Writing 4.5 - 6.0 | IZONE

IELTS Writing Unit 3: CÁC LỖI PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP TRONG IELTS WRITING – RUN-ON SENTENCES

Tiếp nối chuỗi bài viết về LỖI CÂU THƯỜNG GẶP KHI VIẾT, hôm nay IZONE sẽ chia sẻ với các bạn vấn đề cơ bản thứ 2 mà các bạn hay gặp phải trong kĩ năng Viết của kì thi IELTS. Đó chính là lỗi Run-on Sentence.

A. Run-on Sentences

1. Run-on sentence là gì?

Đầu tiên, có một lầm tưởng mà đa số các bạn học sinh đều mắc phải, đó là hiểu “run-on sentence” là một câu qúa dài về độ dài; một câu kéo dài đến 3 – 4 dòng trở lên. Thực ra điều này không hoàn toàn đúng: một câu dài vẫn có thể là một câu hoàn toàn ổn nếu chúng sử dụng proper punctuation (chấm câu đúng) và the right cohesive devices) – nối đúng.

Ví dụ: Modern garments, in relation to past ones, are designed to bring a far more pragmatic value, and given that we are now living in a hectic world, the current trend in clothing would service to facilitate our role at the workplace.

Lỗi câu run-on xảy ra khi 2 mệnh đề hoàn chỉnh được KẾT NỐI VỚI NHAU KHÔNG ĐÚNG CÁCH

2. Các lỗi run-on sentences

  • Không sử dụng punctuation

Ví dụ: Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments children should not be left watching TV unsupervised.

  • Sử dụng sai dấu câu (punctuation)

Hoặc khi 2 mệnh đề độc lập được nối với nhau bằng DẤU PHẨY (còn gọi là COMMA SPLICE). Cá nhân mình đánh giá đây là một trong những lỗi phổ biến nhất trong các bài viết mà mình đã từng chữa.

Ví dụ: Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments, children should not be left watching TV unsupervised.

  • Sử dụng một liên từ không phù hợp để nối 2 mệnh đề độc lập khi 2 mệnh đề này liên quan đến nhau

Trong số những liên từ không phù hợp, liên từ các bạn lạm dụng nhất là “and”.
Ví dụ: Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments, and children should not be left watching TV unsupervised.

Lạm dụng “and” có 2 nhược điểm chính: một là khiến câu của chúng ta nghe dài và mệt hơn, và hai là nó không thể hiện đúng mối quan hệ giữa các mệnh đề trong nhiều trường hợp. Cụ thể hơn, trong ví dụ trên, sử dụng “and” sẽ không làm rõ được mối quan hệ Causality của câu trên.

Như các bạn thấy, câu trên của chúng ta có 2 mệnh đề độc lập diễn đạt một ý tưởng hoàn chỉnh:

  • Câu 1: Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments.
  • Câu 2: Children should not be left watching TV unsupervised.

Và trong cả 3 ví dụ mình đưa ra phía trên, 2 câu này đều chưa được kết nối với nhau một cách hợp lí.

B. Cách “vá lỗi” câu Run-on

Có một vài cách để sửa lỗi run-on và thật may mắn khi những cách này lại khá đơn giản.

1. Sử dụng DẤU CHẤM PHẨY.

Các bạn đừng quên nhé, 2 mệnh đề độc lập cần phải được liên kết với nhau bằng DẤU CHẤM PHẨY hoặc dấu chấm (trong trường hợp tách ra làm 2 câu, chứ KHÔNG phải DẤU PHẨY.

Ví dụ: Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments; children should not be left watching TV unsupervised.

2. Sử dụng dấu phẩy trước các Liên từ Đẳng lập (for, and, nor, but, or, yet, so)

Ví dụ: Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments, so children should not be left watching TV unsupervised.

Lý do chúng ta phải sử dụng các liên từ đẳng lập ở trên là vì ở đây chúng ta dùng dấu phẩy; Alternatively, chúng ta có thể sử dụng một số liên từ khác nhưng sẽ phải thay đổi một chút về mặt punctuation.

Ví dụ: Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments, and therefore/thus/hence/accordingly, children should not be left watching TV unsupervised.

Lưu ý: Ở đây ta lồng therefore/thus/hence/ giữa 2 dấu phẩy để chỉ mối quan hệ coordination giữa 2 mệnh đề.

3. Sử dụng các Liên từ Phụ thuộc

Ví dụ: As/since early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developmentschildren should not be left watching TV unsupervised.

Hoặc:

Children should not be left watching TV unsupervised FOR/BECAUSE early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments.

Trong 2 câu trên, việc chúng ta nên sắp xếp câu nào trước phụ thuộc vào mạch ý chúng ta trình bày; Mạch ý này phụ thuộc vào các câu khác đi trước và đi sau câu này.

C. Cách nhận biết câu Run-on

Các bạn có thể thấy cách sửa lỗi run-on tương đối đơn giản đúng không. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ làm cách nào để có thể nhận biết được một câu mắc lỗi run-on nếu các bạn chưa chắc chắn. Chúng ta có 2 cách để kiểm tra:

  • Biến câu trở thành câu hỏi Yes/No.
  • Biến câu trở thành câu hỏi đuôi (tag question).

Sở dĩ đây là một cách kiểm tra tương đối “hiệu nghiệm” là vì câu hỏi Yes/No hay câu hỏi đuôi sẽ chỉ nghe “có lí” khi nó được thực hiện trên MỘT ý tưởng hoàn chỉnh, không phải cả câu.

Ví dụ:

Can early exposure to violent scenes on TV exert negative impacts on children’s mental developments?

Hay:

Children should not be left watching TV unsupervised, should they?

Chứ không phải:

Can early exposure to violent scenes on TV exert negative impacts on children’s mental developments children should not be left watching TV unsupervised?

Hoặc:

  • Early exposure to violent scenes on TV can exert negative impacts on children’s mental developments children should not be left watching TV unsupervised, should they?

Không giống với một Mệnh đề Độc lập, các câu mắc lỗi run-on không thể qua được “bài kiểm tra” này. Bằng việc biến câu mà các bạn cảm thấy “sai sai” sang câu hỏi Yes/No hoặc Câu hỏi đuôi (tag question), nếu câu thực sự mắc lỗi run-on, các bạn sẽ nhận thấy ngay câu truyền tải nhiều hơn 1 ý tưởng hoàn chỉnh.