Phương pháp TPR là gì? Hướng dẫn áp dụng trong dạy từ vựng

Phương pháp TPR là gì? Hướng dẫn áp dụng phương pháp TPR trong dạy từ vựng

Phương pháp TPR (Total Physical Response) là một kỹ thuật dạy ngôn ngữ độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp TPR và cách áp dụng nó một cách hiệu quả trong dạy từ vựng để mang lại trải nghiệm học tập thú vị và sinh động cho học sinh.

Giới thiệu phương pháp Total Physical Response (TPR) 

Total Physical Response là gì?

Total Physical Response method (TPR) hay còn gọi là phản ứng toàn thân là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ. Total Physical Response (TPR) được thiết kế dựa trên nguyên lý rằng con người học ngôn ngữ tốt hơn khi kết hợp ngôn ngữ với các hành động vật lý. Phương pháp này khuyến khích học sinh phản ứng lại các chỉ dẫn hoặc yêu cầu bằng các hành động cơ thể, thay vì chỉ sử dụng lời nói.

 

Total Physical Response method là phương pháp học tiếng Anh tối ưu
Total Physical Response method (TPR) là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động vật lý giúp việc học ngôn ngữ hiệu quả hơn.

Nguồn gốc của Total Physical Response Method (TPR) 

Phương pháp Total Physical Response Method (TPR) được phát triển bởi giáo sư James Asher, một nhà tâm lý học người Mỹ, vào những năm 1960. James Asher đã lấy cảm hứng từ cách trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Ông nhận thấy rằng trẻ em thường học ngôn ngữ đầu tiên bằng cách nghe người lớn nói và phản ứng lại với các hành động cụ thể trước khi chúng bắt đầu nói. 

Dựa trên quan sát này, Asher xây dựng phương pháp TPR với lý thuyết rằng nếu người học ngôn ngữ được khuyến khích phản ứng lại với các câu lệnh bằng hành động cơ thể, họ sẽ học nhanh hơn và ghi nhớ sâu hơn.

Cơ sở khoa học của phương pháp Total Physical Response Method (TPR) 

Cơ sở khoa học của phương pháp TPR
Cơ sở khoa học của phương pháp TPR dựa trên 3 yếu tố: Học ngôn ngữ chủ yếu bằng cách lăng nghe; học ngôn ngữ bằng cách lắng nghe và học ngôn ngữ không căng thẳng.

Cơ sở khoa học của TPR được thiết lập trên ba yếu tố chính:

  1. Học ngôn ngữ chủ yếu bằng cách lắng nghe:
    Học sinh thường nghe rất nhiều trước khi bắt đầu nói. TPR khuyến khích việc lắng nghe, giúp người học tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên.
  2. Học ngôn ngữ bằng cả 2 bán cầu não:
    Kết hợp ngôn ngữ với hành động kích hoạt cả bán cầu não trái (chịu trách nhiệm về ngôn ngữ) và bán cầu não phải (chịu trách nhiệm về khả năng không gian và vận động), giúp cải thiện khả năng ghi nhớ.
  3. Học ngôn ngữ không căng thẳng:
    Phương pháp TPR cũng dựa trên nguyên lý Lowering the Affective Filter cho phép người học không cần nói ngay từ đầu, mà chỉ cần thực hiện các hành động theo lệnh, giúp giảm bớt lo lắng và áp lực. 
Phương pháp TPR được ứng dụng rất thành công trong việc dạy từ vựng tiếng Anh
Phương pháp TPR được ứng dụng rất thành công trong việc dạy từ vựng tiếng Anh

Đọc thêm phương pháp giảng dạy khác: Ứng dụng phương pháp CLIL trong dạy học tiếng Anh

Tại sao phương pháp TPR hiệu quả trong dạy từ vựng?

Phương pháp Total Physical Response (TPR) là một cách tiếp cận giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả. Dưới đây là những lý do giải thích tại sao phương pháp này hiệu quả. 

1. Nâng cao khả năng nghe hiểu
  • Tăng cường khả năng tiếp nhận: Học sinh được khuyến khích lắng nghe trước khi bắt đầu nói, giúp họ hiểu rõ ngữ điệu, âm điệu và cấu trúc câu. Việc nghe trước khi nói tạo ra nền tảng vững chắc để học sinh tiếp nhận và hiểu ngôn ngữ một cách tự nhiên.
  • Liên kết hành động với ngôn ngữ: Khi học sinh thực hiện hành động tương ứng với từ ngữ hoặc câu chỉ dẫn, giúp học hiểu ý nghĩa của từ mà không cần dịch sang tiếng mẹ đẻ. Điều này khuyến khích khả năng hiểu nghĩa của từ mà không cần dịch sẽ được cải thiện.
2. Tăng khả năng ghi nhớ lâu dài
  • Ghi nhớ thông qua hành động: Liên kết giữa từ vựng và hành động thể chất giúp kích hoạt trí nhớ vận động (muscle memory). Khi học sinh lặp lại các động tác theo chỉ dẫn nhiều lần, cơ thể họ tự động ghi nhớ các từ và cấu trúc ngữ pháp, làm cho việc ghi nhớ từ vựng trở nên tự nhiên hơn.
  • Giảm áp lực trong quá trình học: Học sinh không bị yêu cầu phát âm đúng ngay từ đầu hay phải tạo câu phức tạp. Thay vào đó, họ được khuyến khích tham gia vào hoạt động mà không lo lắng về sai sót ngôn ngữ. Điều này giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho việc ghi nhớ từ vựng diễn ra tự nhiên trong môi trường thoải mái.
3. Cải thiện khả năng phản xạ trong giao tiếp
  • Phản ứng nhanh: TPR yêu cầu học sinh phải phản ứng ngay lập tức với các lệnh bằng hành động, tạo nên thói quen phản xạ nhanh với ngôn ngữ. Từ đó phát triển khả năng phản xạ nhanh trong giao tiếp thực tế.
  • Tăng cường tự tin:  Nhờ việc liên tục luyện tập phản ứng với các chỉ dẫn, học sinh dần dần tự tin hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ
4. Khuyến khích sự tham gia tích cực
  • Học tập qua trải nghiệm: Học sinh tham gia vào quá trình học tập bằng cách thực hiện các hành động, giúp họ cảm thấy hào hứng và hứng thú hơn.
  • Tạo không khí lớp học sinh động: Việc thực hiện hành động trong lớp học giúp tạo ra một không khí học tập vui vẻ và sinh động, làm tăng động lực học tập.
5. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ toàn diện
  • Kết hợp nhiều kỹ năng: TPR giúp học sinh phát triển đồng thời các kỹ năng nghe, nói và ghi nhớ
  • Phát triển tư duy ngôn ngữ tự nhiên: Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mà không cần dịch, TPR giúp học sinh phát triển khả năng suy nghĩ và xử lý ngôn ngữ mới một cách trực tiếp. 
Xem thêm: Ứng dụng Skill issue và Performance issue trong giảng dạy

Các tình huống nên sử dụng phương pháp TPR 

Dù không thể phủ nhận rằng TPR là một phương pháp hiệu quả để học tiếng Anh tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng ở một số tình huống cụ thể như sau: 

  • Học từ vựng liên quan đến hành động: như “run” (chạy), “jump” (nhảy), “sit” (ngồi).
  • Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trong lớp: như “open your book” (mở sách), “raise your hand” (giơ tay lên).
  • Học các thuật ngữ từ vựng cơ bản: như “bút” (pen), “sách” (book), “bàn” (table).

Hướng dẫn áp dụng phương pháp TPR trong dạy từ vựng

Hướng dẫn áp dụng phương pháp TPR trong dạy từ vựng ngoại ngữ
Các bước áp dụng phương pháp TPR

Để áp dụng hiệu quả phương pháp Total Physical Response (TPR), giáo viên cần: 

Các bướcNội dung chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị từ vựng và hành động liên quan

Lựa chọn các từ vựng dễ diễn đạt bằng hành động như: jump, run, clap, turn on the light…

Xác định hành động tương ứng với từ vựng

Bước 2: Hướng dẫn từ vựng và hành động

Giáo viên phát âm từ hoặc cụm từ và thực hiện hành động tương ứng một cách rõ ràng.

Ví dụ, khi nói “stand up,” giáo viên đứng lên.

Bước 3: Cho học sinh thực hành

Yêu cầu học sinh thực hiện hành động cùng lúc với giáo viên khi học sinh nghe thấy từ hoặc lệnh.

Bước 4: Ôn tập và củng cố kiến thức

Lặp lại các từ và hành động đã học trong các buổi học tiếp theo để củng cố kiến thức.

Tương lai của phương pháp TPR trong giáo dục 

Với những tiến bộ công nghệ và sự phát triển trong phương pháp giảng dạy hiện đại, tương lai của TPR trong giáo dục có nhiều tiềm năng để phát triển và được ứng dụng rộng rãi hơn. Một số xu hướng có triển vọng trong tương lai của TPR: 

  • Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR): Tạo môi trường học tập tương tác ảo, nơi học sinh thực hiện trải nghiệm học tập qua không gian ba chiều.
  • TPR trong giáo dục đặc biệt: Giúp các học sinh gặp khó khăn trong học tập như ADHD hoặc tự kỷ học thông qua phương pháp tương tác, vận động.
  • Cá nhân hóa học tập bằng trí tuệ nhân tạo: TPR có thể được điều chỉnh theo cách học của từng học sinh, giúp tối ưu lộ trình học.

Phương pháp TPR là một công cụ mạnh mẽ trong việc dạy từ vựng, giúp học sinh học ngôn ngữ một cách tự nhiên thông qua sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động. Với những bước hướng dẫn cụ thể, giáo viên có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này để tăng cường khả năng ghi nhớ, phát triển kỹ năng nghe hiểu, và cải thiện phản xạ ngôn ngữ cho học sinh. TPR