Các cách mô tả số liệu trong Writing task 1
Xin chào các bạn, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng học cách để miêu tả số liệu trong phần Writing task 1 nhé.
Như các bạn đã biết trong phần thi Writing task 1, việc miêu tả các số liệu trong graph hay chart là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên chúng ta đa phần có xu hướng đưa trực tiếp số liệu vào câu ( Ví dụ: In 1982, teachers’ salaries accounted for 40% of the school’s spending) và ít thể hiện được sự linh hoạt trong việc thay đổi từ ngữ miêu tả số liệu.
Vậy thì số liệu sẽ xuất hiện ở vị trí nào trong câu và có những từ vựng nào giúp chúng ta làm phong phú cách miêu tả chúng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
A. Kiến thức
I/ Vị trí xuất hiện của số liệu trong câu
Trên thực tế, không có quy định nào cho vị trí xuất hiện của số liệu trong câu. Điều này phần lớn phụ thuộc vào cấu trúc mà người viết sử dụng. Tuy nhiên có 02 vị trí thông dụng nhất là đầu câu và cuối câu.
1. Cuối câu
– The number of people visiting the National Museum was 1 million.
– The figure for visitors to the National Museum was 20%.
2. Đầu câu
– 1 million people visited the National Museum.
– 20% of people visited the National Museum.
Xét về mặt nghĩa của câu, dù số liệu được đưa vào đầu câu hay cuối câu cũng không hề làm ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu so sánh 2 nhóm này ta có thể thấy rằng việc đưa số liệu ở đầu câu sẽ giúp cho câu trở nên rõ ràng hơn và tự nhiên hơn (clearer and more natural).
II/ Một số cấu trúc miêu tả dữ liệu.
Trong các bài viết trước chúng ta đã cùng nhau học cách viết một câu miêu tả dữ liệu và các cấu trúc khác nhau để nâng cấp câu. Các bạn cùng xem lại để bài học liền mạch nhé
– Cách viết câu miêu tả dữ liệu:
Writing Unit 1: Cách miêu tả dữ liệu cơ bản trong Graph Writing task 1_How to describe your datas
– Cách đa dạng cấu trúc câu:
Writing Unit 2: Đa dạng cấu trúc câu khi miêu tả dữ liệu trong Graph_Writing task 1_How to diversify your sentence structures
III/ Một số từ vựng giúp miêu tả số liệu
1. Sử dụng phân số
Thay vì đưa ra con số cụ thể, chúng ta có thể thể hiện số liệu này dưới dạng phân số để thay thế.
Ví dụ:
25% of the population voted.
=> A quarter of the population voted.
Chú ý: Cách đọc phân số:
Tử số: số đếm (cardinal number) one, two, three, four….
Mẫu số: số thứ tự số thứ tự (ordinal number) – third, fourth, fifth….. Khi tử số lớn hơn hoặc bằng 2 thì mẫu số ở dạng số nhiều,
Ví dụ: 2 phần 3 => two thirds
- 10% => one tenth hoặc one out of ten.
- 20% => one fifth
- 25% => one fourth
- 33,33% => one third
- 40% => two fifths
- 50% => a half
- 66 % => two thirds
2. Một số cụm ước lượng chung
- 50% – the majority of
- 80% – the vast majority of
- 20/30% a large proportion/percentage of
Chú ý:
Các bạn đừng quên khi miêu tả số liệu chúng ta cần thêm các từ chỉ sự ước lượng để giúp cho thông tin miêu tả của chúng ta được chính xác nhé.
Một số từ chỉ ước lượng như:
- Nhỏ hơn/Dưới
+Under
+Below
+Nearly = just under (gần bằng) - Lớn hơn/Trên
+Over
+Above
- Xấp xỉ
+Approximately
+Roughly
+About
+Around
Lưu ý là các từ thuộc dạng “dưới” và “trên” có thể kết hợp được với “just” và “well” để chỉ mức độ nhỏ hoặc lớn hơn:
B. Luyện tập
Bài 1: Dựa vào biểu đồ cột sau hãy viết các câu miêu tả dữ liệu cho:
– Năm 1922, số tiền trung bình mỗi tuần phụ nữ kiếm được là 7.12 đô, bằng khoảng một nửa của đàn ông.
– Năm 1941, số tiền đàn ông kiếm được hàng tuần gấp đôi của phụ nữ, ở mức 23.39 đô
Câu trả lời gợi ý
– In 1922, the average weekly earnings of women were $7.12, which were about half those of men.
– In 1941, the average weekly earnings of men were twice as much as those of women, which were $23.39
Như vậy trong bài học hôm nay chúng ta đã cùng nhau học về vị trí của số liệu trong câu và một số từ vựng giúp chúng ta tăng độ linh hoạt trong việc miêu tả số liệu. Hi vọng rằng các bạn sẽ có thể áp dụng hiệu quả những điều này vào viết bài nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài học tiếp theo.