Critical Thinking – Những điều cần biết để rèn luyện tư duy phản biện
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua cụm “Critical Thinking” nhưng có 1 số vẫn chưa thực sự hiểu rõ nó thực sự là gì và lợi ích mà nó đem lại đối với đời sống của chúng ta như thế nào. Vậy hôm nay hãy cùng IZONE tìm hiểu nhé!
Critical Thinking là gì
Critical thinking là một loại tư duy đặc biệt, nơi bạn không chỉ đặt ra câu hỏi, phân tích thông tin, và đánh giá mà còn tự mình suy luận và đưa ra nhận định về những gì bạn đọc, nghe, nói hoặc viết. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là việc tìm lỗi hoặc điểm yếu, mà còn là khả năng xác định thông tin đáng tin cậy và đưa ra những suy nghĩ đúng đắn dựa trên những cơ sở này. Nó không phải là việc tiêu cực mà là cách để bạn phân tích và hiểu rõ hơn vấn đề, từ đó đưa ra những quyết định thông minh và sáng suốt hơn trong cuộc sống.
Các cấp độ của Tư duy phản biện
Tư duy phản biện bao gồm 6 cấp độ sau đây:
|
- Cấp độ 1: The Unreflective Thinker
Ở mức độ này, tư duy phản biện không xuất hiện.
Tại cấp độ này, con người không tự phản ánh hay tự đánh giá suy nghĩ của mình mà thay vào đó, họ dựa hoàn toàn vào ý kiến của người khác để hành động. Điều này dẫn đến tình trạng bốc đồng và thiếu hụt những kỹ năng cơ bản để phân tích và đánh giá về những suy nghĩ và quyết định của bản thân.
Những người ở mức độ này thường không áp dụng các tiêu chuẩn như tính logic hay độ chính xác trong suy nghĩ của mình, và vì thế, họ không nhận ra được rằng còn rất nhiều vấn đề mà bản thân đang bỏ sót.
- Cấp độ 2: The Challenged Thinker
Những người ở cấp độ này đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tư duy phản biện và nhận ra những thiếu sót của bản thân trong mọi suy nghĩ. Họ cố gắng khắc phục bằng cách đưa ra những suy nghĩ, quan điểm, và góc nhìn khách quan, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót, chưa xem xét đầy đủ các khía cạnh.
Điều này dẫn đến khả năng tự phản ánh rằng họ có thể tự tin và thông minh hơn người khác, làm cho việc tiến bộ lên các cấp độ mới trở nên khó khăn hơn.
- Cấp độ 3: The Beginning Thinker
Ở cấp độ thứ ba này, mỗi cá nhân trở nên ý thức hơn về suy nghĩ và hành vi của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Họ nhận ra rằng những suy nghĩ của họ có thể có những hạn chế do đó, họ luôn tìm cách nỗ lực khắc phục những vấn đề này.
Ngoài ra, những người ở cấp độ này cũng bắt đầu phát triển các tiêu chuẩn nội tại cao hơn về sự rõ ràng, logic và tính chính xác, đồng thời nhận ra tầm quan trọng của cảm xúc và ý thức về bản thân trong quá trình tư duy phản biện.
Họ cũng có khả năng phản ứng nhanh hơn với những ý kiến góp ý, sử dụng chúng để điều chỉnh và cải thiện hướng suy nghĩ của mình.
- Cấp độ 4: The Practical Thinker
Ở cấp độ này của sự phát triển tư duy, một cá nhân dễ dàng nhận ra những hạn chế của bản thân và tự mình phát triển các kỹ năng cần thiết để khắc phục chúng.
Họ sẽ hình thành thói quen suy nghĩ tốt hơn bằng cách xây dựng một kế hoạch cụ thể và áp dụng các phương pháp thực hành có hệ thống để thực hiện các bước cải tiến một cách có tổ chức và kiểm soát.
- Cấp độ 5: The Advanced Thinker
Ở cấp độ này, việc sử dụng tư duy phản biện trở nên như một thói quen khi con người đối diện với các vấn đề trong cuộc sống.
Những người này thường có khả năng kết hợp những suy nghĩ của bản thân và quan điểm của người khác. Họ thường tự đánh giá khắt khe và thường xuyên áp dụng các kế hoạch cụ thể để tự cải thiện.
- Cấp độ 6: The Master Thinker
Đây là giai đoạn mà tư duy phản biện trở thành một phản xạ tự nhiên của não bộ, và những người đạt đến giai đoạn này được coi là những chuyên gia về việc kiểm soát hoàn toàn quá trình ra quyết định.
Họ liên tục nâng cao khả năng tư duy bằng cách thực hành đều đặn, đưa suy nghĩ lên một mức nhận thức sâu hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học cho rằng, việc đạt đến cấp độ này là một thách thức lớn đối với con người.
Critical thinking giúp gì cho chúng ta trong cuộc sống
Critical thinking, hoặc tư duy phản biện, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống vì nó giúp chúng ta:
Phân tích thông tin: Critical thinking giúp chúng ta phân tích thông tin một cách có logic và khách quan, giúp chúng ta đưa ra những quyết định thông minh và đúng đắn.
Đánh giá thông tin: Chúng ta có khả năng đánh giá và phê phán các ý kiến, quan điểm, và thông tin từ các nguồn khác nhau, từ đó có thể xây dựng quan điểm riêng dựa trên sự hiểu biết và suy luận.
Giải quyết vấn đề: Kỹ năng tư duy phản biện giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách chặt chẽ và sáng tạo, tìm ra các giải pháp mới và hiệu quả.
Tự phát triển: Critical thinking khuyến khích chúng ta không ngừng học hỏi và tự phát triển kiến thức, kỹ năng, và suy nghĩ của mình.
Hiểu biết sâu sắc: Nó giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, về nhân loại, xã hội, và bản thân mình.
Tăng cường sự tự tin: Khi có khả năng đánh giá và đưa ra nhận xét một cách logic và tự tin, chúng ta cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn trong việc đối diện với các tình huống và thách thức trong cuộc sống.
Tóm lại, critical thinking không chỉ là một kỹ năng quan trọng trong học tập và nghề nghiệp mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta sống một cuộc sống tự chủ và có ý nghĩa.
Một số phương pháp học tư duy khác: Ứng Dụng Phương Pháp Học Active Recall Và Spaced Repetition Hiệu Quả Cho Mùa Thi Cử
Cách để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện
Để rèn luyện tư duy phản biện, chúng ta cần phải kiên nhẫn với bản thân mình cũng như luôn giữ 1 thái độ, tinh thần vững chắc trên con đường đó để không chùn bước. Vậy chúng ta phải làm gì để rèn luyện tư duy phản biện?
Chúng ta thường thấy rằng những người sở hữu Critical thinking là những người có tài ăn nói, lập luận là tư duy rất tốt. Tuy nhiên để có thể nói 1 cách trơn tru, thuyết phục thì trước hết người đó phải hiểu rõ về vấn đề. Vậỵ để có được cái nhìn rõ ràng về vấn đề thì cũng cần phải học hỏi và không ngừng. Đó chính là việc học tập bằng cách đọc sách báo, lắng nghe, quan sát và đánh giá 1 vấn đề. Thường những người hiểu biết họ sẽ rất tự tin khi đánh giá về 1 vấn đề nào đó. Vì vậy, học tập trau dồi là yếu tố rất quan trọng nếu bạn muốn phát triển kỹ năng tư duy phản biện.
Để tư duy phản biện được rõ ràng, chỉn chu nhất thì việc đưa ra những câu hỏi giả định và lật lại vấn đề là điều không thể thiếu. Khi tiếp cận với một vấn đề mới, chúng ta cần luôn luôn đặt ra các câu hỏi. Các câu hỏi được đặt ra có thể liên quan đến vấn đề, hoặc các vấn đề liên quan. Câu hỏi giả định có thể liên quan đến đánh giá khách quan của bản thân. Bạn có thể đưa ra giả định về tính đúng, sai của vấn đề. Sau khi đã đặt câu hỏi và trả lời, hãy xem xét chúng theo khía cạnh ngược lại, có thể bạn sẽ tìm thêm được nhiều ý tưởng mới, thậm chí có thể phát hiện ra lỗ hổng trong những suy nghĩ, lập luận trước đó.
Một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện đó là suy nghĩ chủ quan. Khi các vấn đề được giải quyết theo hướng cảm tính và đặt nặng cái tôi vào đó, vấn đề sẽ không được mở rộng, phân tích cũng như giải quyết triệt để. Vì vậy, thay vì suy nghĩ mọi thứ theo hướng cá nhân, hãy loại bỏ góc nhìn chủ quan mà mở rộng, khách quan trong mọi việc. Từ đó, mọi vấn đề sẽ được xem xét một cách logic trong phản biện.
Vậy qua quá trình tìm hiểu, ta biết được rằng tư duy phản biện sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân. IZONE tin rằng tư duy phản biện cũng là 1 công cụ đắc lực cho những ai đang học tiếng anh nói chung và IELTS nói riêng. Hãy áp dụng nó 1 cách triệt để nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Xem thêm: Cách Học Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu Hiệu Quả Và Dễ Áp Dụng