Vui” (happy).

Qua các ví dụ trên, ta thấy:

To-V có thể được dùng để thể hiện Nguyên nhân của tâm trạng trong câu.

5. Động từ nguyên thể nêu Hành động có thể làm với sự vật

Xét ví dụ sau: Trong buổi họp nhóm, cả nhóm đang bí ý tưởng thực hiện thì một thành viên đột nhiên phát biểu ý kiến rất hữu ích, gỡ rối cho nhóm. Các thành viên khác sẽ nói: 

Những lời nhận xét của anh ấy sẽ cho chúng ta nhiều ý tưởng để (có thể) thảo luận.

His comments will give us ideas to discuss.

Phần “Thảo luận” nêu Hành động có thể làm với “Ý tưởng” (Chúng tôi có thể làm gì với ý tưởng? Chúng tôi có thể thảo luận những ý tưởng này)

Điều tương tự cũng xảy ra với câu Tiếng Anh: phần “To discuss” nêu Hành động có thể làm với “Ideas“.

Với trường hợp này thì to được dịch là “có thể”. 

Khi bàn về hành động có thể làm với sự vật, thì hành động này là điều mà mình có cơ hội làm, và cơ hội này tốt cho mình. Ở đây, chúng tôi có cơ hội thảo luận các ý tưởng (ideas) mới này, và cơ hội này tốt cho chúng tôi (việc ‘thảo luận ý tưởng” sẽ giúp chúng tôi không còn bí ý tưởng nữa).

So với cách dùng “to” để nêu Nghĩa vụ cần làm với sự vật, thì Hành động cần làm với sự vật là điều bắt buộc phải làm, như ví dụ ở phần 2: việc học 30 từ mới không phải là điều học sinh có cơ hội làm, mà là điều học sinh cần làm.

Xét một ví dụ khác, tại nhà hàng, nhân viên đang cầm menu và giới thiệu món mới cho khách hàng:

These are some new dishes for you to try.

Đây là một vài món ăn mới bạn có thể thử.

Việc thử là việc có thể làm đối với món ăn mới. 

To-V cũng có thể được dùng để thể hiện Điều có thể làm với sự vật trong câu.

6. Phân biệt với Động từ nguyên thể như một tân ngữ

Bạn còn nhớ trong Unit 10 chúng ta đã từng bàn đến vai trò tân ngữ của Động từ nguyên thể không?

Ta có thể phân tích câu “I asked him to go out” (Tôi yêu cầu anh ta đi ra ngoài) như sau:

dong-tu-nguyen-the-neu-thong-tin-phu-trong-cau-5

Một số bạn sẽ thắc mắc: Vậy làm thế nào để biết khi nào to-V đóng vai trò như một tân ngữ (ví dụ: I asked him to go out), khi nào to-V đóng vai trò một nội dung phụ (ví dụ: I bought a car to make my girlfriend happy.), trong khi cả hai loại câu này đều có “ngoại hình” vô cùng giống nhau: subject (chủ ngữ) + verb (động từ) + object (tân ngữ) + to V?

dong-tu-nguyen-the-neu-thong-tin-phu-trong-cau-3

Để phân biệt, ta chỉ cần tra động từ chính vào từ điển Anh Anh và xem trong từ điển có ghi rõ những cụm từ thế này thành một mục hay không. Ví dụ với từ “ask”, trong từ điển ghi rõ về cụm từ” ask somebody to do something”:

dong-tu-nguyen-the-neu-thong-tin-phu-trong-cau-2

Nếu từ điển đã ghi rõ như vậy thì to-V sẽ là tân ngữ của động từ “ask”.

Với từ “buy”, trong từ điển không ghi rõ cụm từ “buy something to do something”, khi đó, to-V sẽ là nội dung phụ thêm cho cho “something”.

7. Phân biệt Động từ nguyên thể và Cụm giới từ

Xét câu sau:

She pedaled all the way to Florida to see me.

(Cô ấy đạp xe cả quãng đường dài đến Florida để gặp tôi.)

Trong câu trên có hai cụm từ đều bắt đầu với “to”: “to Florida” và “to see me”. Hình thức tương đối giống nhau của hai cụm từ này có thể khiến một số bạn nhầm tưởng cả hai đều là Động từ nguyên thể hoặc đều là Cụm giới từ.

Tuy nhiên xét về mặt cấu trúc, bạn hãy để ý: 

  • Cụm giới từ được cấu thành bởi giới từ + danh từ / đại từ
  • Động từ nguyên thể có dạng to + động từ nguyên thể

Nói cách khác, khi gặp một cụm từ bắt đầu bằng “to”, nếu bạn thấy đằng sau có động từ thì cụm từ đó là Động từ nguyên thể, còn nếu không có động từ thì đó là Cụm giới từ.

Dưới đây là mindmap về nội dung bài 12 về vai trò Nêu thông tin phụ trong câu của Động từ nguyên thể (to V), bên cạnh vai trò như một Danh từ của loại cụm từ này mà ta đã học trong bài 10:

dong-tu-nguyen-the-neu-thong-tin-phu-trong-cau-1

8. Bài tập ứng dụng

 

Bài 1: Xác định Động từ nguyên thể trong các câu sau. Động từ nguyên thể vừa xác định làm rõ nghĩa cho từ nào trong câu?. 

 

Động từ nguyên thể

Từ được làm rõ nghĩa

1. I have a plan to learn ten languages at the same time.

2. I have a lot of assignments to do.

3. John was surprised to see me.

4. She has work to finish.

5. He bought some flowers to give to his wife.

6. They have children to feed.

7. We were happy to come to the end of our journey.

8. He locked the door to keep everyone out.

9. You have the right to remain silent.

 

Bài 2: Xác định chức năng của động từ nguyên thể trong các câu của Bài 1. 

 


1. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “I have a plan to learn ten languages at the same time.”

2. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “I have a lot of assignments to do.”

3. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “John was surprised to see me.”

4. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “She has work to finish.”

5. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “He bought some flowers to give to his wife.”

6. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “They have children to feed.”

7. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “We were happy to come to the end of our journey.”

8. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “He locked the door to keep everyone out.”

9. Chức năng của động từ nguyên thể trong câu “You have the right to remain silent.”

 

Bài 3: Xác định các cụm từ được in đậm sau là Cụm giới từ hay Động từ nguyên thể. 

 

1. She continued to talk for an hour.
=>
2. I called him to ask a question.
=>
3. My father takes me to school every day.
=>
4. He was so upset to hear that his idol had passed away.
=>
5. Tim moved to England when he was a child.
=>

Điểm số của bạn là % - đúng / câu

Đáp án và giải thích

Bài 1: Xác định Động từ nguyên thể trong các câu sau. Động từ nguyên thể vừa xác định làm rõ nghĩa cho từ nào trong câu?

Dịch nghĩa

Động từ nguyên thể

Từ được làm rõ nghĩa

1. I have a plan to learn ten languages at the same time.

Tôi có kế hoạch học mười ngôn ngữ cùng một lúc.

to learn

a plan

(Nội dung cụ thể của kế hoạch là học ngôn ngữ)

2. I have a lot of assignments to do.

Tôi có rất nhiều bài tập phải làm.

to do

assignments 

(Điều cần làm với bài tập là thực hiện nó)

3. John was surprised to see me.

John đã rất ngạc nhiên khi thấy tôi.

to see

surprised 

(Nguyên nhân của tâm trạng ngạc nhiên là việc “thấy tôi”

4. She has work to finish.

Cô ấy có việc phải hoàn thành.

to finish

work 

(Điều cần làm với phần việc này là hoàn thành nó)

5. He bought some flowers to give to his wife.

Anh ấy mua hoa để tặng vợ.

to give

bought 

(Mục đích của việc mua hoa là để tặng vợ)

6. They have children to feed.

Họ có con nhỏ phải nuôi.

to feed

children 

(Điều cần làm với các con là nuôi chúng)

7. We were happy to come to the end of our journey.

Chúng tôi rất vui vì đã đi đến cuối hành trình.

to come

happy 

(Nguyên nhân của tâm trạng vui là việc đi đến cuối hành trình)

8. He locked the door to keep everyone out.

Anh ta khóa cửa để giữ tất cả mọi người ở ngoài.

to keep

locked
(Mục đích của việc khóa của là để giữ mọi người ở ngoài)

9. You have the right to remain silent.

Anh có quyền giữ im lặng.

to remain

right 

(Nội dung cụ thể của “quyền” là việc giữ im lặng)

Bài 2: Xác định chức năng của động từ nguyên thể trong các câu của Bài 1

  1. C. Nêu nội dung cụ thể của sự vật

         Sự vật: plan (kế hoạch)

        Nội dung: to learn ten languages at the same time (học mười ngôn ngữ cùng lúc).

  1. B. Nêu nghĩa vụ cần làm với sự vật

         Sự vật: assignments (bài tập)

         Nghĩa vụ cần làm: to do (làm những bài tập này)

  1. D. Nêu nguyên nhân của tâm trạng

        Tâm trạng: surprised (ngạc nhiên)

        Nguyên nhân: to see me (vì thấy tôi)

  1. B. Nêu nghĩa vụ cần làm với sự vật

        Sự vật: work (công việc)

       Nghĩa vụ cần làm: to finish (hoàn thành công việc)

  1. A. Nêu mục đích của hành động

        Hành động: bought some flowers (mua hoa)

        Mục đích: to give to his wife (tặng vợ mình)

  1. B. Nêu nghĩa vụ cần làm với sự vật

        Sự vật: children (con cái)

        Nghĩa vụ cần làm: to feed (nuôi con)

  1. D. Nêu nguyên nhân của tâm trạng

         Tâm trạng: happy (vui)

        Nguyên nhân: to come to the end of our journey (vì đã đi đến cuối hành trình)

  1. A. Nêu mục đích của hành động

        Hành động: locked the door (khóa cửa)

       Mục đích: to keep everyone out (để giữ tất cả mọi người ở ngoài)

  1. C. Nêu nội dung cụ thể của sự vật

         Sự vật: right (quyền)

         Nội dung: to remain silent (giữ im lặng).

Bài 3: Xác định các cụm từ được in đậm sau là Cụm giới từ hay Động từ nguyên thể

Với lý thuyết: 

  • Cụm giới từ được cấu thành bởi giới từ + danh từ / đại từ
  • Động từ nguyên thể có dạng to + động từ nguyên thể

Thì: 

  1. Động từ nguyên thể
  2. Động từ nguyên thể
  3. Cụm giới từ
  4. Động từ nguyên thể
  5. Cụm giới từ