IELTS Speaking 3.0, 3.5 - 4 lỗi thường gặp gây MẤT ĐIỂM

IELTS Speaking 3.0, 3.5 – 4 lỗi thường gặp khiến bạn không thể đạt điểm cao

IELTS Speaking 3.0, 3.5 là mức điểm khá thấp. Vậy làm sao để có thể cải thiện được con số này, làm cho điểm thi IELTS cao hơn. Bài viết này IZONE sẽ chỉ ra những lỗi cơ bản và đưa ra cách khắc phục hiệu quả.

Tại sao bạn chỉ được IELTS Speaking 3.0, 3.5 – 4 lỗi cơ bản thường gặp

Nếu như bạn đã có hiểu biết cơ bản về bài thi IELTS Speaking, Bài viết này sẽ điểm 4 lỗi cơ bản khi làm bài thi Speaking khiến bạn không đạt được điểm cao bao gồm: 

  1. Lỗi kỹ thuật trả lời câu hỏi
  2. Lỗi ngữ pháp
  3. Lỗi về sự trôi chảy
  4. Lỗi phát âm

Tham khảo thêm: Kiểm tra ngay trình độ IELTS 

Lỗi kỹ thuật trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi chưa đúng trọng tâm, đưa ra câu trả lời quá ngắn hoặc quá dài. 

Với lỗi trả lời quá ngắn/quá dài dễ mắc trong Part 1 về các câu hỏi dạng short interview (phỏng vấn ngắn) về bản thân và các chủ đề trong cuộc sống. Nếu gặp chủ đề khó, các bạn dễ bị đưa ra câu trả lời cụt lủn, chỉ trả lời Yes/No và không có phần phát triển ngắn thêm đằng sau. Ngược lại, khi gặp những câu hỏi về những chủ đề bạn biết rõ, bạn dễ bị sa đà và đưa nhiều thông tin không cần thiết và câu trả lời. 

Với lỗi trả lời chưa đúng trọng tâm, các bạn dễ mắc lỗi này trong Part 1 và Part 3, đặc biệt đối với các câu hỏi nghi vấn. Các bạn có xu hướng đưa ra phần giải thích trước khi trả lời trực tiếp vào câu hỏi.

– Câu trả lời chưa đúng trọng tâm

ielts speaking 3.0, 3.5

-> Vấn đề của câu trả lời: Phần dẫn mở đầu đi từ việc nói về các loại tai nghe khác, còn phần cần trả lời là bạn có tai nghe hay không được đẩy xuống gần cuối câu trả lời, có thể cho giám khảo thấy bạn không hiểu và chưa nắm được trọng tâm của câu hỏi. 

– Câu trả lời quá ngắn

ielts speaking 3.0, 3.5

Vấn đề của câu trả lời: Câu trả lời quá ngắn  không đưa ra bất cứ một thông tin gì thêm. Việc này sẽ không có lợi cho phần thi IELTS Speaking bởi vì IELTS là một kỳ thi đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh, nếu bạn chỉ đưa ra một câu trả lời ngắn cụt lủn thì giám khảo sẽ không có gì để đánh và và khó để đánh giá cao khả năng của bạn.

– Câu trả lời quá dài

ielts speaking 3.0, 3.5

→ Vấn đề của câu trả lời: Đây chỉ là một câu trả lời vui. Tuy nhiên bạn có thể để ý rằng với một câu hỏi đơn giản như hỏi về thông tin cá nhân, chúng ta không nên quá “phô diễn” khả năng của mình. Nếu không Giám khảo sẽ có cảm giác như bạn đã “học thuộc” câu trả lời trước đó.

Lỗi ngữ pháp: Trả lời câu hỏi sai thì và chưa có kiểm soát thì tốt

Đối với các câu hỏi speaking ngoài thì hiện tại đơn, các câu hỏi  có thể gài thêm một số “bẫy” liên quan đến các  thì quá khứ hoặc hoàn thành để kiểm tra khả năng kiểm soát các thì trong câu trả lời. 

Lỗi này rất  dễ mắc trong IELTS Speaking Part 2 khi phần câu hỏi này yêu cầu trình bày về một  trải nghiệm  mà bản thân đã thực hiện ở trong quá khứ. Để trả lời cho những câu hỏi dạng này,  thí sinh phải sử dụng thì quá khứ đơn (đôi khi cả quá khứ hoàn thành) để diễn tả một hành động đã xảy ra. 

Tuy nhiên, không phải tất cả thí sinh đều có khả năng kiểm soát được việc này. Khi nói ở thì Quá khứ đơn, vì phải thay đổi dạng của động từ nên dễ gây nhầm lẫn cho các bạn. Các bạn có thể nhớ đổi thì của động từ trong 1-2 câu đầu nhưng về cuối bài thì quên kiểm soát thì và các bạn nhầm sang dùng Hiện tại đơn/Tương lai đơn. 

Ví dụ về việc chưa kiểm soát được thì quá khứ đơn:

ielts speaking 3.0, 3.5

→ Vấn đề của câu trả lời: Những từ được in đậm là những động từ được đưa đúng về thì Quá khứ đơn, trong khi những từ được gạch chân là những động từ vẫn để ở thì Hiện tại đơn. 

Khi càng tập trung nghĩ ý tưởng và cố gắng mở rộng câu trả lời, thí sinh thường có xu hướng vướng phải lỗi ngữ pháp quên hoàn toàn việc phải chia đúng động từ theo thì ở những câu sau.  

Lỗi về sự trôi chảy

Một trong những tiêu chí chấm điểm của IELTS Speaking là Fluency & Coherence (Sự trôi chảy và mạch lạc). Tiêu chí này chiếm 25% điểm bài thi nói và đề cập đến khả năng nói chuyện mượt mà liên tục mà không làm mất tính mạch lạc của bài nói. Chính vì vậy, nếu khi nói còn ngắc ngứ và dừng lâu thì sẽ khiến bài nói không còn trôi chảy nữa. Lỗi này chủ yếu đến từ việc chưa có nhiều idea, cần nhiều thời gian để có câu trả lời, vốn từ và chưa có phản xạ nói tự nhiên và cần thời gian để tăng khả năng nói. 

Lỗi phát âm: Thiếu hoặc phát âm sai ending sound (âm cuối của từ)

Pronunciation (Phát âm) cũng là một trong 4 tiêu chí đánh giá bài thi Speaking của thí sinh. Đây là nền tảng ngôn ngữ nên các bạn cần chú ý luyện phát âm đúng và chính xác ngay từ đầu. Nếu mắc quá nhiều lỗi phát âm sẽ dẫn đến việc giám khảo không thể nghe hiểu hoặc hiểu nhầm ý tưởng câu trả lời của bạn, ảnh hưởng đến điểm của ba tiêu chí kia. 

Trong Tiếng Việt chúng ta không cần phải phát âm những âm cuối của từ, còn đối với Tiếng Anh thì âm cuối là rất quan trọng bởi nó dùng để phân biệt các từ với nhau. 

Ví dụ 1: Các từ thường xuyên thiếu ending sound:

  • life /laɪf/ (cuộc sống)
  • light /laɪt/ (ánh sáng)
  • line /laɪn/ (đường thẳng)
  • like /laɪk/ (thích) 

Đây đều là những từ có có âm đầu là /l/ và âm đôi / aɪ / nhưng âm cuối khác nhau dẫn đến khác nghĩa. Nếu những từ này bạn không bật phụ âm cuối rõ ràng thì người nghe có thể hiểu nhầm thành từ “lie” /laɪ/ (dối trá).

Ví dụ 2: Các từ từ thường xuyên thiếu ending sound cho các danh từ dạng số nhiều, thì quá khứ, chia động từ số ít: 

  • House /haʊs/ (ngôi nhà) – houses /ˈhaʊzɪz/ (những ngôi nhà)
  • Want /wɑːnt/ (mong muốn) – wants /wɑːnts/ (dạng hiện tại đơn cho chủ ngữ số ít) – wanted /ˈwɑːntɪd/ (dạng quá khứ của động từ want)

Cách cải thiện IELTS Speaking 3.0, 3.5

– Tập trả lời vào trọng tâm câu hỏi, sau đó mới phát triển ý mở rộng thêm.  

Ví dụ câu hỏi Part 1: Do Vietnamese people like barbecue?

  • Bước 1: Trả lời trọng tâm câu hỏi Yes/No trước: As far as I am concerned, I think we do. Trả lời trực tiếp vào câu hỏi như thế này cho thấy bạn hiểu câu hỏi và có respond được 
  • Bước 2: Mở rộng câu trả lời: 1-2 câu liên quan đến đến việc “Vietnamese people like barbecue”. 
  • Chi tiết hoá: Người Việt Nam thích barbecue kiểu gì (Kiểu Hàn Quốc): I would say we have a strong preference for Korean-style barbecue, and would often pay visits to Korean barbecue restaurants in town.
  • Chi tiết hoá: Với barbecue kiểu Hàn Quốc thì người Việt Nam thích ăn những món gì: In these restaurants, we could enjoy well-seasoned slices of pork and beef grilled on a disk-like broiler. 

Lưu ý với câu hỏi Part 1 mình chỉ nên dừng phần mở rộng ở khoảng 1-2 câu để tránh bị lạc đề hoặc bí idea khi cố gắng nói dài hơn. 

– Chú ý thì của câu hỏi và luyện tập sử dụng thì quá khứ – thì hoàn thành 

Để có thể khắc phục được các lỗi sai liên quan đến ngữ pháp, trước hết các bạn phải nhận thức được lỗi sai của mình và có ý thức tự sửa luôn ngay trong câu trả lời (self-correction). 

Khi đọc câu hỏi, các bạn cần chú ý đến thì của câu hỏi (qua các động từ, trạng ngữ chỉ thời gian) để xác định trước câu trả lời của mình sẽ đặt ở thì nào. Ngoài ra bạn chú ý cần luyện tập phát âm của các động từ thì quá khứ – hoàn thành. 

ielts speaking 3.0, 3.5– Luyện tập phát âm và sự trôi chảy

Luyện tập Pausing và Chunking (ngắt nghỉ và nói theo cụm từ). Những từ thường xuyên đi cùng với nhau và tạo thành một cụm từ thường dùng trong tiếng Anh gọi là Chunk of words

Chunking có nghĩa là việc học các mẫu câu, cụm từ hoặc cách diễn đạt thông qua ngữ cảnh thay vì một từ riêng lẻ. 

Pausing là luyện tập ngắt nghỉ hợp lý trong câu nói để người nghe hiểu hết nội dung của câu nói trước khi chuyển sang nội dung khác. Phần ngừng này sẽ  đặc biệt quan trọng trong IELTS Speaking Part 2 vì đây có thể xem như là một bài thuyết trình ngắn. 

Để tránh dùng “ah, oh, umm” trong câu, tạm ngừng ngắn (như tạm ngừng dấu phẩy hoặc ngắt giữa các cụm từ) sẽ tốt hơn vì nó là cách tự nhiên mà người bản ngữ sử dụng khi nói. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng 5 cụm từ sau thay cho “Umm … Ahhh …” nhé.

Bên cạnh đó, , bạn có thể kết hợp luyện tập free talk (nói tự do) để tăng khả năng diễn đạt tiếng Anh của bản thân hoặc shadowing để tập phát âm và ngữ điệu của người bản xứ. 

Kết lại, Speaking là kỹ năng cần nhiều thời gian luyện tập và cần tích lũy idea trả lời qua việc luyện tập phát âm, nghe và đọc nhiều. Các bạn không nên đặt yêu cầu quá cao cho bản thân về từ vựng & ngữ pháp trong giai đoạn đầu tập nói. 

Nếu chưa nói tốt các từ vựng cơ bản thì cần chưa cần ép bản thân phải nói những từ nâng cao. Hãy xác định tâm lý không sợ sai, tuy nhiên ở đây không có nghĩa là nên sai mà là không nên hy vọng mọi thứ hoàn hảo ngay từ đầu. 

IELTS Speaking 3.0, 3.5 là một mức điểm thấp nhưng có thể cải thiện nếu bạn thật sự có quyết tâm. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. IZONE hân hạnh được đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục IELTS.

GV IZONE: Hà Linh Chi