Tất tần tật các dạng bị động đặc biệt trong tiếng Anh
Trong chuyên mục ngữ pháp lần này, IZONE xin giới thiệu tới các bạn 1 phần ngữ pháp rất thú vị về câu bị động, cụ thể là các cấu trúc bị động đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng là gì nhé!
Tổng quan về câu bị động và câu bị động đặc biệt
Câu bị động là một cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh, trong đó chủ ngữ của câu là người hoặc vật chịu tác động của hành động. Cấu trúc này thường được sử dụng để đặt nặng hoặc nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động, thay vì người hoặc vật thực hiện hành động đó. Thì của câu bị động phụ thuộc vào thì của câu chủ động ban đầu. |
Khi sử dụng câu bị động, đối tượng trở thành chủ đề chính của câu, làm tăng sự lưu ý và nhấn mạnh vào hành động được thực hiện đối với đối tượng đó. Việc này giúp tạo ra sự thay đổi trong cấu trúc và ngữ pháp của câu, đồng thời mang lại sự phong phú và linh hoạt trong việc diễn đạt ý nghĩa.
IZONE đã có bài viết cung cấp kiến thức cụ thể về câu bị động, mời bạn ghé qua để cùng học nhé!
Tuy nhiên bên cạnh các cấu trúc bị động truyền thống, còn có các cấu trúc câu bị động đặc biệt khác. Để tìm hiểu sâu hơn chúng mình cùng đến phần tiếp theo nhé!
Các dạng bị động đặc biệt
Câu bị động đặc biệt với 2 tân ngữ
Câu bị động với 2 tân ngữ là 1 dạng bị động đặc biệt khá thường gặp. Trong một câu, chúng ta thường gặp hai loại tân ngữ: trực tiếp và gián tiếp. Tân ngữ trực tiếp liên quan trực tiếp hoặc gần gũi nhất với động từ chính. Tân ngữ gián tiếp chỉ định một vật, người hoặc sự việc mà không trực tiếp chịu tác động từ động từ chính, thường có mối quan hệ nhẹ nhàng hơn.
Đặc biệt, cấu trúc bị động của câu được biến đổi theo 2 cách khác nhau, cụ thể như sau.
Câu chủ động | Câu bị động | |||
| TH1: Tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ
TH2: Tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ
| |||
Ví dụ: Henry bought his girlfriend a mobile phone yesterday. (Henry mua cho bạn gái anh ấy 1 chiếc điện thoại di động hôm qua) | => Henry’s girlfriend was bought a mobile phone yesterday. => A mobile phone was bought for Henry’s girlfriend yesterday. |
Câu bị động có V + V-ing
Câu bị động này thường được áp dụng với các động từ sau: admit, avoid, deny, dislike, enjoy, fancy, hate, imagine, involve, like, love, mind, regret….etc
Cấu trúc biến đổi cụ thể như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | ||
|
| ||
Ví dụ: I dislike your boyfriend looking at my shoes like that. (Tôi không thích bạn trai của bạn nhìn tôi như vậy) | I dislike my shoes being looked like that. |
Câu bị động với động từ tri giác
Động từ tri giác, còn được biết đến như động từ nhận thức, đó là nhóm từ được sử dụng để miêu tả cảm nhận của chủ thể thông qua các giác quan như thị giác, thính giác và thần kinh. Một số ví dụ phổ biến về các động từ này bao gồm “see”, “watch”, “notice”, “hear”, “look”,…
Cấu trúc biến đổi cụ thể như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | ||
|
| ||
Ví dụ: People saw Mia stealing money from the house | Ví dụ: Mia was seen stealing money from the house. |
Câu bị động “kép”
Câu bị động kép là 1 cấu trúc khá phức tạp và chia ra nhiều cấu trúc nhỏ, để hiểu rõ hơn bạn hãy tham khảo bài Bị động kép là gì? Tổng hợp lý thuyết & Bài tập vận dụng của IZONE nhé!
Cấu trúc chung như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | |||
|
hoặc
| |||
Ví dụ: My teacher said my best friend is the most excellent student in the class | >> It’s said that my best friend is the most excellent student in the class. hoặc >> My best friend is said to be the most excellent student in the class. |
Câu bị động với câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh, một loại câu có dạng bị động đặc biệt, thường không có chủ ngữ và do đó việc bị động hay không bị động cũng không quá quan trọng. Tuy nhiên, dạng bị động của câu mệnh lệnh vẫn thường được sử dụng vì nó có vẻ lịch sự và nhẹ nhàng hơn.
Các cấu trúc bị động với câu mệnh lệnh thường gặp như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | ||
Ví dụ: It’s my duty to pick my brother up. (Nhiệm vụ của tôi là đón em trai tôi) |
Ví dụ: I am supposed to pick my brother up. | ||
Ví dụ: It’s necessary to raise about environmental problem in the conference. (Việc đưa ra vấn đề môi trường là rất cần thiết trong buổi hội thảo) |
Ví dụ: The environmental problem should be raised in the conference. | ||
Ví dụ: Switch off the radio, please! (Làm ơn hãy tắt đài) |
Ví dụ: The radio should be switched off. |
Câu bị động mang ý nghĩa “Nhờ ai làm gì”
Cấu trúc cụ thể như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | ||||
hoặc
|
hoặc
| ||||
Ví dụ:
| Ví dụ:
|
Câu bị động với MAKE/LET
Cấu trúc cụ thể như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | |||||
hoặc
|
hoặc
hoặc
| |||||
Ví dụ:
hoặc
| Ví dụ:
hoặc
|
Câu bị động với 7 động từ đặc biệt
Với trường hợp này, cấu trúc câu bị động đặc biệt được áp dụng cho các động từ như: Suggest, Recommend, Request, Require, Order, Demand, Insist
Cấu trúc cụ thể như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | ||
|
| ||
Ví dụ: My mentor recommended that my essay should be longer. (Người hướng dẫn của tôi khuyên rằng bài văn của tôi nên dài hơn) | Ví dụ: It was recommended that my essay should be longer. |
Câu bị động với chủ ngữ giả IT
Cấu trúc cụ thể như sau:
Câu chủ động | Câu bị động | ||
|
| ||
Ví dụ: It is difficult for her to do the exam in 45 minutes (Rất khó cho cô ấy khi phải làm bài kiểm tra trong 45 phút) | Ví dụ: It is difficult for the exam to be done by her in 45 minutes. |
Các trường hợp không sử dụng câu bị động
Bị động là một cấu trúc hay và ăn điểm nhưng có 1 số trường hợp để đảm bảo về mặt ý nghĩa ta không nên sử dụng bị động. Cụ thể các trường hợp đó được thể hiện qua các ví dụ như sau:
Khi người nói không quan tâm đến người hoặc vật làm hành động:
- Ví dụ: “The sun rises in the east.” (Mặt trời mọc ở phía đông.)
Khi người nói muốn nhấn mạnh người hoặc vật thực hiện hành động:
- Ví dụ: “She built the house with her own hands.” (Cô ấy xây dựng ngôi nhà bằng chính đôi tay của mình.)
Khi câu văn trở nên khó hiểu hoặc không tự nhiên khi sử dụng cấu trúc bị động:
- Ví dụ: “My family saw a new house that we wanted to hire last night.” (Gia đình tôi đã đi xem ngôi nhà mới mà chúng tôi muốn thuê tối qua.)
Khi người nói muốn tránh sự lộn xộn hoặc không muốn đặt nặng trọng tâm vào người hoặc vật thực hiện hành động:
- Ví dụ: “The company will announce the new policy tomorrow.” (Công ty sẽ thông báo chính sách mới vào ngày mai.)
Khi câu văn sử dụng ngôi thứ ba số ít và động từ đều là động từ tobe:
- Ví dụ: “He is a doctor.” (Anh ấy là một bác sĩ.)
Trong những trường hợp này, việc sử dụng cấu trúc chủ động là phù hợp và tự nhiên hơn.
Bài tập vận dụng cấu trúc bị động đặc biệt
Viết lại câu với cấu trúc bị động đặc biệt
- Jim gave me a bottle of orange juice made by her mom.
- Amore Pacific introduced customers a new product.
- The teacher gets the students to clean the floor.
- The government reports that the terrorist is in the park.
- People think that the new president is a good man.
- My neighbor makes me get up early every day.
- My parents let me travel with my friends next week.
- Don’t throw the rubbish here!
- Tie your hair!
- Lisa has her mother cook her lunch.
- The boss makes the staff do an extra hour.
- A bottle of orange juice made by Jim’s mom was given to me.
- A new product is introduced to customers by Amore Pacific.
- The teacher gets the floor cleaned by the students.
- The terrorist is reported to be in the park.
- It isn’t thought that the new president is a good man.
- I am made to get up early every day by my neighbor.
- I was allowed to travel with my friends next week.
- Let not rubbish be thrown here!
- Let your hair be tied!
- Lisa had her lunch cooked by her mother.
- The staff are made to do an extra hour.
Vậy là qua bài viết này IZONE đã cung cấp cho bạn 1 lượng kiến thức khá lớn về câu bị động và các dạng đặc biệt của nó. Mong rằng bạn sẽ áp dụng nó vào quá trình học của mình. Chúc bạn học tốt!