Review & Tải sách IELTS Cambridge 16 (PDF+Audio) có đáp án

Review & Tải sách IELTS Cambridge 16 (PDF+Audio) có đáp án

IELTS Cambridge 16 đã và đang là một nguồn tài liệu hữu ích và luôn được cộng đồng học IELTS liên tục săn đón. Trong bài viết này, hãy cùng IZONE khai phá kinh nghiệm ôn luyện cuốn Cambridge IELTS 16 nhé!

Giới thiệu sách IELTS Cambridge 16 

Thông tin chung sách IELTS Cambridge 16 

IELTS Cambridge 16
Nhà xuất bảnCambridge University Press
Năm xuất bản2021
Số trang143
Ngôn ngữtiếng Anh

Nội dung sách IELTS Cambridge 16 

Cấu trúc nội dung sách Cam 16
Cuốn sách gồm các bộ đề mô phỏng theo đề thi thật, bám sát 4 kỹ năng

Cuốn sách IELTS Cambridge 16 là bộ đề mô phỏng kỳ thi IELTS hoàn chỉnh, được biên soạn bởi các giám khảo kỳ cựu với sự chính xác và sát thực tế. Sách gồm 4 bài thi toàn diện, mỗi bài kiểm tra đầy đủ 4 kỹ năng quan trọng: Nghe, Đọc, Viết và Nói. Điểm đặc biệt là phần lời giải chi tiết và phân tích sâu sắc cho từng câu hỏi, giúp người học nắm bắt chiến lược làm bài và tối ưu hóa điểm số trong kỳ thi chính thức. Đây là tài liệu lý tưởng để nâng cao kỹ năng và tự tin bước vào kỳ thi IELTS.

Cuốn sách IELTS Cambridge 16 phù hợp với ai?

Đối tượng phù hợp để học cuốn sách IELTS Cambridge 16
Cuốn sách IELTS Cambridge 16 phù hợp với những bạn đã có nền tảng thật vững chắc

Thông thường, bộ sách IELTS Cambridge 16 sẽ phù hợp với những bạn đã có nền tảng tiếng Anh vững chắc cả về mặt ngữ pháp và từ vựng, trình độ đang ở mức khá (khoảng tầm 5.0-6.0) và đang có mong muốn luyện đề thêm để cải thiện band điểm. 

Bởi lẽ, cuốn sách này chỉ cung cấp các bài Test (được thiết kế đúng theo format của bài thi thật), ngoài ra không có bất kỳ hướng dẫn hay những tips luyện nghe cụ thể nào để giúp bạn giải quyết các dạng câu hỏi.

Đối với những bạn mới bắt đầu luyện thi IELTS Academic hay những bạn hiện đang mất gốc, các bạn cần phải bắt đầu ôn tập ngữ pháp, từ vựng trước khi bắt đầu luyện đề. Các bạn có thể tham khảo: Những quyển sách, tài liệu IELTS “gối đầu giường” cho người mới bắt đầu từ con số 0” để tìm ra tài liệu phù hợp với trình độ bản thân nhé.

Ngoài ra, nếu vẫn chưa rõ trình độ bản thân đang ở mức nào, các bạn có thể tham khảo bài kiểm tra trình độ miễn phí của IZONE.

Bí quyết ôn IELTS Cambridge 16 hiệu quả 

Gợi ý phân bổ thời gian làm bài theo giai đoạn hợp lý khi học sách IELTS Cambridge 16
Khi luyện đề IELTS quan trọng nhất là việc phân bổ thời gian hợp lý
Cấu trúc đề 

Khi làm IELTS Cambridge 16 kỹ năng Listening, bạn sẽ phải trải qua 4 phần nghe khác nhau với mức độ khó tăng dần. Mỗi phần có 10 câu hỏi, tổng cộng 40 câu với mỗi câu tương ứng 1 điểm. Dưới đây là bảng mô tả chi tiết 04 phần có trong đề thi IELTS Listening Academic 16:

Part 1

Cuộc trò chuyện giữa 2 người xoay quanh các chủ đề trong cuộc sống hàng ngày. (ví dụ: một cuộc trò chuyện hỏi thông tin về sự kiện nào đó)

Part 2

Một đoạn độc thoại đặc trưng về chủ đề đời sống hàng ngày. (ví dụ: như chương trình radio về lịch sử địa phương, cuộc nói chuyện ngắn về lối sống lành mạnh)

Part 3

Cuộc hội thoại giữa 3 hoặc 4 người về chủ đề học thuật. (ví dụ: sinh viên và giáo sư thảo luận bài tập)

Part 4

Một đoạn độc thoại liên quan đến chủ đề học thuật. (ví dụ: một bài giảng của giáo sư đại học)

Phân bổ thời gian làm bài 

Thời lượng của bài thi IELTS Listening là 30 phút, sau thời gian này bạn sẽ có thêm 10 phút để chuyển đáp án sang Answer Sheet. Khi luyện tập Listening trong cuốn IELTS Cambridge, bạn cũng nên căn đúng thời gian như đi thi thật để quen dần với áp lực thi. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm ôn luyện IELTS Cambridge 16 với kỹ năng Listening dưới đây để phân bổ thời gian làm đề cho thật hiệu quả.

1/ Trước khi làm bài 

Trước khi nghe audio, bạn sẽ có khoảng 1 phút để đọc lướt tất cả các câu hỏi trong mỗi Part. Trong khoảng thời gian này hãy tập trung cao độ, cố gắng đọc để nắm rõ nội dung chính từng phần và gạch chân các keywords quan trọng.  

Đặc biệt, Part 3 và Part 4 nên được ưu tiên hơn cả bởi đây là 2 phần khó nhất trong đề Listening. Part 4 nên được dành nhiều thời gian đọc hơn bởi bạn sẽ phải làm liên tục 10 câu không ngừng nghỉ.

2/ Trong khi làm bài 

Part 1 là phần dễ ăn điểm nhất trong IELTS Listening. Tại phần này, các bạn sẽ có khá nhiều thời gian để đọc câu hỏi, vì ngoài thời gian đọc, còn có cả thời gian audio chạy đáp án mẫu. Vì vậy, các bạn sẽ ngay lập tức đọc đáp án 5 câu đầu của Part 1 (chỉ đọc lướt không đọc kĩ vì sau khi nghe 5 câu đầu thì các bạn lại có khoảng thời gian nữa để đọc 5 câu cuối) và gạch chân các keywords quan trọng. 

Tại Part 2, các bạn vẫn sẽ có khoảng thời gian break giữa 2 phần nghe nhưng sẽ không có đoạn đọc mẫu như Part 1, vì vậy tốc độ đọc nội dung và gạch chân keywords cần nhanh hơn. Đặc biệt, nếu có dạng Map các bạn nên tập trung đọc cho kỹ, vừa đọc vừa xác định các hướng. Đây là một dạng bài khó trong IELTS Listening, nếu không đọc kỹ thì sẽ rất dễ bị mất phương hướng khi làm bài. 

Part 3 và Part 4 thường có rất nhiều nội dung cần đọc. Đặc biệt, Part 4 sẽ không có đoạn dừng giữa hai phần mà nghe luôn 10 câu nên bạn cần tập trung cao độ để không bị miss những thông tin quan trọng.

3/ Sau khi làm bài 

Sau khi đã hoàn thành bài Listening trong cuốn Cambridge 16, bạn nên dành khoảng 15-20 phút để check đáp án và kiểm tra lại những câu sai. Đây là bước rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định xem bạn có thể lên band hay không. Bạn có thể  follow theo các bước sau đây:

Bước 1: Check đáp án xem số lượng câu sai, câu đúng

Sau khi hoàn thành bài nghe, các bạn hãy check đáp án tại phần answer keys để xem mình đúng bao nhiêu câu và sai bao nhiêu câu. 

=> Bước này sẽ giúp các bạn hiểu được trình độ Listening của mình đang ở mức nào. 

Bước 2: Xem lại những câu sai, nghe lại và đọc audio script để hiểu tại sao mình sai 

Sau khi đã hoàn thành bài nghe, hãy đọc hiểu và phân tích audioscript sẽ giúp bạn hiểu được tại sao mình làm sai và nắm được những cái “bẫy” trong IELTS Listening. 

Bạn nên dành khoảng 10 phút cho bước này.

Bước 3: Nghe lại audioscript lần cuối để xem cách paraphrase câu hỏi và rút kinh nghiệm cho những bài sau

Hãy chú ý cách IELTS Listening paraphrase các cụm từ trong câu hỏi và trong audio bài nghe. Sau nhiều lần tổng kết các từ được paraphrase, các bạn thậm chí còn có thể dự đoán cách IELTS Listening paraphrase từ vào những lần sau!

Việc học từ vựng thông qua audio script không chỉ giúp bạn luyện nghe IELTS tốt hơn mà còn có lợi cho cả 3 kỹ năng đọc, viết và nói nữa đó.

Một số lỗi thường gặp 

Một số lỗi sai phổ biến khi làm kỹ năng Listening mà bạn cần lưu ý để tránh mất điểm không cần thiết: 

  • Chỉ nghe từ mà không nghe chủ đề: Nhiều bạn chỉ cố gắng nghe rõ từng từ nhưng không nắm được ý của bài nghe. Sai lầm ở đây chính là từ vựng trong bài và trong audio đã được paraphrase và các bạn sẽ dễ miss thông tin nếu chỉ chăm chăm bắt từ khóa. 
  • Không kiểm tra chính tả: Chính tả cũng là một lỗi sai nguy hiểm nhưng thường bị nhiều bạn bỏ qua. Chẳng hạn, đáp án là “beginning” nhưng bạn lại viết thành “begining”, chỉ thiếu một chữ cái cũng khiến bạn mất điểm cho câu đó.
  • Sai ngữ pháp: Đôi khi nếu không chú ý, bạn sẽ không biết đáp án nên để số ít hay số nhiều, ở dạng danh từ hay tính từ,… Cách giải quyết cho lỗi này chính là các bạn cần phán đoán từ theo thông tin bài nghe, qua audioscript. 
  • Điền từ vượt quá số lượng cho phép: Hãy cẩn thận khi đọc yêu cầu làm bài về số lượng từ được phép điền trong câu trả lời, vì một số câu chỉ yêu cầu bạn điền một từ, hai từ hoặc 1 con số nào đó… Nếu như bạn điền số từ vượt quá số lượng cho phép thì hiển nhiên đáp án đó cũng không được tính điểm. 
Cấu trúc đề

Trong cuốn Cambridge IELTS 16, phần Reading được thiết kế theo đúng chuẩn cấu trúc của bài thi IELTS Reading chính thức bao gồm: 

  • Số lượng bài đọc: 3 bài đọc, mỗi bài đọc là một đoạn văn dài về một chủ đề cụ thể, thường từ các nguồn học thuật hoặc các tài liệu phổ thông. 
  • Số lượng câu hỏi: Tổng cộng có 40 câu hỏi, phân bổ đều cho cả 3 bài đọc. Mỗi bài đọc thường có khoảng từ 12 đến 14 câu hỏi với các dạng câu hỏi khác nhau.
  • Các dạng câu hỏi phổ biến:
    • Multiple Choice Questions (MCQ): Chọn đáp án đúng trong các lựa chọn.
    • True/False/Not Given hoặc Yes/No/Not Given: Xác định xem thông tin có đúng, sai hoặc không có trong đoạn văn.
    • Matching Information: Yêu cầu tìm đoạn chứa thông tin nhất định, như một số chi tiết cụ thể, lý do hoặc các mô tả.
    • Matching Headings: Yêu cầu chọn tiêu đề phù hợp cho từng đoạn nhỏ trong bài.
    • Matching Features: Ghép thông tin với các đặc điểm hoặc tên riêng được đề cập.
    • Sentence Completion: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống trong câu.
    • Summary Completion hoặc Note/Table/Flow-chart Completion: Hoàn thành các ghi chú, bảng hoặc sơ đồ dựa vào thông tin trong bài.
    • Short Answer Questions: Trả lời ngắn gọn dựa trên thông tin trong đoạn văn.
Phân bổ thời gian làm bài 

Vì phần Reading với 3 bài đọc rất dài, chỉ giới hạn trong 60 phút vì vậy bạn cần biết cách phân bổ thời gian trong từng giai đoạn làm bài. Theo IZONE tổng hợp kinh nghiệm ôn luyện IELTS Cambridge 16 với kỹ năng này bạn nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. 

1/ Trước khi làm bài 

Trước khi bắt đầu làm bài, hãy dành chút thời gian để đọc phần hướng dẫn. Dù đã quen thuộc, việc đọc lướt qua sẽ giúp bạn chắc chắn không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào. Tiếp theo, hãy lướt nhanh qua cả 3 đoạn văn để xem tiêu đề và các câu hỏi, qua đó có thể nắm bắt sơ bộ về chủ đề, độ dài cũng như độ phức tạp của từng đoạn. Điều này sẽ hỗ trợ bạn phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi đoạn tùy theo mức độ khó dễ của chúng.

2/ Trong khi làm bài 

Hãy đọc lướt đoạn văn để nắm bắt ý chính trước khi bắt đầu trả lời câu hỏi. Sau đó, quay lại đoạn văn để tìm các chi tiết cần thiết cho từng câu hỏi. Nên ưu tiên giải quyết các câu hỏi dễ trước, như Matching Information hoặc Sentence Completion, rồi mới chuyển sang các câu hỏi khó hơn như True/False/Not Given hoặc Matching Headings. Nếu gặp câu hỏi khó, đừng mất thời gian quá lâu mà hãy bỏ qua và quay lại sau khi đã hoàn thành các câu dễ hơn.

Với thời gian làm bài từng đoạn, căn cứ vào độ khó dễ tăng dần bạn nên chia như sau: Bài đọc 1 (15 phút)/ Bài đọc 2 (20 phút)/ Bài đọc 3 (25 phút).

3/ Sau khi làm bài 

Sau khi hoàn thành bài Reading trong IELTS Cambridge 16, bạn nên dành 10 – 20 phút để xem lại bài làm. Đây là bước quan trọng giúp bạn đánh giá chính xác năng lực hiện tại, từ đó điều chỉnh phương pháp và rút kinh nghiệm cho lần luyện tập tiếp theo. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện theo các gợi ý sau:

Bước 1: Đối chiếu và phân tích đáp án

Sử dụng đáp án và lời giải chi tiết để so sánh với bài làm của bạn, đồng thời đánh dấu lại các câu trả lời sai. 

Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến từng lỗi, có thể là do chưa hiểu đúng câu hỏi, xác định sai từ khóa, quản lý thời gian chưa hiệu quả, thiếu vốn từ vựng hoặc kỹ năng đọc hiểu còn hạn chế. 

Sau đó, tìm cách cải thiện cụ thể cho từng lỗi để nâng cao hiệu quả luyện tập.

Bước 2: Ghi chép từ vựng và cấu trúc mới

Với những từ mới xuất hiện trong bài đọc, hãy ghi chúng ra cùng với nghĩa và các ví dụ câu để dễ nhớ. 

Nếu bạn gặp phải các câu dài, phức tạp mà khó hiểu, hãy ghi chú lại và phân tích cấu trúc câu. Học cách đọc và hiểu các câu này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc trong bài thi thật.

Bước 3: Đánh giá chiến lược làm bài và cải thiện phương pháp

Sau khi phân tích lỗi sai, xem xét lại chiến lược làm bài của mình. Bạn có làm theo đúng thứ tự câu hỏi không? Có gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian không? Tự đánh giá những gì hiệu quả và những gì cần cải thiện.

Một số lỗi thường gặp 

Khi luyện tập kỹ năng Reading, thường có một số lỗi cơ bản dễ gặp phải như sau:

  • Không hiểu rõ câu hỏi: Bạn không đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi hoặc không hiểu ý nghĩa của câu.
  • Nhận diện sai từ khóa: Bạn tìm từ khóa trong bài đọc một cách máy móc, không nhận ra các từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt khác.
  • Đọc hiểu từng từ thay vì nắm ý chính: Quá chú trọng vào việc hiểu từng từ trong bài đọc, làm mất thời gian và dễ bỏ lỡ ý chính.
Cấu trúc đề 

Trong cuốn IELTS Cambridge 16, kỹ năng Writing bao gồm 2 phần với yêu cầu cụ thể như sau: Task 1 yêu cầu bài viết tối thiểu 150 từ, trong khi Task 2 cần tối thiểu 250 từ.

Ở Task 1, thí sinh thường phải phân tích và diễn giải một biểu đồ hoặc bộ dữ liệu (dạng biểu đồ, bảng hoặc sơ đồ) và trình bày thông tin đó một cách rõ ràng, có tổ chức.

Trong Task 2, thí sinh cần phát triển ý kiến, lập luận hoặc phân tích một vấn đề. Người viết phải đưa ra các ý tưởng, bằng chứng và lập luận chặt chẽ để bảo vệ quan điểm của mình, thể hiện khả năng phân tích và thuyết phục một cách thuyết phục và logic.

Phân bổ thời gian làm bài 

Với  thời gian 60 phút cần viết 2 đoạn văn với 2 kiểu khác nhau, vì vậy bạn cần phân bổ được thời gian một cách hợp lý đảm bảo đủ thời gian làm bài. 

1/ Trước khi làm bài 

Đọc kỹ đề bài của cả Task 1 và Task 2 để hiểu rõ yêu cầu của từng phần. Đối với Task 1, xác định loại biểu đồ cần mô tả (như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, sơ đồ quá trình, v.v.) và chú ý đến các điểm chính cần phân tích. Đối với Task 2, xác định loại câu hỏi (như bàn luận, giải thích quan điểm, vấn đề – giải pháp, v.v.) và cân nhắc góc độ sẽ chọn để phát triển bài viết.

2/ Trong khi làm bài 

Để tránh lạc ý, thừa hoặc thiếu ý khi viết, bằng kinh nghiệm ôn luyện IELTS Cambridge 16 với kỹ năng này, bạn cần lập dàn ý rõ ràng cho bài viết. Xác định rõ đoạn 1, đoạn 2 sẽ triển khai những luận điểm nào, đưa ra lập luận và ví dụ ra sao. Thông thường, mỗi đoạn nên được trình bày theo cấu trúc: luận điểm ➜ lập luận ➜ chứng minh ➜ kết quả.

Sau khi hoàn thành dàn ý, hãy bắt tay vào viết bài và phân bổ thời gian hợp lý: dành 20 phút cho Task 1 và 40 phút cho Task 2. Lưu ý rằng Task 2 có trọng số gấp đôi Task 1, vì vậy cần đầu tư nhiều công sức hơn để đạt điểm cao.

3/ Sau khi làm bài 

Sau khi làm bài hãy kiểm tra lại cấu trúc câu, chính tả từ để đảm bảo câu viết rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu. Vì đây là kỹ năng khá khó có thể tự chấm và xem xét điểm số của mình vì vậy, với kỹ năng này bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của thầy cô hoặc là bạn có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo chấm bài giúp và xem bài mình có những lỗi sai nào để rút kinh nghiệm lần sau. 

Nếu bạn chưa biết sử dụng AI để chấm bài Writing như nào hãy tham khảo bài viết 5 Ứng dụng học tiếng Anh với AI chất lượng cho mọi trình độ

Một số lỗi thường gặp 

Khi viết Writing có một số lỗi thường gặp dẫn đến khiến band điểm bị tụt thấp, bạn cần lưu ý các lỗi này để tránh trong quá trình luyện tập. 

  • Lạc đề: Không đọc kỹ yêu cầu của đề bài hoặc không hiểu rõ chủ đề, dẫn đến việc viết lan man, không đúng ý chính.
  • Thiếu ý hoặc thừa ý: Không lập dàn ý chi tiết, dẫn đến viết thiếu các điểm chính hoặc thêm quá nhiều ý không cần thiết.
  • Sai cấu trúc câu và ngữ pháp: Sử dụng cấu trúc câu phức tạp mà không nắm chắc ngữ pháp hoặc mắc lỗi cơ bản như chia động từ, thiếu chủ ngữ.
  • Lặp từ vựng và thiếu phong phú: Sử dụng lặp đi lặp lại một từ nhiều lần, điều này gây nên lỗi lặp từ và giảm tính đa dạng của bài viết.
  • Thiếu liên kết giữa các đoạn và câu: Chỉ sử dụng các câu đơn lẻ mà không có từ nối hay chuyển ý rõ ràng giữa các ý. Điều này khiến bài viết thiếu mạch lạc. 
Cấu trúc đề 

Phần thi này kéo dài từ 11 đến 14 phút và được thực hiện bởi một giám khảo đã qua đào tạo. Phần thi Speaking bao gồm 3 phần:

  • Phần 1: Thí sinh và giám khảo sẽ tự giới thiệu. Sau đó, thí sinh trả lời các câu hỏi chung về bản thân, gia đình, nơi ở, công việc hoặc học tập, sở thích và nhiều chủ đề quen thuộc khác. Phần này kéo dài từ 4 đến 5 phút.
  • Phần 2: Thí sinh nhận được một thẻ đề bài với các gợi ý và được yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể. Thí sinh có 1 phút để chuẩn bị và có thể ghi chú nếu muốn, sau đó nói từ một đến hai phút. Giám khảo sẽ hỏi thêm 1 hoặc 2 câu hỏi về cùng chủ đề đó.
  • Phần 3: Giám khảo và thí sinh tham gia vào một cuộc thảo luận về các vấn đề trừu tượng hơn, có liên quan về mặt chủ đề đến Phần 2. Cuộc thảo luận này kéo dài từ 4 đến 5 phút.
Phân bổ thời gian làm bài

Kỹ năng speaking là kỹ năng cần luyện tập nhiều, vì vậy dựa vào đề bài của Cam 16 đưa ra bạn có thể tự chuẩn bị câu trả lời và luyện tập như thi thật để làm quen. 

1/ Trước khi làm bài 

Dành thời gian để xem qua các chủ đề thường gặp trong phần Speaking IELTS, như gia đình, công việc, sở thích, du lịch, giáo dục, v.v. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với các chủ đề và giảm bớt sự bỡ ngỡ khi nói.

Bạn có thể xem các video luyện nói trên youtube để hiểu hơn về từng phần của bài speaking này

2/ Trong khi làm bài 

Khi làm bài hãy ghi âm bài nói của mình theo từng đề của IELTS Cam 16, và luyện nói đảm bảo đúng thời gian theo yêu cầu của giám khảo. Hãy cố gắng luyện nói như bạn đang trong phòng thi IELTS. 

3/ Sau khi làm bài 

Mở file ghi âm và nghe lại bài nói của mình, bạn có thể tự đánh giá theo các tiêu chí của IELTS Speaking để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu. Qua đó, bạn sẽ biết được các khía cạnh cần cải thiện để nâng cao kỹ năng nói.

Nếu bạn chưa biết tiêu chí của IELTS Speaking ở đâu thì có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn tính Band Điểm IELTS cho 4 kỹ năng chuẩn nhất bạn phải biết

Một số lỗi thường gặp 

Luyện Speaking có một số lỗi thường gặp bạn cần lưu ý tránh gặp phải để khi đi thi có thể đạt được band điểm tốt nhất. 

  • Nói ngập ngừng, thiếu lưu loát:  Lo lắng hoặc chưa quen với việc nói tiếng Anh liên tục, dẫn đến ngập ngừng, sử dụng các từ đệm như “uh”, “um”, “like”, “you know”.
  • Phát âm sai và khó hiểu: Thiếu âm đuôi hoặc nhấn trọng âm không chính xác khiến người nghe dễ nhầm lẫn, dẫn đến hiểu sai ý nghĩa của câu nói.
  • Thiếu từ vựng và sử dụng từ ngữ không phù hợp: Vốn từ vựng hạn chế, dẫn đến việc lặp lại từ hoặc dùng từ không phù hợp với ngữ cảnh.

Download trọn bộ IELTS Cambridge 16 kèm Audio

Nhìn chung IELTS Cambridge 16 là bộ sách hữu ích mà các bạn trình độ từ 5.0-6.0+ nên sở hữu. Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm giúp bạn ôn luyện trong cuốn IELTS Cambridge 16 một cách hiệu quả hơn. Các bạn có thể mua sách tại các cửa hàng uy tín trên toàn quốc hoặc có thể download trọn bộ IELTS Cambridge 16 kèm Audio tại đây. Chúc các bạn cải thiện kỹ năng Listening của mình và đạt target thành công nhé!