15+ IELTS Speaking Tips thi IELTS Speaking đạt điểm cao – Lời khuyên từ các chuyên gia
IELTS Speaking là một phần thi thách thức đối với nhiều thí sinh, bởi nó đòi hỏi sự linh hoạt, khả năng giao tiếp tự nhiên và sự tự tin. Tuy nhiên, với các IELTS Speaking tips phù hợp và luyện tập đúng cách, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu điểm số từ 6.0-7.0+ IELTS. Dưới đây là 15+ mẹo thi giúp bạn tự tin hơn trong phần thi Speaking.
15 IELTS Speaking Tips thi IELTS Speaking đạt điểm cao
IELTS Speaking Tip 1: Câu trả lời phù hợp với Part, không quá ngắn hay quá dài
Một số thí sinh nghĩ rằng câu trả lời trong phần thi Speaking phải dài nhất có thể, sử dụng nhiều từ vựng và cấu trúc phức tạp để gây ấn tượng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở việc tận dụng từ vựng và cấu trúc tốt, nhưng sai khi kéo dài câu trả lời hoặc làm phức tạp quá mức.
Ví dụ, ở Speaking Part 1, câu trả lời chỉ cần 2-3 câu, đi thẳng vào trọng tâm. Câu trả lời quá dài có thể khiến nội dung rời rạc và dễ mắc lỗi. Ngược lại, trả lời quá ngắn cũng không tốt. Nếu bạn chỉ nói trả lời 1 câu mà không giải thích thêm, câu trả lời sẽ không được đánh giá cao.
Như vậy, độ dài câu trả lời ở mỗi Part mà IZONE khuyến cáo như sau:
- Part 1: 2-3 câu, ưu tiên sử dụng câu ghép.
- Part 2: Nên bám sát vào phần Cue card, độ dài trong khoảng 11 câu. (1 câu mở đầu, mỗi câu gợi ý trong cue card trả lời bằng 1-2 câu, 1 câu kết luận)
- Part 3: 5-6 câu, bố cục chặt chẽ và ngữ pháp, từ vựng nâng cao hơn Part 1.
IELTS Speaking Tip 2: Không học thuộc các câu trả lời
IELTS Speaking Tip thứ 2 mà IZONE dành cho bạn là không nên học thuộc câu trả lời mẫu. Việc học thuộc Sample mẫu cho các chủ để khiến bạn bị thụ động và lệ thuộc. Nếu đi thi “trúng tủ” được câu trả lời đã học thuộc, nhiều thí sinh sẽ trả lời rất lưu loát, trôi chảy, thiếu tính tự nhiên và các giám khảo IELTS sẽ dễ dàng nhận ra điều này.
Thay vì học thuộc câu trả lời có sẵn, bạn nên khai thác các cấu trúc, từ vựng được sử dụng trong các bài Sample này để tự xây dựng câu trả lời cho chính mình.
Tham khảo các bài mẫu IELTS Speaking Sample theo các chủ đề
Để khai thác IELTS Sample hiệu quả, bạn nên:
- Nhại lại theo Sample đề học cách lên xuống giọng, phát âm
- Học IELTS Sample theo chủ đề
- Ghi chú lại những cấu trúc, từ vựng hay
IELTS Speaking Tip 3: Sử dụng filler word một cách hợp lý
Thú thực thì đây chính là một lỗi mà chính các native speaker – người nói bản địa cũng mắc phải khá nhiều. Các filler words như “um”, “uh”, “like”, “right”, “so” hoặc “you know” giúp chúng ta có được khoảng 1 giây để nghĩ ra ý tiếp theo của mình, và có thể giúp cho một bài nói thiếu ý được hoàn thiện hơn.
Nhưng, khi chúng ta lạm dụng những từ đó, cứ cách vài ý lại là một filler words, câu trả lời trong phần thi Speaking của bạn sẽ không thể hiện được sự TRÔI CHẢY, cũng như mất sự TỰ NHIÊN trong câu trả lời, khiến bạn mất điểm trong tiêu chí “Fluency and Coherence”.
Nếu nhận thấy rằng mình đang lạm dụng những filler words này, hãy dần dần chỉ nói ra những từ đó trong đầu của bạn, và rồi chấp nhận những khoảng im lặng trong bài nói của mình.
Để có thể kéo dài thời gian suy nghĩ, các bạn có thể sử dụng mẹo thi Speaking bằng cách áp dụng những cụm từ trong bài viết sau: SPEAKING – NHỮNG CỤM TỪ GIÚP KÉO DÀI THỜI GIAN CHO IELTS SPEAKING
IELTS Speaking Tip 4: Vận dụng tối đa những gì được cung cấp
Cụ thể là trong Speaking Part 2, bạn sẽ được cung cấp một cue card và giấy bút, và đồng thời là 1 phút để viết nháp cho phần thi. Không thí sinh nào nên coi thường đề bài “quá dễ, đơn giản, đã ôn rồi” mà bỏ qua 1 phút nháp chuẩn bị.
Nếu bạn đã từng gặp đề bài, đây là lúc để điểm lại mọi ý mình đã học, sẽ định nói và sắp xếp theo một cấu trúc để ăn điểm đủ phần Fluency & Coherence. Còn nếu bạn chưa từng gặp đề bài đó, 1 phút chuẩn bị sẽ quyết định – make or break cho bài thi của bạn.
Dưới đây là một số IELTS Speaking tips đối với phần IELTS Speaking Part 2:
- Nếu chưa có ý tưởng triển khai rõ ràng, bạn nên bám theo các câu hỏi trong Cue card. Các câu hỏi này sẽ có vai trò dẫn dắt, và việc trả lời tốt, mở rộng dựa trên phần cue card này cũng đã giúp bạn hoàn thành tốt phần thi của mình.
- Nên có một dàn bài với cấu trúc đầy đủ. Một bài nói không nên mở đầu và kết thúc đột ngột, hay không có cấu trúc khiến nội dung lòng vòng, nhảy giữa các ý không liên quan. Cho dù bạn có sử dụng cấu trúc hay như nào mà giám khảo không thể theo dõi thì bạn sẽ không được đánh giá tốt toàn vẹn.
- Chuẩn bị một câu mở đầu hoàn chỉnh. Một mở đầu tốt sẽ tạo ra sự tự tin giúp bạn bình tĩnh với các câu kế tiếp.
- Không nên brainstorm nhiều ý tưởng mà mình không thể mở rộng thêm, không có sự liên kết.
IELTS Speaking Tip 5: Không sợ sai
“Không sợ sai” là một tâm lý giúp bạn tránh những lỗi phát âm, ngữ pháp, từ vựng, nhưng cũng có thể khiến bạn mắc những khuyết điểm về diễn đạt khác. Đương nhiên, không sợ sai không có nghĩa là “nên sai” hay “sai cũng không sao”.
Việc tránh mắc lỗi là tâm lý ai cũng có trong phòng thi Speaking, nhưng với một số, các bạn sẽ lo lắng về việc mắc lỗi ở từng câu từ của mình, dẫn đến những khoảng dừng dài hơn, sự mạch lạc bị gián đoạn bởi sự tự sửa lỗi (self-correction) và ngắc ngứ để nghĩ ra từ hay cấu trúc chính xác nhất có thể.
Thí sinh khi luyện tập cần mạnh dạn và tự tin vào câu trả lời của mình, không nên đặt kỳ vọng có được một câu trả lời hay và hoàn hảo ngay từ đầu. Chúng ta sẽ xây dựng bắt đầu từ sự tự tin đầu tiên, sau đó sẽ sửa những lỗi sau.
IELTS Speaking Tip 6: Không nhầm giữa một giọng địa phương (Accent) và lỗi phát âm
Bất cứ ai nói tiếng Anh cũng nói với một giọng địa phương. Giọng địa phương là một thuật ngữ khá chủ quan. Giọng Mỹ là giọng địa phương với người Anh Quốc, giọng Anh là giọng địa phương với người Mỹ. Có một giọng địa phương duy nhất được chấp nhận rộng rãi là “chuẩn giọng Anh” – chính là giọng Received Pronunciation.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải có được sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng anh phát âm chuẩn và nhận biết được vô vàn đặc điểm của ngôn từ tiếng Anh, tránh được những lỗi thường có. Đồng thời, thí sinh cũng cần làm quen và thành thạo bảng IPA – International Phonetic Alphabet, để có thể tận dụng được từ điển không chỉ để học về nghĩa của từ mà còn cách phát âm chuẩn.
IELTS Speaking Tip 7: Tránh sử dụng từ vựng quá phức tạp
IELTS đánh giá sự đa dạng từ vựng, nhưng không nhất thiết phải sử dụng những từ quá phức tạp. Thực tế, việc lạm dụng từ vựng khó có thể dẫn đến sự không tự nhiên trong cách diễn đạt và tăng nguy cơ mắc lỗi. Thay vào đó, hãy tập trung sử dụng các từ phù hợp với ngữ cảnh và ý nghĩa bạn muốn truyền tải.
Ví dụ, thay vì sử dụng từ “exacerbate” (làm trầm trọng thêm), bạn có thể dùng từ “worsen” (làm tồi tệ hơn) khi nói về một vấn đề xã hội. Cách này vừa rõ ràng, vừa không gây nhầm lẫn cho người nghe.
Nếu có mục tiêu điểm cao, bạn có thể học 120+ từ vựng tiếng Anh 8.0 dễ dàng áp dụng cho nhiều hoàn cảnh.
IELTS Speaking Tip 8: Không lạm dụng idioms
Idioms là một trong những công cụ hữu ích để làm câu trả lời sinh động hơn, nhưng bạn nên tránh lạm dụng. Idioms chỉ nên được sử dụng khi thực sự phù hợp với ngữ cảnh, và nếu không chắc chắn về cách dùng, tốt hơn hết là không nên sử dụng.
Ví dụ, thay vì cố gắng đưa quá nhiều idioms, bạn có thể chỉ cần sử dụng một cụm như “a blessing in disguise” khi nói về một tình huống bất ngờ mang lại lợi ích.
Còn nếu bạn vẫn muốn sử dụng idiom trong phần thi Speaking để gây ấn tượng và đạt điểm cao, bài viết về 120 Idioms cần biết để đạt 7.0+ IELTS sẽ cung cấp 120+ idiom cho IELTS Speaking cùng những lưu ý sử dụng hiệu quả.
IELTS Speaking Tip 9: Thực hành nhiều với các chủ đề quen thuộc
Một trong những cách Speaking IELTS hiệu quả nhất là luyện tập thường xuyên. Với việc luyện tập thường xuyên các chủ đề như Food, Sport, Education… bạn sẽ xây dựng được cho mình vốn từ vựng cũng như cách tư duy, lập luận trong câu trả lời. Đây chính là một IELTS Speaking tip hữu ích mà bạn cần luyện tập thường xuyên, liên tục để đạt được hiệu quả.
Bài viết về IELTS Speaking Vocabulary: Tổng hợp từ vựng theo từng chủ đề mà IZONE đã giới thiệu bao gồm các từ vựng theo chủ điểm cùng cách cải thiện IELTS Speaking hiệu quả.
IELTS Speaking Tip 10: Có thể dùng thêm thông tin không đúng sự thật
Trong IELTS Speaking, bạn không cần phải đưa ra câu trả lời đúng 100% sự thật. Giám khảo sẽ không kiểm chứng lại những thông tin bạn đã nói, vì vậy bạn hoàn toàn có thể sáng tạo và thêm thông tin nếu điều đó giúp bạn trả lời mạch lạc hơn. Ví dụ, nếu được hỏi về một trải nghiệm mà bạn chưa từng có, bạn có thể tưởng tượng ra một tình huống để trả lời.
Tuy nhiên, việc nói ra những thông tin không đúng sự thật cũng yêu cầu bạn lập luận logic và đưa ra những thông tin hợp lý.
IELTS Speaking Tip 11: Một số cách nói để kéo dài thời gian suy nghĩ
Mẹo thi Speaking mà bạn có thể áp dụng khi gặp một câu hỏi chưa biết cách trả lời là dùng một số cách nói để kéo dài thời gian suy nghĩ.
Một số mẫu câu dưới đây sẽ giúp bạn “câu giờ” thêm khoảng vài giây để phát triển ý tưởng:
- That’s an interesting question. (Câu hỏi này thú vị đấy!)
- Well, some people say that is the case, however I think,… (Ờm, một số người cho rằng trường hợp này là đúng, tuy nhiên tôi lại nghĩ là …)
- I haven’t really thought much about it, but I would say … (Tôi chưa thực sự suy nghĩ quá nhiều về vấn đề này, nhưng tôi cho rằng …)
- Let me see. (Để tôi xem nào.)
- Well, that depends on a few things. (Ờm, vấn đề này còn phụ thuộc vào một số thứ nữa.)
IELTS Speaking Tip 12: Chỉ ghi chú từ khóa trong phần chuẩn bị của Part 2
Trong phần thi Speaking Part 2, bạn có 1 phút để suy nghĩ, ghi chú ý tưởng và 2 phút để nói. Với thời gian ngắn ngủi chỉ trong vòng 1 phút, bạn chỉ nên ghi ra những từ vựng quan trọng (keyword), những từ vựng có vai trò giúp bạn phát triển ý tưởng, những từ vựng nâng cao bạn muốn áp dụng và cả những idiom hay.
Bên cạnh đó, dù 1 phút là rất ngắn nhưng để trả lời các ý được trôi chảy, bạn nên luyện tập để quá trình note ý tưởng chỉ diễn ra trong khoảng 30 giây, và dành 30 giây còn lại để xem lại, luyện nói để liên kết các ý.
Một số lưu ý khi take note 1 phút IELTS Speaking Part 2:
- Nên brainstorm theo sườn Cue card
- Take note bằng tiếng Anh
- Chỉ ghi ra keywords, thường là các loại từ Nouns, ADJ/ADV, Verb, Phrase Verb
- Tập trung vào ideas và vocabs, tránh cân nhắc quá nhiều về ngữ pháp gây mất thời gian
IELTS Speaking Tip 13: Dùng đa dạng cấu trúc ngữ pháp
Grammatical Range and Accuracy là một trong 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking, vậy nên một mẹo thi Speaking là bạn nên sử dụng linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp: câu đơn, câu ghép, mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, câu bị động… để phần nói của mình được đa dạng và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, bạn cần nắm chắc cách sử dụng các cấu trúc này để tránh bị trừ điểm.
Bạn hãy luyện tập sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong các bài nói. Ví dụ, trong Part 2, bạn có thể dùng câu phức như “The person who inspires me the most is my father.” Trong Part 3, thử sử dụng câu điều kiện: “If more people used public transport, pollution would decrease.” Quan trọng là phải đảm bảo các câu phức tạp được sử dụng chính xác.
Bạn có thể tìm hiểu về cách dùng 60+ cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh.
IELTS Speaking Tip 14: Paraphrase câu hỏi
Paraphrase là cách diễn đạt lại câu hỏi bằng từ ngữ khác để tránh lặp lại và thể hiện sự linh hoạt trong ngôn ngữ. Nếu chỉ lặp lại nguyên văn câu hỏi, bài nói sẽ thiếu tự nhiên và không được giám khảo đánh giá cao. Bên cạnh đó, Paraphrasing cũng giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ trước khi trả lời.
Giải pháp là sử dụng từ đồng nghĩa hoặc thay đổi cấu trúc câu hỏi. Ví dụ, nếu câu hỏi là “Do you think technology has improved education?”, bạn có thể trả lời “In my opinion, technology has significantly enhanced the education system.” Luyện tập
IELTS Speaking Tip 15: Mở rộng câu trả lời
Mở rộng câu trả lời giúp bạn thể hiện khả năng ngôn ngữ và đạt điểm cao hơn ở tiêu chí Fluency and Coherence. Nếu chỉ trả lời ngắn gọn như “Yes” hoặc “No,” giám khảo sẽ không thể đánh giá được khả năng diễn đạt của bạn. Việc giải thích, đưa ra ví dụ hoặc nêu quan điểm cá nhân sẽ làm cho câu trả lời thêm sâu sắc và có mạch lạc hơn.
Để mở rộng câu trả lời, bạn có thể thêm chi tiết hoặc ví dụ. Ví dụ, khi được hỏi: “Do you like traveling?”, thay vì trả lời ngắn, bạn có thể nói: “Yes, I love traveling because it helps me explore new cultures. Last year, I went to Japan and it was a fantastic experience”.
Tìm cách mở rộng câu trả lời cũng là vấn đề chung của nhiều thí sinh. Vậy thì trong phần dưới đây, hãy cùng IZONE tìm hiểu cách mẹo kéo dài câu trả lời trong phần thi Speaking ở cả 3 part nhé!
Cách kéo dài câu trả lời IELTS Speaking ở 3 Part
IELTS Speaking Part 1 yêu cầu thí sinh trả lời nhanh chóng các câu hỏi ngắn về bản thân và cuộc sống hàng ngày. Mặc dù không cần phải trả lời quá dài, nhưng bạn cần mở rộng câu trả lời một cách tự nhiên để thể hiện khả năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy và mạch lạc.
- Đưa thêm thông tin dẫn chứng, ví dụ, câu chuyện minh họa
IELTS Speaking tips mà bạn có thể áp dụng để kéo dài câu trả lời là đưa thêm các ví dụ, minh chứng. Bằng những minh chứng trực quan giám khảo có thể hiểu rõ hơn ý tưởng mà bạn muốn truyền đạt.
Ví dụ:
“What kind of food do you like?”
Thay vì trả lời đơn giản “I like Italian food,” hãy bổ sung ví dụ như: “I particularly love Italian food, especially pasta. I remember when I tried homemade pasta in a small restaurant in Rome—it was the best meal I’ve ever had.”
- Đưa thông tin đối lập
Đưa ra thêm thông tin đối lập, trái chiều cũng là mẹo thi Speaking giúp kéo dài câu trả lời của bạn, thể hiện câu trả lời đã chiều và đưa ra nhiều góc nhìn phong phú hơn. Sử dụng từ nối but, however để nối tiếp giữa 2 thông tin.
Ví dụ: “I enjoy reading, but some people think it’s a waste of time. However, for me, it’s a great way to relax and learn new things at the same time.”
- So sánh với trước đây, quá khứ
So sánh giữa hiện tại và quá khứ là một kỹ thuật tuyệt vời để mở rộng câu trả lời (IELTS Speaking techniques). Mẹo thi Speaking này sẽ giúp câu trả lời của bạn đa dạng và giàu ý nghĩa hơn.
Ví dụ:
“How do you usually travel to work or school?”,
Bạn có thể trả lời: “I usually take the bus now, but when I was younger, I used to walk to school every day because it was much closer to my home.”
- Nói về dự định, dự đoán trong tương lai
Bên cạnh nói về quá khứ, chia sẻ về dự định tương lai cũng là một IELTS Speaking Tips bạn có thể áp dụng vào phần thi Speaking của mình. Đặc biệt, khi trả lời các câu hỏi liên quan đến trải nghiệm hoặc sở thích, bạn có thể mở rộng bằng cách nói về dự định hoặc mục tiêu trong tương lai.
Ví dụ:
“Do you enjoy traveling?”
Bạn có thể nói: “Yes, I love traveling. In the future, I plan to visit Japan because I’m fascinated by its culture and history.”
- Nêu cảm xúc cá nhân
IELTS Speaking Tips tiếp theo mà bạn có thể áp dụng là đưa thêm các câu bày tỏ cảm xúc của mình về vấn đề được hỏi. Thêm cảm xúc cá nhân vào câu trả lời giúp tạo sự kết nối và làm cho bài nói của bạn tự nhiên hơn.
“What do you do in your free time?”
Thay vì trả lời chỉ đơn giản “I like playing sports,”
Bạn có thể mở rộng: “I love playing basketball in my free time because it makes me feel energetic and relieves my stress after a long day.”
- Khi gặp câu hỏi về chủ đề, lĩnh vực mới
Khi bạn nhận được một chủ đề mà bạn chưa từng suy nghĩ đến hoặc không có nhiều kiến thức về, điều quan trọng là không hoảng loạn. Bạn có thể kéo dài câu trả lời bằng cách nêu suy đoán và liên kết với kinh nghiệm cá nhân. Điều này giúp bạn giữ vững mạch nói và thể hiện khả năng suy nghĩ linh hoạt.
“Although I’m not very familiar with this topic, I believe that…” (Mặc dù tôi không quen thuộc với chủ đề này lắm, nhưng tôi cho rằng…)
“I haven’t thought about this before, but if I had to guess, I would say that…” (Tôi chưa từng nghĩ về điều này trước đây, nhưng nếu phải đoán, tôi sẽ nói rằng…)
“From what I’ve seen or heard, I think that…” (Dựa trên những gì tôi đã thấy hoặc nghe, tôi nghĩ rằng…)
“This might not be entirely accurate, but in my opinion…” (Điều này có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng theo ý kiến của tôi…)
Ví dụ:
Describe a time when you had to learn something new in a short amount of time.
Câu trả lời:
“Although I haven’t had to learn anything major under time pressure recently, I can imagine that if I had to learn a new language quickly, it would be very challenging. For example, if I had to move to a foreign country and pick up the language in a short amount of time, I would probably focus on learning basic phrases and expressions that are necessary for daily life.”
- Khi gặp một chủ đề khó
Nếu bạn gặp một chủ đề khó, cách tốt nhất để kéo dài câu trả lời là giải thích chi tiết từng khía cạnh của vấn đề và thêm ví dụ minh họa. Bạn có thể bắt đầu bằng cách diễn đạt rằng bạn không quen thuộc với chủ đề đó nhưng sẽ cố gắng giải thích từ góc nhìn của mình.
“That’s a challenging question, but I’ll try to answer it to the best of my ability.” (Đó là một câu hỏi khó, nhưng tôi sẽ cố gắng trả lời hết khả năng của mình.)
“I’m not an expert on this, but from my understanding…” (Tôi không phải là chuyên gia về điều này, nhưng theo hiểu biết của tôi…)
“This topic is quite complex, but one aspect that stands out to me is…” (Chủ đề này khá phức tạp, nhưng một khía cạnh nổi bật với tôi là…)
“Let me break this down into a few points to make it clearer…” (Hãy để tôi phân chia nó thành vài điểm để làm rõ hơn…)
Ví dụ:
Câu hỏi: Describe how technology has changed the way we work.
Câu trả lời:
“That’s a challenging topic, but I’ll do my best to explain. Technology has certainly transformed the workplace in many ways. For instance, nowadays, many people work remotely thanks to the internet and advanced communication tools. This allows for more flexibility, but it can also make it difficult to maintain a healthy work-life balance. Another change is that automation is replacing some manual jobs, which could lead to unemployment in certain sectors. Although I’m not an expert, I believe the impact of technology on work will continue to evolve.”
- Khi bị ý từ, không biết cách diễn đạt ý
Trong trường hợp bạn đang nói và bị bí ý hoặc không biết cách diễn đạt, bạn có thể sử dụng các cụm từ chuyển tiếp để kéo dài thời gian suy nghĩ mà vẫn duy trì được mạch nói. Điều này giúp bạn tổ chức lại ý tưởng mà không làm gián đoạn câu trả lời.
“Let me think about that for a moment…” (Hãy để tôi nghĩ về điều này trong giây lát…)
“That’s a good question, let me see how I can explain this clearly…” (Đó là một câu hỏi hay, hãy để tôi xem cách giải thích rõ ràng điều này…)
“What I’m trying to say is…” (Ý tôi muốn nói là…)
“I need a moment to gather my thoughts…” (Tôi cần một chút thời gian để sắp xếp ý tưởng của mình…)
“Another way to look at this is…” (Một cách khác để nhìn vào vấn đề này là…)
Ví dụ:
Câu hỏi: Describe a person who has had a positive influence on your life.
Câu trả lời:
“That’s a good question, let me think about it for a second. Well, I would say my father has had the most positive influence on my life. He’s always been supportive of everything I do and has taught me valuable life lessons. For instance, he constantly encourages me to work hard and stay focused, which has helped me in both my academic and personal life.”
Phần IELTS Speaking Part 3 yêu cầu bạn phân tích sâu hơn về các câu hỏi mang tính khái quát hoặc trừu tượng. Để kéo dài câu trả lời trong phần này, bạn cần sử dụng các kỹ thuật phân tích và lập luận chặt chẽ.
- Paraphrase câu hỏi
Part 3 đưa ra những câu hỏi có mức độ khó hơn, vì vậy áp dụng kỹ thuật paraphrase lại câu hỏi chính là một mẹo thi Speaking giúp bạn có thể 1 chút thời gian để có thêm ý tưởng đồng thời kéo dài thêm câu trả lời.
Ví dụ
“What are the benefits of technology in education?
Bạn có thể mở đầu: “I think technology has had a significant impact on education, particularly in terms of accessibility and learning efficiency.”
- Đưa ra lý do
Sau khi trả lời, bạn nên giải thích lý do tại sao bạn có quan điểm đó. Điều này giúp mở rộng câu trả lời một cách tự nhiên.
Ví dụ, sau khi đưa ra quan điểm về công nghệ trong giáo dục, bạn có thể nói: “One reason for this is that students can access a wide range of resources online, which enhances their learning experience.”
- Nêu ví dụ
Cách làm bài Speaking IELTS Part 3 của bạn được mở rộng hơn đó là đưa thêm ví dụ. Ví dụ cụ thể giúp minh chứng cho luận điểm của bạn và mở rộng câu trả lời một cách hợp lý. Ví dụ, khi nói về tác động của công nghệ, bạn có thể thêm: “For instance, during the pandemic, many students benefited from online learning platforms like Zoom, which allowed them to continue their studies without interruption.”
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp trước khi thi IELTS Speaking
Nếu không nghe rõ câu hỏi, bạn có thể yêu cầu giám khảo nhắc lại một lần nữa. Giám khảo sẽ không trừ điểm bạn, tuy nhiên nếu việc này diễn ra nhiều lần, giám khảo sẽ trừ điểm ở khả năng nghe hiểu của bạn.
Không, bạn không thể xin đổi chủ đề. Giám khảo sẽ đưa cho bạn một chủ đề cùng với Cue card để bạn dựa vào trả lời.
Không, bạn không được chọn chủ đề. Giám khảo sẽ đưa ra một chủ đề đã được chuẩn bị sẵn.
Bạn có thể đăng ký thi Speaking cùng ngày hoặc trước/sau các phần thi còn lại, nhưng thời gian chênh lệch không quá 1 tuần.
Phần trả lời của bạn phải kéo dài từ 1 – 2 phút. Lý tưởng nhất là từ 1 phút 30 giây – 2 phút để đáp ứng tiêu chí Fluency and Coherence.
Không, giám khảo sẽ dừng bạn lại khi thời gian vượt quá 2 phút.
Nếu gặp câu hỏi khó và không biết câu trả lời, bạn có thể trả lời một cách khéo léo, ví dụ: “I’m not sure, but I think…”. Điều này vẫn đảm bảo cấu trúc câu trả lời hợp lý và không làm giảm điểm.
Giám khảo có thể dừng bạn vì ba lý do: bạn nói quá thời gian, họ đã đánh giá đủ khả năng của bạn, hoặc câu trả lời của bạn đã đi lạc hướng.
Giám khảo không chấm điểm dựa trên giọng Anh hay Mỹ. Quan trọng là phát âm rõ ràng, dễ hiểu. Không cần phải cố giả giọng nước ngoài.
Part 1 là các câu hỏi về cuộc sống cá nhân, giống như một buổi phỏng vấn. Part 3 yêu cầu bạn thảo luận các vấn đề tổng quan hơn, liên quan đến chủ đề ở Task 2.
Nên. Ví dụ giúp làm rõ ý tưởng của bạn và chứng minh rằng bạn hiểu rõ câu hỏi của giám khảo.
Không. Đây là phần thi kiểm tra khả năng ngôn ngữ của bạn, giám khảo sẽ không trả lời câu hỏi của bạn.
Việc áp dụng các mẹo thi Speaking hiệu quả sẽ giúp bạn không chỉ kéo dài câu trả lời một cách tự nhiên mà còn thể hiện rõ ràng khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt. Tìm hiểu thêm nhiều mẹo học, thông tin bổ ích tại chuyên mục IELTS Speaking của IZONE.