Ngành sư phạm Tiếng Anh là gì? Cơ hội việc làm của ngành sư phạm Anh
Bạn có niềm đam mê với tiếng Anh và đang hướng tới sự nghiệp trong ngành Sư phạm Tiếng Anh? Tuy nhiên, bạn vẫn còn băn khoăn về những kiến thức cần học và chương trình đào tạo của ngành này. Đừng lo lắng, hãy cùng IZONE tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để khám phá tất cả những điều bạn cần biết về ngành học thú vị này.
Ngành Sư phạm Tiếng Anh là gì?
Ngành Sư phạm Tiếng Anh (English Language Teacher Education) là chương trình đào tạo bậc cử nhân, trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, và phẩm chất đạo đức cần thiết để giảng dạy Tiếng Anh trong các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, và khoa Sư phạm Tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. |
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh còn có cơ hội tiếp tục học tập và nâng cao trình độ ở các bậc học cao hơn.
Rất nhiều bạn thường nhầm lẫn ngành sư phạm Tiếng Anh và ngành ngôn ngữ Anh. Vì vậy bạn cần phân biệt rõ 2 ngành này.
- Sư phạm Tiếng Anh: Ngành học tập trung vào đào tạo giáo viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm và đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh. Trong ngành sư phạm Tiếng Anh, sinh viên sẽ được học thêm các bộ môn về tâm lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm ngoài việc học các kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ Anh.
- Ngôn ngữ Anh: Chương trình đào tạo đa dạng và rộng hơn như ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các khía cạnh khác xoay quanh Tiếng Anh. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp bao gồm: dịch thuật, biên dịch và phiên dịch…
Xem thêm: Xét tuyển Đại học Kinh tế Quốc dân 2024: Những lưu ý mới
Khung chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh
Nhiều bạn thắc mắc ngành sư phạm Anh là học những gì rồi học sư phạm Anh có khó không thì bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của Đại học sư phạm Hà Nội dưới đây.
I. Khối kiến thức chung theo trường (The school’s general knowledge block) | |||
1 | Triết học Mác – Lênin (Marxist-Leninist philosophy) | 13 | Thống kê xã hội học (Sociological Statistics) |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Marxist-Leninist Political Economy) | 14 | Giáo dục thể chất 1 (Physical Education 1) |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học (Scientific Socialism) | 15 | Giáo dục thể chất 2 (Physical Education 2) |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of the Communist Party of Vietnam) | 16 | Giáo dục thể chất 3 (Physical Education 3) |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh’s Ideology) | 17 | Giáo dục thể chất 4 (Physical Education 4) |
6 | Tiếng Pháp 1 (French 1) | 18 | Đường lối quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam (National Defense and Security Guidelines of the Communist Party of Vietnam) |
7 | Tiếng Nga 1 (Russian 1) | 19 | Công tác quốc phòng và an ninh (Defense and security work) |
8 | Tiếng Trung 1 (Chinese 1) | 20 | Quân sự chung (General Military) |
9 | Tiếng Pháp 2 (French 2) | 21 | Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật (Infantry and tactical combat techniques) |
10 | Tiếng Nga 2 (Russian 2) | 22 | Tiếng Việt thực hành (Practical Vietnamese) |
11 | Tiếng Trung 2 (Chinese 2) | 23 | Nghệ thuật đại cương (General Art) |
12 | Tâm lý học giáo dục (Educational Psychology) | 24 | Tin học đại cương (General Informatics) |
II. Khối kiến thức chung nhóm ngành (General knowledge of industry groups) | |||
25 | Nhập môn Khoa học xã hội và nhân văn (Introduction to Social Sciences and Humanities) | 28 | Cơ sở văn hoá Việt Nam (Vietnamese Cultural Institutions) |
26 | Nhân học đại cương (General Anthropology) | 29 | Lịch sử văn minh thế giới (History of World Civilization) |
27 | Xã hội học đại cương (General Sociology) | ||
III. Khối kiến thức đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm (Knowledge of training and training pedagogical capacity) | |||
30 | Giáo dục học (Education) | 38 | Thực tập sư phạm II (Pedagogical Internship II) |
31 | Lí luận dạy học (Teaching theory) | 39a | Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh (Theory and methods of teaching English) |
32 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (Regular pedagogical training) | 39b | Lý luận dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Anh (Teaching theory for English competency development) |
33 | Xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh (Develop an English teaching plan) | 40a | Giao tiếp sư phạm (Pedagogical Communication) |
34 | Thực hành kĩ năng giáo dục (Practicing Educational Skills) | 40b | Phát triển mối quan hệ nhà trường (Developing school relationships) |
35 | Tổ chức dạy học tiếng Anh (Organize English teaching) | 41a | Phát triển chương trình nhà trường (School Program Development) |
36 | Đánh giá trong giáo dục (Assessment in Education) | 41b | Triển khai chương trình giáo dục phổ thông trong nhà trường (Implementing the general education program in schools) |
37 | Thực tập sư phạm I (Pedagogical Internship I) | 42a | Thực hành dạy học tại trường sư phạm (Teaching practice at pedagogical schools) |
42b | Trải nghiệm hoạt động dạy học (Teaching experience) | ||
IV. Khối kiến thức chuyên ngành (Specialized Knowledge) | |||
43 | Phát triển kĩ năng Nghe – Nói 1 (Developing Listening – Speaking Skills 1) | 59 | Phát triển kỹ năng Nghe – Nói 5 (Developing Listening – Speaking Skills 5) |
44 | Phát triển kĩ năng Đọc – Viết 1 (Developing Reading – Writing Skills 1) | 60 | Phát triển kĩ năng Đọc – Viết 5 (Developing Reading – Writing Skills 5) |
45 | Phát triển kĩ năng Nghe – Nói 2 (Developing Listening – Speaking Skills 2) | 61 | Ngôn ngữ học tiếng Anh 1 (English Linguistics 1) |
46 | Phát triển kĩ năng Đọc – Viết 2 (Developing Reading – Writing Skills 2) | 62 | Ngôn ngữ học tiếng Anh 2 (English Linguistics 2) |
47 | Phát triển kĩ năng Nghe – Nói 3 (Developing Listening – Speaking Skills 3) | 63 | Ngữ dụng học (Pragmatics) |
48 | Phát triển kĩ năng Đọc – Viết 3 (Developing Reading – Writing Skills 3) | 64 | Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) |
49 | Kỹ năng phát biểu trước công chúng (Public Speaking Skills) | 65 | Ngôn ngữ học xã hội (Social linguistics) |
50 | Phát triển kĩ năng Nghe – Nói 6 (Developing Listening – Speaking Skills 6) | 66 | Nhập môn biên dịch (Introduction to Translation) |
51 | Phát triển kĩ năng Đọc – Viết 6 (Developing Reading – Writing Skills 6) | 67 | Ngôn ngữ học đối chiếu (Comparative linguistics) |
52 | Phát triển kỹ năng Nghe – Nói 4 (Developing Listening – Speaking Skills 4) | 68 | Ngôn ngữ học trong giảng dạy tiếng Anh (Linguistics in English Teaching) |
53 | Phát triển kĩ năng Đọc – Viết 4 (Developing Reading – Writing Skills 4) | 69 | Văn hoá – Văn minh Anh – Mỹ (Culture – Anglo-American Civilization) |
54 | Tiếng Anh hành chính và văn phòng (Administrative and Office English) | 70 | Văn học Anh – Mỹ (Anglo-American Literature) |
55 | Tiếng Anh trong giao dịch thương mại (English in Commercial Transactions) | 71 | Văn hoá Văn minh Á – Châu (Culture of Asian-Asian Civilization) |
56 | Tiếng Anh tài chính – ngân hàng (English for Finance – Banking) | 72 | Giao tiếp liên văn hoá (Intercultural Communication) |
57 | Phát triển ngôn ngữ lớp học cho giáo viên tiếng Anh (Classroom Language Development for English Teachers) | 73 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh (Application of information technology in English teaching) |
58 | Tiếng Anh viết khoa học (Scientific English Writing) | 74 | Dạy tiếng Anh cho trẻ em (Teaching English to Children) |
V. Khoá luận hoặc tương đương (Thesis or equivalent) | |||
75 | Khóa luận tốt nghiệp (Graduation thesis) | 76 | Phát triển kỹ năng học theo dự án (Develop project-based learning skills) |
Các khối thi xét tuyển được vào Sư phạm Anh
Nếu bạn đã xác định sẽ xét tuyển vào Sư phạm Anh, thì cần hiểu khối nào có thể được sử dụng để xét tuyển Sư phạm Anh. Khi bạn xác định được đúng khối học, bạn sẽ có thể chuẩn bị được tốt nhất.
Khối | Môn học |
A01 | Toán – Lý – Anh |
D01 | Văn – Toán – Anh |
D09 | Toán – Sử – Anh |
D10 | Toán – Địa – Anh |
D11 | Văn – Lý – Anh |
D12 | Văn – Hóa – Anh |
D13 | Văn – Sinh học – Anh |
D14 | Văn – Sử – Anh |
D15 | Văn – Địa – Anh |
D66 | Văn – Anh – Giáo dục công dân |
D72 | Văn – Khoa học tự nhiên – Anh |
D96 | Toán – Anh – Khoa học xã hội |
Danh sách các trường đào tạo và mức điểm xét tuyển ngành sư phạm Anh
Tại Việt Nam, hiện có rất nhiều trường đào tạo ngành sư phạm Anh trải trải dài từ Bắc vào Nam, nếu bạn không biết sư phạm Anh học trường nào thì có thể tham khảo danh sách các trường có tạo ngành sư phạm Anh được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm 2023 |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Hanoi National University of Education – HNUE) | D01 | 27.54 |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Hanoi Pedagogical University 2) | D01, A01, D11, D12 | 26.25 |
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU University of Languages and International Studies – VNU-ULIS) | D01, D78, D90 | 37.21 |
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên (Thai Nguyen University Of Education – TUE) | D01, D09, D15 | 25.88 |
Trường Ngoại Ngữ – Đại Học Thái Nguyên (Thai Nguyen University School of Foreign Languages – SFL) | A01, D01, D15, D66 | 25.9 |
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (Hung Yen University of Technology and Education – UTEHY) | A01, D01, D09, D10 | 22 |
Trường Đại học Hải Phòng (Hai Phong University – HPU) | A01, D01, D06, D15 | 30.5 |
Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm 2023 |
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng (University of Foreign Language Studies, the University of Da Nang – UFL) | D01 | 28.74 |
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (Hue University of Foreign Languages – HUCFL) | D01, D14, D15 | 25.5 |
Đại học Hồng Đức (Hong Duc University – HDU) | A01 D01, D09, D10 | 25.98 |
Đại học Vinh (Vinh University- VINHUNI) | A01, D01, D14, D15 | 25.3 |
Đại học Quy Nhơn (Quy Nhon University – QNU) | D01 | 24.75 |
Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm 2023 |
Đại học Sư phạm TP.HCM (Ho Chi Minh City University of Education – HCMUE) | D01 | 26.62 |
Đại học Sài Gòn (Saigon University – SGU) | D01 | 26.15 |
Đại học Cần Thơ (Can Tho University – CTU) | D01, D14, D15 | 26.1 |
Đại học Đồng Tháp (Dong Thap University – DTHU) | D01; D14; D15; D13 | 23.79 |
Đại học Đồng Nai (Dong Nai University – DNU) | D01; A01 | 24.25 |
Đại học An Giang (An Giang University – AGU) | A01; D01; D09; D14 | 24.18 |
Ngành sư phạm Tiếng Anh ra trường làm gì?
Nếu bạn còn đang lo lắng không biết rằng với ngành sư phạm Anh ra trường trường làm gì thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Bạn sẽ công tác đứng lớp giảng dạy tại các trường công lập và dân lập như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông…hoặc có thể giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ.
Bạn có thể công tác tại các trường đại học. Tuy nhiên thì bạn cần học lên cao hơn ở mức độ thạc sĩ thì mới có thể đứng lớp theo như yêu cầu tuyển của các trường đại học hiện nay.
Bạn là một chuyên viên tư vấn với vai trò định hướng, hỗ trợ sinh viên trong việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp.
Bạn sẽ làm việc với các cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, dịch thuật cho các nhà xuất bản trong và ngoài nước.
Với lợi thế Tiếng Anh, bạn có thể làm hướng dẫn viên các tour du lịch đến các nước sử dụng Tiếng Anh như Anh, Úc, Canada… hoặc các đoàn du khách nước ngoài tới Việt Nam…
TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN IELTS CÁC TRÌNH ĐỘ
Tin tuyển dụng ngành Sư phạm Anh: TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN IELTS CÁC TRÌNH ĐỘ – TRẢI THẢM ĐỎ ĐÓN NHÂN TÀI
Tố chất cần có khi theo ngành sư phạm Anh
Để có thể theo đuổi được ngành sư phạm Anh, sinh viên cần có những tố chất và những kỹ năng sau:
- Khả năng ghi nhớ và có tư duy tốt về mặt ngôn ngữ, có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng
- Có đam mê giảng dạy và có mong muốn được chia sẻ kiến thức với người khác
- Có tính kiên nhẫn cao để có thể giảng dạy được các bạn học sinh ở các trình độ và học lực khác nhau
- Kỹ năng tổ chức và quản lý lớp học linh hoạt giúp tạo môi trường học tập tích cực
- Có tính đạo đức nghề nghiệp cao và có trách nhiệm trong công việc
Đây chỉ là những tố chất cơ bản mà một người theo đuổi ngành sư phạm cần có để chuẩn bị trở thành những người giáo viên giỏi và tâm huyết với nghề.
Các chứng chỉ sư phạm anh cần có
Để trở thành một giáo viên tiếng Anh, đặc biệt là khi bạn muốn dạy học ở bất kỳ đâu không riêng gì các trường công lập nhà nước thì bạn nên có các chứng chỉ sau để chứng minh khả năng và trình độ của mình.
- Chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL: Dùng để chứng minh năng lực cá nhân của bản thân về cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu và học về chứng chỉ này bạn có thể tìm hiểu các khóa học IELTS tại IZONE
- Chứng chỉ TESOL: Chứng chỉ dùng để cấp phép cho người dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác với mình
- Chứng chỉ TEFL: Chứng chỉ này thường được yêu cầu cho những giáo viên muốn dạy tiếng Anh ở các quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính.
- Chứng chỉ CELTA: Chứng chỉ cấp phép cho việc dạy tiếng Anh cho người lớn được cấp phép trên toàn thế giới
Một số câu hỏi thường gặp (FaQs)
Để nói học ngành sư phạm Anh khó hay dễ nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Khả năng của bản thân bạn
- Sự nỗ lực của bạn
- Chương trình đào tạo của trường nơi bạn theo học
Nhìn chung, ngành sư phạm Anh không phải là một học dễ dàng. Tuy nhiên nếu bạn đủ năng lực cùng với sự nỗ lực của bản thân thì bạn hoàn toàn có thể thành công với ngành học này.
Dưới đây là mức lương mà IZONE đã tham khảo được từ các trang tuyển dụng lớn và uy tín như vietnamworks.com, vn.indeed.com… thì mức lương khởi điểm của ngành sư phạm Anh như sau:
- Đối với giáo viên Tiếng Anh: 7 – 10 triệu VNĐ/ tháng
- Phiên dịch viên: 4- 8 triệu VNĐ/ giờ
- Hướng dẫn viên du lịch: 200 – 400.000 VNĐ/giờ.
Lưu ý: Đây chỉ là mức lương để cho bạn tham khảo, mức lương khi ra trường của bạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực của bạn, mức khan hiếm của thị trường tại thời điểm đó, độ phức tạp của công việc…
Theo cổng thông tin điện tử chính phủ, giáo viên Tiếng Anh cần tham gia các kỳ thi cung cấp chứng chỉ Tiếng Anh đạt theo yêu cầu: giáo viên tiểu học và trung học cơ sở cần đạt Tiếng Anh bậc 4 và cấp trung học phổ thông, cao đẳng đại học cần đạt bậc 5.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn nêu rõ 4 đơn vị đủ điều kiện triển khai đánh giá năng lực ngoại ngữ cho giáo viên Tiếng Anh là:
- Đại học sư phạm TPHCM
- Đại học ngoại ngữ – Đại học Huế
- Đại học ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
Theo nghị định của Chính Phủ năm 2020, sinh viên được nhà nước miễn phí học phí và hỗ trợ 3.63 triệu đồng/ tháng để chi trả sinh hoạt phí trong thời gian theo học tại trường.
Ngành sư phạm Tiếng Anh không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ mà còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng giảng dạy, phương pháp sư phạm hiện đại và khả năng tương tác hiệu quả trong môi trường giáo dục.
Với xu hướng toàn cầu hóa và nhu cầu ngày càng tăng về học tiếng Anh, cơ hội việc làm trong ngành sư phạm Anh đang trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như giáo viên Tiếng Anh tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ, chuyên viên đào tạo tại các doanh nghiệp, hoặc thậm chí là giảng viên tại các trường đại học.
Xem thêm một số ngành khác: Ngành Quan Hệ Công Chúng – Ngành “hướng ngoại” đầy tiềm năng