Grammar | IZONE

Đảo ngữ và câu chẻ

Xem ở trang 116-117

Trong bài viết lần này, ta sẽ cùng tìm hiểu về đảo ngữ cũng như câu chẻ. Liệu chúng có điểm gì giống nhau mà lại được đưa vào trong cùng 1 bài viết? Và khi nào thì chúng ta nên dùng chúng? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn.

Điểm giống nhau của đảo ngữ và câu chẻ là chúng đều là cấu trúc câu dùng để nhấn mạnh vào một hành động, tính chất nào đó. 

1. Đảo ngữ

Ta có ví dụ sau:

Tôi chưa bao giờ làm việc chăm chỉ như này trong cuộc đời.

Câu trên dịch sang tiếng Anh sẽ được câu:

I have never worked so hard in my life.

Trong thực tế, những thứ xuất hiện đầu tiên thường sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ, chẳng hạn như ấn tượng lần đầu tiên gặp mặt. Chính vì vậy, nếu muốn nhấn mạnh vào điều gì đó, thường người đọc sẽ đảo phần thông tin đó lên đầu câu. Cụ thể, ở ví dụ này, nếu  muốn nhấn mạnh vào việc đây là lần đầu tiên tôi làm việc chăm chỉ thế này đấy, trước đây tôi chưa bao giờ như vậy, người nói sẽ đảo thông tin “never” – chưa bao giờ lên đầu câu. Câu lúc này sẽ trở thành:

Never have I worked so hard in my life. (Chưa bao giờ tôi làm việc chăm chỉ như này trong cuộc đời.)

Vậy, làm thế nào để có thể sử dụng cấu trúc câu đảo ngữ? Ta cần đưa phần thông tin cần nhấn mạnh lên đầu câu (thường là phó từ), sau đó đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ và sau đó mới đến chủ ngữ và động từ chính. (Phó từ + trợ động từ + chủ ngữ + động từ)

Xét ví dụ sau:

She hardly does her homework. (Cô ấy hiếm khi làm bài tập về nhà.)

Câu đảo ngữ sẽ là:

Hardly        does         she          do her homework.

Phó từ        trợ ĐT      CN          ĐT

Lúc này, phần thông tin muốn nhấn mạnh là “hiếm khi” (hardly), ta sẽ đảo nó lên đầu câu, sau đó đến trợ động từ “does” lên trước rồi đến chủ ngữ “she” và động từ “do”.

  • Ta có một số cấu trúc câu đảo ngữ phổ biến như sau:
Đảo ngữ với trạng từ chỉ tần suấtNever have I been happier. (Chưa bao giờ tôi thấy hạnh phúc như này.)Seldom has he seen anything stranger. (Thỉnh thoảng lắm anh ấy mới thấy những thứ kì lạ.)
Đảo ngữ với onlyOnly then did I understand the problem. (Mãi đến lúc đó tôi mới hiểu được vấn đề.)Only after understanding the situation did the teacher make a comment. (Chỉ sau khi hiểu được tình hình thì cô giáo mới nhận xét.)
Đảo ngữ với littleLittle did he understand the situation. (Anh ấy chỉ hiểu rất ít về tình hình thôi.)Little did I realise that I would become a teacher just two years later. (Tôi khó có thể nhận ra rằng tôi sẽ trở thành giáo viên trong chỉ 2 năm sau.)

2. Câu chẻ (Cleft sentence)

Ta có ví dụ sau: 

Có hai người yêu nhau. Một ngày nọ, anh người yêu bắt gặp cô gái đang tay trong tay với người khác. Tuy nhiên, cô gái ấy đã đổ lỗi và cho rằng chính vì anh ấy đã từng cắm sừng cô nên cô mới làm như vậy. Tức giận cô nói :

Chính anh là người đã cắm sừng tôi trước.

Cô muốn nhấn mạnh đến việc: người cắm sừng là anh – chứ không phải là tôi nên đã để cụm  “chính anh” lên trước nhằm nhấn mạnh vào chủ thể của hành động. Lúc này, người nói sẽ dùng cấu trúc câu chẻ để nhấn mạnh:

It was you who cheated on me first.

Ở ví dụ trên, “you” đã được đảo lên đầu câu vì đó chính là thành phần câu cần nhấn mạnh, theo sau đó là một mệnh đề quan hệ (đại từ quan hệ “who” và hành động “cheated”)

Xét về cấu trúc của câu trên, ta có:

It + be + thành phần cần nhấn mạnh + mệnh đề quan hệ.

Một ví dụ khác về câu chẻ dùng để nhấn mạnh:

Lan got the highest score. (Lan là người đã đạt điểm cao nhất.)

Nếu muốn nhấn mạnh rằng người đó là Lan chứ không phải một ai khác, ta sẽ dùng câu chẻ để nhấn mạnh. Câu lúc này sẽ là:

It       was                    Lan                                      who got the highest score.

It        be      thành phần cần nhấn mạnh                        mệnh đề quan hệ 

  • Các loại câu chẻ

Vậy, có những loại câu chẻ nào? Ta có 3 loại câu chẻ để nhấn mạnh phổ biến:

a. Nhấn mạnh chủ ngữ

It was my sister who sent the bill to him yesterday. (Chính chị gái là người đã gửi hóa đơn cho anh ấy ngày hôm qua.)

Lúc này, đối tượng cần nhấn mạnh là chủ ngữ “my sister” (chị gái của tôi) chứ không phải một ai khác nên người viết đã đảo chủ ngữ “my sister” lên đầu để nhấn mạnh.

b. Nhấn mạnh tân ngữ

It was the bill that my sister sent to him yesterday. (Chính cái hóa đơn là thứ mà chị gái tôi đã gửi cho anh ấy.)

Lúc này, đối tượng cần nhấn mạnh là tân ngữ “the bill” – gửi hóa đơn chứ không phải gửi cái khác nên người viết đã đảo tân ngữ “the bill” lên đầu để nhấn mạnh.

c. Nhấn mạnh về thời gian

It was yesterday that my sister sent the bill to him.

Lúc này, đối tượng cần nhấn mạnh là thời gian “yesterday” – hôm qua chứ không phải một hôm nào khác nên người viết đã đảo trạng từ chỉ thời gian “yesterday” lên đầu để nhấn mạnh.