IELTS Speaking Sample: Tổng hợp các bài Speaking IELTS mẫu hay
Bài viết dưới đây IZONE tổng hợp các bài Speaking IELTS mẫu cực kỳ chất lượng. Cùng tham khảo nhé!
Cấu trúc bài thi IELTS Speaking
Phần thi IELTS Speaking bao gồm 3 phần: Introduction and Interview, Individual long turn và Discussion. Cụ thể như sau:
IELTS Speaking Sample: Tổng hợp các bài Speaking IELTS mẫu hay
Dưới đây là một số bài mẫu cho các Topic thường gặp trong đề thi IELTS Speaking mà IZONE đã tổng hợp được để các bạn có thể tham khảo:
- IELTS Speaking Sample Topic Work & Study
- IELTS Speaking Sample Topic Environment
- IELTS Speaking Sample Topic Modern Technology
Kinh nghiệm đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là điều mà hầu hết các thí sinh vô cùng chủ quan. Việc biết trước được những gì sẽ xảy ra trong phần thi Speaking của mình giúp bạn nắm được thế chủ động, từ đó tự tin, bình tĩnh và thoải mái hơn trong quá trình thực hiện phần thi. Dưới đây là một số câu hỏi cực kỳ đơn giản mà thí sinh cần biết rõ đáp án:
- Một bài thi nói thường kéo dài trong bao lâu?
- Gồm bao nhiêu phần? Thời lượng mỗi phần là bao nhiêu?
- Những tiêu chí đánh giá bài thi nói và cần đặc biệt chú trọng điểm gì ở mỗi tiêu chí này?
- Ai chấm điểm phần thi của bạn? Giám khảo hay một người khác?
Nếu bạn còn chưa rõ đáp án của các câu hỏi này, hãy truy cập vào website của Học viện đào tạo IELTS IZONE để tìm thông tin chính xác.
Khi thực hiện bài thi, thí sinh cần cố gắng tập trung vào những thông tin thực sự cần thiết thay vì trả lời lan man những thứ bạn nghĩ ra trong đầu. Nhiều bạn thường lạc đề do mở rộng quá nhiều trong lúc nói, dẫn đến việc mất điểm trong tiêu chí Coherence and Cohesion.
Bạn có thể tham khảo cách trả lời theo motif dưới đây để vừa có thể mở rộng, “show” kỹ năng vừa trả lời đúng trọng tâm:
Example: What color do you like most? (Bạn thích màu sắc nào nhất?)
Phần mở đầu | Hmmm…. it’s hard to choose because I like all colors but… (Điều này thật khó lựa chọn vì tôi thích tất cả các màu, nhưng…) |
Trả lời | I would say yellow would have to be my all-time favourite (Tôi sẽ nói rằng màu vàng là màu sắc tôi thích nhất) |
Lý do/ ví dụ | You know, yellow just makes everything look prettier. It can go well with red, blue or even black! Moreover, I’m in love with summer when the yellow-ish sunlight covers all over the place! It just makes yellow so special to me… (Bạn biết đấy, màu vàng đều khiến mọi thứ trở nên xinh đẹp hơn. Nó có thể hoà hợp với màu đỏ, màu xanh và thậm chí là màu đen! Hơn nữa, tôi thực sự yêu thích mùa hè khi mà ánh nắng vàng bao phủ mọi nơi. Điều này đã làm màu vàng ấy trở nên thật đặc biệt với tôi….) |
Kết luận | So, yeah, if I had to choose one, it would be yellow for sure (Vì thế, nếu tôi buộc phải chọn, đó chắc chắn là màu vàng) |
Thông thường, giám khảo sẽ phản hồi lại câu trả lời đơn giản của thí sinh bằng cách hỏi “tại sao”. Đó là khi bạn cung cấp thông tin khá mơ hồ và chưa đầy đủ để giám khảo có thể đánh giá chính xác trình độ của bạn. Tuy nhiên, nếu như giám khảo cảm thấy phải hỏi bạn “tại sao” để mở rộng câu trả lời quá nhiều lần, bạn có thể bị trừ điểm vì sự thiếu trôi chảy và lưu loát.
Trong thanh điểm IELTS Speaking, để đạt được band điểm 6.0 thí sinh cần phải “sẵn sàng nói các câu dài”. Vì thế, nếu thí sinh trả lời một cách ngắn gọn và quá cụt thì sẽ không có hiệu quả.
Example: Giám khảo: What’s your favourite season? (Mùa yêu thích trong năm của bạn là gì? => Thí sinh: Summer. I suppose (Tôi nghĩ là mùa hè) Giám khảo: Why? (Vì sao?) => Thí sinh: I don’t know I just love it Thay vào đó, bạn nên trả lời Giám khảo: What’s your favourite season? (Mùa yêu thích trong năm của bạn là gì? => Thí sinh: I would say summer is my cup of tea. You know, summer is just great. There are many things to do outside, you can be near the water,… If it’s too hot, it’s better to try some amazing water sports like surfing, sports diving,… |
Một trong những kỹ năng cần phải trau dồi thuần thục để đạt điểm cao trong IELTS Speaking là khả năng đối đáp linh hoạt và không bị ngập ngừng. Chính vì lẽ đó, luyện tập nói mà chưa chuẩn bị trước chính là một cách giúp thí sinh có thể nhuần nhuyễn tư duy nhạy bén và phản xạ.
Đối với Part 2, hãy viết các đề ra giấy và gấp lại, sau đó chọn một đề bất kỳ và triển khai bài nói không cần suy nghĩ. Thời gian đầu, có thể bạn chưa triển khai bài một cách trôi chảy, mạch lạc nhưng dần dần, não bạn sẽ thích ứng với việc phải phản xạ nhanh với tình huống, bạn sẽ làm chủ được bài thi và phát triển ý tưởng, duy trì câu trả lời trong vòng 2 phút hoặc dài hơn.
Đối với Part 1 và đặc biệt ở Part 3, hãy tập thói quen nói không ngập ngừng, phản xạ nhanh với câu hỏi. Tức là khi nhận được đề bài, hãy trả lời ngay những suy nghĩ đang có trong đầu thay vì ấp úng, sử dụng các “filler”. Từ đó, khi vào phòng thi, dưới áp lực của giám khảo và thời gian, bạn có thể bình tĩnh hơn, triển khai bài tốt hơn.
Những lỗi sai thường gặp trong phần thi IELTS Speaking
Một trong những tiêu chí đánh giá điểm phần thi IELTS Speaking là Fluency + Coherence and Cohesion, trong đó tiêu chí này đặc biệt chú trọng đến khả năng thí sinh có thể trả lời chi tiết, mạch lạc và đúng trọng tâm câu hỏi hay không. Chính vì lẽ đó, nhiều thí sinh có xu hướng kéo dài câu trả lời của mình với hy vọng đạt được điểm cao. Tuy nhiên, nếu thí sinh đáp lại quá dài dòng, không trọng tâm, lặp ý và không phù hợp với ngữ cảnh, điều này sẽ trở thành nhược điểm chí mạng khiến các bạn mất điểm.
Trường hợp thí sinh trả lời quá ngắn và cụt, không có giải thích hay diễn giải cũng không thể đạt được band điểm cao, bởi thí sinh không “show” được kỹ năng và kiến thức của mình.
Example:
=> I live in Ha Noi
=> I like yellow |
Thông thường, với part 1, câu trả lời của bạn chỉ nên gói gọn trong từ 2-3 câu.
Các bạn có thể sử dụng các câu dài hơn, với số lượng câu dài hơn để thể hiện được kỹ năng về ngữ pháp và từ vựng của mình ở Part 2 với thời gian tối đa 2 phút.
Với Part 3, các bạn cần diễn giải cụ thể, chi tiết, đúng trọng tâm, nên số câu lý tưởng là 5 – 7 câu.
Đây là lỗi mà rất nhiều thí sinh khi đi thi mắc phải, đặc biệt thường xảy ra ở trường hợp gặp chủ đề quá “khoai” mà thí sinh không có khối từ vựng đa dạng, phong phú. Vì tiêu chí chấm điểm IELTS chú ý vào việc thí sinh có thể đưa ra câu trả lời một cách linh hoạt, tự nhiên, đa dạng trong từ vựng và ngữ pháp, nên chắc chắn việc sử dụng cụm từ trong câu hỏi sẽ gây mất điểm trong mắt giám khảo. IZONE sẽ đưa ví dụ cụ thể như sau:
Example: What kinds of movie do you like? => I’m big on science fiction films/ I’m into science fiction films/ Science fiction films is my cup of tea Ở ví dụ này, thay vì nói I like Science Fiction Films (lặp lại từ “like”), IZONE đã sử dụng các cụm từ khác thay thế với ý nghĩa tương đương nhưng với độ khó cao hơn: Like (v) = be big on = into = my cup of tea |
Example: Do you think history is important? Thay vì trả lời: I think history is very important, thí sinh có thể paraphrase câu hỏi và trả lời như sau: In my opinion, history is extremely crucial/ plays a crucial role in our life |
Các cụm từ “filler” được sử dụng để câu giờ trong trường hợp thí sinh gặp các chủ đề khó và chưa kịp nghĩ ra câu trả lời hay đơn giản khiến cho câu trả lời được tự nhiên hơn. Một số “filler” thường gặp là: I mean, You know/see, Actually, Basically, Well, I think/ suppose,….).
Tuy nhiên, khi thí sinh quá lạm dụng cụm từ này sẽ khiến cho câu trả lời thiếu liên kết, thiếu mạch lạc, tạo độ ngập ngừng quá nhiều trong khi trả lời bài. Tất cả lỗi này sẽ đánh vào tiêu chí “Fluency” và “Coherence and Cohesion” trong IELTS Speaking. Người bản xứ sử dụng cụm từ “filler” trong giao tiếp hằng ngày và trong IELTS Speaking chúng sẽ giúp bạn liên kết câu, kéo léo câu thêm giờ khi bí ý tưởng nhưng nên nhớ rằng nên sử dụng cụm từ “filler” hiệu quả.
Chủ đề được sử dụng để kiểm tra trong IELTS Speaking rất rộng và đa dạng, vì vậy không thể tránh khỏi trường hợp thí sinh bị hỏi những phần nằm ngoài kiến thức của mình và để lại những khoảng lặng không đáng có. Trong tình huống này, thí sinh nên giữ bình tĩnh, tuyệt đối không im lặng quá lâu. Một số câu/ cụm từ có thể sử dụng trong trường hợp này là:
- Well, let me see…
- To be honest, it isn’t something I’ve thought about before
- It’s difficult to say…
- That’s a tricky one…
Ngoài ra, nhiều trường hợp thí sinh muốn sử dụng từ vựng “xịn xò” để gây ấn tượng trong mắt giám khảo mà sẽ ngập ngừng trong khi cố gắng nhớ ra từ vựng ấy. Điều này có thể gây mất điểm ở tiêu chí Fluency, thí sinh nên sử dụng những từ vựng đơn giản hơn nhé!
Trong nhiều tình huống, thí sinh thường cố gắng hỏi ngược lại giám khảo bằng cách:
“I don’t know. What do you think about it?”
Hầu hết trường hợp này, giám khảo sẽ bỏ qua hoặc họ sẽ hỏi ngược lại “I don’t know. What do you think?” (Tôi cũng không biết nữa. bạn nghĩ sao?) và gây ra tình huống rất kỳ cục.
Các bạn nhớ rằng trong lúc thực hiện bài nói IELTS Speaking, bạn là người trả lời câu hỏi và giám khảo là người ra đề. Trường hợp bạn muốn giám khảo giải thích rõ câu hỏi/ không hiểu câu hỏi, khéo léo khi muốn hỏi lại giám khảo bằng cách sau:
- Can you repeat the question, please?
- What do you mean exactly?
- I’m sorry, I didn’t quite catch that. Could you explain what “sth” means, please?
[Xem thêm]: IELTS Speaking Youtube – 5 kênh Youtube giúp bạn học và luyện tập kỹ năng nói
Trong bài viết này IZONE đã tổng hợp các IELTS Speaking Sample và những kinh nghiệm, lưu ý khi học và thi ILETS Speaking. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
GV IZONE: Ngô Đức Lộc