IELTS Listening Map Labelling Exercise: Hướng dẫn cách làm chi tiết
IELTS Listening Map Labelling Exercise được đánh giá là dạng bài khó nhất trong phần thi nghe. Theo dõi hướng dẫn cách làm chi tiết cùng IZONE ngay trong bài viết dưới đây.
A. Giới thiệu về dạng bài IELTS Listening Map Labelling Exercise
Đặc điểm chung dạng bài IELTS Listening Map Labelling Exercise
- Dạng bài IELTS Listening Map Labelling Exercise thông thường sẽ rơi vào part 2 trong 4 parts của bài thi IELTS Listening. Part 2 sẽ là một cuộc độc thoại (1 người nói) về một chủ đề mang tính chất thường ngày (Ví dụ: giới thiệu về các thay đổi của một khu dân cư, các địa điểm của một khu bảo tồn thiên nhiên).
- Với dạng bài Map Labelling, thí sinh sẽ được cung cấp một bản đồ với các vị trí trên bản đồ đó. Nhiệm vụ của thí sinh là xác định các vị trí đó tương ứng là địa điểm nào.
- Map Labelling có 2 dạng nhỏ: Điền từ hoặc điền chữ (hoặc số)
Dạng 1: Điền từ
Đây được coi như 1 dạng bài Completion. Thí sinh phải điền chính xác từ mình nghe được vào vị trí trên bản đồ.
Với dạng địa điểm đánh số, địa điểm được coi là câu hỏi. Thí sinh phải nghe và xác định các địa điểm đó nằm trong vị trí nào trong câu hỏi. Với dạng bài này, Số lượng vị trí (LỰA CHỌN) lớn hơn số lượng địa điểm (CÂU HỎI).
Dạng 2: Điền số hoặc chữ cái
Với dạng bài này, các địa điểm đã được mã hóa thành 2 loại. Loại 1 là địa điểm được đánh số (CÂU HỎI), Loại 2 là địa điểm được đánh chữ cái (LỰA CHỌN).
Với dạng bài địa điểm đánh chữ, vị trí trong bản đồ là câu hỏi. Thí sinh phải nghe và xác định với từng vị trí trên bản đồ sẽ tương ứng với địa điểm nào. Với dạng bài này, số lượng địa điểm (LỰA CHỌN) lớn hơn số lượng vị trí (CÂU HỎI).
Trong 2 dạng, dạng bài Map Labelling 2 (vị trí đánh số – địa điểm đánh chữ) được coi là dễ dàng hơn vì thí sinh dễ dàng follow, biết được vị trí nào sẽ được nhắc đến đầu tiên.
Kỹ năng làm bài IELTS Listening Map Labelling Exercise
Dạng bài IELTS Listening Map Labelling Exercise luôn là một trong những dạng bài khó nhằn đối với các sĩ tử. Nếu chỉ bị miss một câu thôi thì rất có thể các bạn cũng sẽ bị miss các câu còn lại?
Vậy kỹ năng làm dạng bài này là gì? IZONE sẽ chia sẻ với các bạn 2 kỹ năng vô cùng quan trọng để hoàn thành xuất sắc dạng bài MAP LABELLING này.
Kỹ năng 1: Nghiên cứu bản đồ
Cũng giống như các dạng bài khác trong Listening IELTS khi các bạn tận dụng thời gian để đọc câu hỏi hay gạch chân key word, với dạng bài map cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, điểm khác biệt của dạng bài map chính là nó không có quá nhiều từ khóa mà đặc thù của dạng bài này yêu cầu người nghe phải nghiên cứu tỉ mỉ về các địa điểm xuất hiện trên bản đồ thay vì chỉ nhìn lướt qua.
Vì vậy, để chiến thắng dạng bài này, việc đầu tiên các bạn cần làm là ‘nghiền ngẫm’, ‘nghiên cứu’ một cách tỉ mỉ. Ở đây chú ý ‘nghiên cứu’ khác với việc nhìn lướt xem xem trên bản đồ có bao nhiêu địa điểm, hay câu hỏi có bao nhiêu câu.
Nghiên cứu ở đây có nghĩa là ta cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Đây là bản đồ về cái gì? (Thư viện, công viên, nhà hát …)
- Những landmarks nào nổi bật nhất? (landmarks là những địa điểm lớn và quan trọng giúp ta định hình được vị trí của những nơi mình cần tìm – thường là pond, fountain, gate …)
- Đâu là điểm xuất phát? (main entrance, gate, roundabout thường là những điểm xuất phát phổ biến nhất trong dạng bài này)
- Người nói đang đứng ở đâu? (trong bài nghe map speakers có thể chỉ đường bằng cách nói ‘from where we’re standing, go …’ nên lợi ích của việc trả lời câu hỏi này là rất lớn, mình sẽ không cảm giác bị ‘lạc’).
- Điểm xuất phát đôi khi có thể hoặc không trùng với điểm người nói đang đứng, vì thế đây là câu hỏi optional tùy vào từng bài.
Ví dụ:
- Đây là bản đồ về cái gì? → Branley Castle (lâu đài)
- Những landmarks nào nổi bật nhất? → Great Hall (rất to, ở giữa bản đồ), walls (đường tròn to ở giữa), River (trải dài từ Bắc xuống Nam, có 2 cái cầu)
- Đâu là điểm xuất phát? → main entrance
Sau khi có được cái nhìn tổng quan về bản đồ, ta sẽ cố gắng ‘in’ bản đồ vào tâm trí, cố gắng làm sao sau 10-15s mình có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cái bản đồ đó mà không cần nhìn vào câu hỏi.
Tự kiểm tra bản thân khả năng ghi nhớ những landmarks nổi bật nhất, phương hướng của các landmarks đó (VD: cái hồ ở phía Bắc, cái cầu ở phía góc trái bên trên cùng …), hay điểm xuất phát của bản đồ chứng tỏ bạn đã hoàn thành xong việc ‘nghiên cứu’ nó rồi đấy. Hoàn thành xong bước này thì khi các bạn nghe audio sẽ không phải nghĩ hay cố gắng nhớ lại những gì trên map mà sẽ tập trung vào nghe để hoàn thành bài hơn
Kỹ năng 2: Tận dụng “người chỉ đường”
“Người chỉ đường” chính là chiếc bút chì thần thánh của các bạn trong phòng thi hoặc con trỏ chuột nếu các bạn thi máy.
Đa số những câu nói của người nói ở dạng bài này là dạng chỉ dẫn đường lối, phương hướng. Thêm vào đó, dạng bài bản đồ sẽ bẫy người nghe khi đề bài nhắc tới nhiều địa điểm cùng lúc trên một tuyến đường đi.
Nếu các bạn chỉ ngồi nghe một cách bị động và chờ người nói chốt lại đáp án cuối cùng thì sẽ quá muộn, dẫn tới việc mất bình tĩnh, hoang mang, và thậm chí ảnh hưởng sang các câu sau đó.
Vì thế, khi người nói bắt đầu miêu tả đường đi, chúng ta cần lấy bút chì và theo hướng đó ngay. Không nhất thiết phải vẽ trực tiếp lên đề thi (vì có thể sẽ bị rối cho các đáp án sau), tuy nhiên mình cần làm theo để theo dõi được hướng một cách chính xác nhất.
B. Hướng dẫn làm bài IELTS Listening Map Labelling Exercise
Quá trình chuẩn bị
Đề làm tốt dạng bài IELTS Listening Map Labelling Exercise, trước khi bắt đầu bắt tay vào làm bài, thí sinh cần tự trang bị cho mình một vốn từ liên quan tới phương hướng và địa điểm:
Từ vựng về hướng |
|
Từ vựng về bên |
|
Từ vựng về mối tương quan giữa các địa điểm |
|
Từ vựng về sự di chuyển |
|
Cách làm dạng bài Map Labelling (Điền từ)
Trước khi nghe:
- Vì là một nhánh nhỏ của dạng bài Completion, thí sinh cần chú ý xác định GIỚI HẠN TỪ VÀ SỐ ĐƯỢC PHÉP ĐIỀN. Ví dụ: No more than two words (Không nhiều hơn 2 từ).
- Xác định định đâu sẽ là vị trí (câu hỏi) được hỏi trước. Bước này dù nhỏ nhưng sẽ giúp thí sinh không bị nhầm lẫn. Ví dụ hình ảnh 1: Câu 15 ở góc dưới tay trái -> Câu 16 ở góc dưới tay trái -> Câu 17 ở góc gần chính giữa của bàn đồ.
- Xác định (bằng cách gạch chân hoặc khoanh tròn) các Landmark. Landmark là một khái niệm được sử dụng trong bài thi Map Labelling để chỉ những địa điểm đã được ghi ra trong đề bài. Ví dụ hình ảnh 1, ta có: Stadium, swimming pool, indoor arena,…..
- Xác định vị trí của các câu hỏi trong môi tương quan với các landmark. Ví dụ hình ảnh 1: Vị trí 15 ở phía đông nam của bản đồ, ngay bên dưới các địa điểm như indoor arena, swimming pool hay Stadium.
Trong khi nghe: Chú ý tới các landmark. Vì đọc đến các landmark gần câu hỏi nào thì lúc đó người nói sẽ đề cập đến các đáp án trả lời.
Sau khi nghe: Các bạn kiểm tra lại 1, giới hạn từ và số được phép điền, 2, lỗi chính tả (spelling).
Cách làm dạng bài Map Labelling (Địa điểm được đánh chữ cái)
Trước khi nghe
- (Bỏ qua bước xác định GIỚI HẠN TỪ VÀ SỐ CẦN ĐIỀN) Xác định sự tương quan về số lượng giữa câu hỏi và lựa chọn. Ví dụ hình ảnh 2: Câu hỏi là 5, lựa chọn là 9 -> 4 lựa chọn thừa.
- Xác định các landmark trong bài. Ví dụ hình ảnh 2: Librarian’s desk, librarian office, library area, entrance, fiction, non-fiction, seminar room.
- Xác định mối tương quan giữa landmark và câu hỏi. Ví dụ hình ảnh 2, địa điểm 11 nằm bên trái entrance. Địa điểm 12 nằm đối diện 11, gần librarian’s desk.
Trong lúc nghe: tập trung để ý tới các landmark. Với dạng bài này, các câu hỏi/vị trí cần điền sẽ được tuần tự 11 -> 12 -> 13 ->14 -> 15.
Sau khi nghe: Check lại các lựa chọn thừa và cân nhắc lần cuối cùng.
Cách làm dạng bài Map Labelling (Địa điểm được đánh số)
Trước khi nghe
- Xác định tương quan số lượng giữa câu hỏi và vị trí trên bản đồ. Ví dụ hình ảnh 3, số lượng câu hỏi 6, và số lượng vị trí là 9 (A -> I) -> Có 3 vị trí thừa.
- Xác định các landmark có trong bài. Vị trí hình ảnh 3, ta có car park, new barn, road, main path, footpath, farm yard, road, side path.
- Xác định mối tương quan giữa vị trí và các landmark. Ví dụ hình ảnh 3, vị trí I nằm trong car park, đối diện new barn.
- Với dạng bài này, thí sinh cần lưu tâm thêm 1 điều, xác định vị trí mình đang đứng nếu có thể. Ví dụ hình ảnh 3, vị trí được đánh dấu “You are here”.
Trong khi nghe: Với dạng bài này, thí sinh sẽ không biết vị trí nào sẽ được nhắc đến trước, vì vậy, thí sinh cần nghe thật kĩ, follow theo các chỉ dẫn về sự di chuyển của người nói -> Chọn ra đáp án chính xác.
Sau khi nghe: Check lại các lựa chọn thừa và cân nhắc lần cuối cùng.
C. Bài tập IELTS Listening Map Labelling Exercise
Để áp dụng các phương pháp ở trên hiệu quả, các bạn cùng làm thử bài tập dưới đây nhé
Questions 15-20 (trích từ test 1 Cambridge 16)
Label the map below.
Write the correct letter, A-J, next to Questions 15-20.
Plan of Stevenson’s site
Điểm số của bạn là % - đúng / câu
D. Cách thức vận dụng kỹ năng và phân tích đáp án
Sau khi làm bài tập ở trên xong, các bạn hãy tham khảo cách thức vận dụng các kĩ năng ở trên và phân tích đáp án nhé!
Kỹ năng 1: Nghiên cứu bản đồ
Đây là bản đồ về cái gì? → Stevenson’s site (công trình xây dựng của Stevenson)
Những landmarks nào nổi bật nhất? → Open Courtyard (rất to, ở giữa bản đồ), Factory (ở phía trên bản đồ), Hàng cây (trải dài phía bên tay trái), Main Road (Phía cuối bản đồ), Access Road (phía bên tay phải bản đồ)
Đâu là điểm xuất phát? → Reception (quầy lễ tân).
Sau khi có được cái nhìn tổng quan về bản đồ, ta sẽ cố gắng ghi nhớ bản đồ và tưởng tượng nó một cách tổng quan nhất.
Tự kiểm tra bản thân khả năng ghi nhớ những landmarks nổi bật nhất, phương hướng của các landmarks đó (VD: Open Courtyard rất to, nằm ở ngay trung tâm bản đồ…), hay điểm xuất phát của bản đồ chứng tỏ bạn đã hoàn thành xong việc ‘nghiên cứu’ nó rồi đấy.
Hoàn thành xong bước này thì khi các bạn nghe audio sẽ không phải nghĩ hay cố gắng nhớ lại những gì trên map mà sẽ tập trung vào nghe để hoàn thành bài hơn,
Kỹ năng 2: Tận dụng “người chỉ đường”
Khi speakers bắt đầu miêu tả đường đi, chúng ta cần lấy bút chì và follow hướng đó ngay. Không nhất thiết phải vẽ trực tiếp lên đề thi (vì có thể sẽ bị rối cho các đáp án sau), tuy nhiên mình cần theo dõi được hướng một cách chính xác nhất.
15 coffee room
Coffee room (Phòng cà phê) nằm ở cuối hành lang (có thể nhìn ra (look out) đường cái (main road), hoặc nhìn thấy cây (trees)
=> đáp án là H
16 Warehouse
Warehouse (nhà kho) nằm cạnh nhà máy. Nếu đi bằng xe tải (lorries) thì có thể đến nhà kho bằng cách đi thẳng (nhà kho nằm gần khu vực rẽ ở cuối – turning area at the end) . Hoặc có thể đi từ khu vực tiếp tân, xuyên qua về phía xa nhất của sân trong, nhà kho nằm bên phải.
=> đáp án là C
17 Staff canteen
Phòng căng-tin của nhân viên (Staff canteen) nằm ở phía bên phải khu vực lễ tân (reception). Có thể nhìn ra hành lang (corridor) và sân trong (courtyard). Nằm hướng về phía đường Access (Access Road)
=> đáp án là G
18 meeting room
Phòng họp (meeting room) nằm ở cuối của hành phía bên phải.
=> đáp án là B
19 Human resources department
Human resources department (phòng nhân sự) là phòng thứ 2 phía bên trái hành lang (corridor).
=> đáp án là I
20 Boardroom
Phòng ban giám đốc (Boardroom) nằm ở cuối hành lang và có thể nhìn thấy cây cối.
=> đáp án là A
Sau khi nắm những điều này, khả năng làm bài của bạn sẽ có độ chính xác cao hơn.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm của IZONE về cách làm bài IELTS Listening Map Labelling Exercise. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để có thể tự tin chinh phục phần thi IELTS của mình hiệu quả. Theo đõi Góc IELTS của IZONE để cập nhật thêm những kiến thức IELTS hữu ích. Chúc bạn thành công.