Literature review là gì? Hướng dẫn lược khảo tài liệu chi tiết và đúng cách
Literature Review (Tổng quan Tài liệu / Lược khảo tài liệu) đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp người viết hiểu rõ hơn về lĩnh vực mình đang nghiên cứu mà còn tạo nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách viết một Literature Review chi tiết từ A đến Z, giúp bạn không chỉ tránh những lỗi thường gặp mà còn tạo ra một bài viết chất lượng, khoa học và có cấu trúc rõ ràng.
Literature Review là gì?
|
Mục đích khi sử dụng Literature Review là gì?
Bên cạnh việc sử dụng Literature Review giúp sinh viên thể hiện hiểu biết của mình trong lĩnh vực nghiên cứu, Literature Review còn sử dụng với các mục đích sau:
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về chủ đề nghiên cứu: Literature Review giúp người đọc nắm bắt đầy đủ thông tin về chủ đề nghiên cứu, bao gồm các khái niệm, lý thuyết, quan điểm và phương pháp nghiên cứu đã được đề cập trước đây.
- Xác định khoảng trống kiến thức và đóng góp trong nghiên cứu: Literature Review giúp xác định những vấn đề còn chưa được giải quyết, những mảng kiến thức còn thiếu sót trong lĩnh vực nghiên cứu.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu: Bằng cách so sánh nghiên cứu hiện tại với các nghiên cứu trước đây, người đọc có thể đưa ra đánh giá khách quan về chất lượng nghiên cứu.
Tầm quan trọng của Literature Review trong nghiên cứu học thuật
Literature Review (Lược khảo tài liệu) mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cả người làm nghiên cứu và người đọc nghiên cứu.
Cung cấp nền tảng kiến thức: Nhờ Literature Review, người nghiên cứu có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho nghiên cứu của mình, tránh đi vào những sai lầm đã xuất hiện ở các nghiên cứu trước.
Xác định khoảng trống nghiên cứu: Literature Review giúp người nghiên cứu có thể xác định hướng nghiên cứu phù hợp. Xác định được những vấn đề chưa được giải quyết, những mảng kiến thức còn đang thiếu sót trong những lĩnh vực nghiên cứu.
Hỗ trợ lập luận: Literature Review cung cấp bằng chứng và dẫn chứng từ các nghiên cứu trước để hỗ trợ cho luận điểm và lập luận của nghiên cứu mới.
Gợi mở ý tưởng: Literature review không chỉ giúp hoàn thiện nghiên cứu hiện tại mà còn gợi mở các ý tưởng và hướng đi mới cho các nghiên cứu trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm: |
Kiểu Literature Review thường gặp
Có nhiều cách để phân loại Literature Review, phổ biến nhất là phân loại dựa trên mục đích:
Literature Review tổng hợp (Narrative Literature Review) tập trung vào việc tóm tắt và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
- Cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về kiến thức hiện tại về một chủ đề nghiên cứu.
- Xác định những khái niệm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu đó.
- Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, yếu và những khoảng trống kiến thức trong các nghiên cứu trước đây.
Literature Review hệ thống (Systematic Literature Review) sử dụng một phương pháp tiếp cận có hệ thống để xác định, đánh giá và tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến một câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
- Cung cấp một cái nhìn toàn diện và khách quan về bằng chứng khoa học hiện có liên quan đến một câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
- Đánh giá mức độ tin cậy và sức mạnh của các dẫn chứng nghiên cứu
- Xác định những khoảng trống kiến thức và mâu thuẫn trong nghiên cứu.
Phân tích tổng hợp (Meta-analysis) sử dụng các phương pháp thống kê để kết hợp kết quả của nhiều nghiên cứu về cùng một chủ đề.
- Xác định mức độ biến đổi giữa các nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu.
- Phát hiện những sai sót tiềm ẩn trong các nghiên cứu riêng lẻ.
Tổng hợp (Meta-synthesis) kết hợp các kết quả từ nhiều phân tích tổng hợp hoặc Literature Review hệ thống về cùng một chủ đề.
- Phát triển lý thuyết mới hoặc mở rộng lý thuyết hiện có về chủ đề nghiên cứu.
- Xác định những khoảng trống kiến thức và mâu thuẫn trong nghiên cứu.
- Cung cấp hướng dẫn cho các nghiên cứu trong tương lai.
Hướng dẫn cách viết Literature Review chi tiết
Bước đầu tiên khi viết Literature Review, bạn cần bắt đầu tìm kiếm tài liệu để có thể xác định rõ ràng chủ đề cho bài viết. Để có thể thực hiện đánh giá tài liệu một cách chính xác, rõ ràng, bạn cần xác định rõ vấn đề và câu hỏi cho bài nghiên của mình.
Lập danh sách các từ khóa về chủ đề nghiên cứu |
Từ khóa ở đây là bao gồm các khái niệm, từ đồng nghĩa và các thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu về chủ đề nghiên cứu, bạn có thể phát hiện ra những từ khóa quan trọng để khai thác được sâu hơn đề tài nghiên cứu.
Ví dụ: Đề tài nghiên cứu là ảnh hưởng của mạng xã hội đến hành vi mua sắm của giới trẻ Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu thì những từ khóa bạn có thể tra cứu là:
- Mạng xã hội
- Hành vi mua sắm
- Truyền thông xã hội
- Quyết định mua sắm
Tìm nguồn |
Sau khi tìm được bộ từ khóa đã nghiên cứu, bạn nên bắt đầu tìm kiếm nguồn của những từ khóa này. Chúng tôi gợi ý cho bạn một vài nguồn uy tín bạn có thể tham khảo:
|
|
|
|
|
|
|
Quá trình thu thập các nguồn tài liệu, bạn nên lựa chọn các nguồn hữu ích nhất đối với đề tài mình đang viết. Vậy để xem nguồn tài liệu đó có thực sự phù hợp với đề tài không bạn nên đặt cho nó những câu hỏi sau để đánh giá được mức độ quan trọng của tài liệu.
- Nội dung chính của tài liệu nghiên cứu là gì?
- Các khái niệm, định nghĩa nào được đưa vào tài liệu?
- Có lý thuyết, phương pháp và mô hình nào được sử dụng trong tài liệu?
- Cách nghiên cứu có tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo hay không?
- Kết quả và kết luận của bài nghiên cứu có chỉ ra vấn đề đang ở đâu không?
- Mối liên hệ giữa nghiên cứu này và các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực là gì? Có cùng quan điểm hay trái quan điểm với nhau?
- Những luận điểm và giải thích của nó có ích đối với nghiên cứu của bạn không?
- Điểm mạnh và điểm yếu của bài nghiên cứu là gì?
Sau khi bạn đánh giá được các nguồn tài liệu mình tìm được, bạn cũng nên lưu ý về trích nguồn và ghi chú tài liệu để viết phần tài liệu tham khảo cho bài nghiên cứu của mình.
Lưu ý: Nguồn của tài liệu phải đáng tin cậy.
Ví dụ:
Giả sử bạn tìm được một tài liệu có tiêu đề “Tác động của quảng cáo trên Instagram đến quyết định mua hàng của sinh viên đại học”. Để đánh giá xem tài liệu này có phù hợp với đề tài của bạn hay không, bạn có thể đặt ra các câu hỏi sau:
- Tài liệu này tập trung vào nghiên cứu tác động của một nền tảng mạng xã hội cụ thể (Instagram) đến quyết định mua hàng của một nhóm đối tượng cụ thể (sinh viên đại học).
- Tài liệu có định nghĩa rõ ràng về các khái niệm như “quảng cáo trên mạng xã hội”, “quyết định mua hàng”, “ảnh hưởng của người nổi tiếng”…
- Tài liệu có sử dụng các lý thuyết về hành vi tiêu dùng, tâm lý học tiếp thị hay không? Phương pháp nghiên cứu là gì (phỏng vấn, khảo sát, phân tích dữ liệu…)?
- Tài liệu có đưa ra những góc nhìn mới, những cách tiếp cận khác biệt so với các nghiên cứu trước đó không?
- Kết quả nghiên cứu có cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa quảng cáo trên Instagram và hành vi mua sắm của sinh viên không? Có phát hiện ra những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng?
- Nghiên cứu này có củng cố hoặc phủ nhận kết quả của các nghiên cứu trước đó không? Có chỉ ra những hạn chế của các nghiên cứu trước và đề xuất hướng nghiên cứu mới không?
- Các luận điểm và giải thích trong tài liệu có thể giúp bạn xây dựng lý thuyết và khung khái niệm cho nghiên cứu của mình.
- Tài liệu có thiết kế nghiên cứu chặt chẽ, mẫu nghiên cứu đại diện không? Phương pháp phân tích dữ liệu có phù hợp không?
Qua việc đặt ra những câu hỏi này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tài liệu và đánh giá được mức độ phù hợp của nó với đề tài của mình.
Để bắt đầu định hướng cho bài nghiên cứu của mình, bạn cần xâu chuỗi các thông tin từ nguồn tài liệu bạn đã tham khảo và tìm kiếm được. Dựa vào các thông tin đó, bạn sẽ xác định được:
- Cách tiếp cận tài liệu đang có xu hướng như thế nào theo thời gian? Đang trở lên phổ biến hơn hay ít hơn?
- Những câu hỏi nghiên cứu và những khái niệm nào lặp lại nhiều trong các bài nghiên cứu?
- Có những luận điểm không thống nhất nằm ở đâu của bài nghiên cứu?
- Trong tài liệu bạn tìm được có những điểm hạn chế, lỗ hổng gì?
Có rất nhiều cách lên cấu trúc bài viết, dưới đây là một số cách lên cấu trúc bài nghiên cứu.
- Theo thời gian: Phương pháp tiếp cận này được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên thì người nghiên cứu dễ rơi vào sai lầm như liệt kê, tóm tắt nội dung theo nguồn và thứ tự tự lần lượt. Hãy cố gắng phân tích các mô hình, bước ngoặt cũng như các tranh cãi xoay quanh chủ đề bạn đang nghiên cứu.
- Theo chuyên đề: Nếu bạn đang thấy chủ đề chính đang lặp lại nhiều trong nghiên cứu, bạn có thể triển khai bài nghiên cứu của bạn theo hệ thống các tiểu mục theo các khía cạnh khác nhau của của đề tài.
- Phương pháp luận: Với phương pháp này, bạn có thể so sánh các kết quả và kết luận thu được từ các nguồn tiếp cận khác nhau trong hệ thống tài liệu của bạn đã nghiên cứu và tìm kiếm.
- Theo lý thuyết: Với cách viết này, người viết có thể sử dụng như một công cụ thể đưa ra các quan điểm xoay quanh cơ sở lý luận, lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Vận dụng dụng lý thuyết để tiếp cận đề tài hoặc cùng kết hợp với các đề tài khác nhau, bạn sẽ định hình được hướng đi cho con đường bài nghiên cứu của mình.
Cũng giống với các văn bản học thuật khác, Literature Review cũng có cấu trúc 3 phần: lý thuyết nền, lý thuyết trực tiếp và xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu.
Hướng dẫn trình bày Literature Review chi tiết
Theo Literature Review mẫu, nó thường có cấu trúc 3 phần rõ ràng:
- 1. Lý thuyết nền (Theory Based):
Ở phần này yêu cầu bạn trình bày những lý thuyết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Bạn cần đưa ra được những khái niệm, lý thuyết để làm nền tảng phục vụ cho các phần sau. - 2. Lý thuyết trực tiếp (Research Problem Theory):
Lý thuyết trực tiếp là bạn cần trình bày những phần lý thuyết trọng tâm của bài nghiên cứu cùng với hệ thống lập luận rõ ràng rành mạch hỗ trợ người đọc bài nghiên cứu trở lên dễ hiểu hơn. - 3. Xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu (Research Issues):
Đây có thể được coi là phần quan trọng nhất của bài, bạn cần trình bày lại những lý thuyết, nghiên cứu đã được bạn đưa ra ở 2 phần đầu và dự đoán về vấn đề đặt ra trong bài nghiên cứu.
Các lưu ý khi viết Literature Review là gì?
Khi viết Literature Review, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo bài nghiên cứu của mình có chất lượng và cấu trúc rõ ràng:
- Xác định rõ mục tiêu của literature review là gì: nhằm tổng hợp kiến thức hiện có, phát hiện khoảng trống nghiên cứu, xác định các phương pháp đã được sử dụng, hay phát triển lý thuyết mới.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, tránh sử dụng thuật ngữ phức tạp mà không giải thích.
- Viết theo cấu trúc
- Luôn trích dẫn nguồn gốc rõ ràng khi sử dụng thông tin từ các tài liệu khác.
- Sử dụng các phần mềm kiểm tra đạo văn để đảm bảo tính nguyên bản của bài nghiên cứu.
- Đảm bảo bài viết theo đúng phong cách và yêu cầu của tạp chí hoặc trường học.
Các lỗi thường gặp khi viết Literature Review là gì?
Sau khi tham khảo và tổng hợp thông tin từ các trang giáo dục, chúng tôi nhận thấy có 7 lỗi sai mà người viết Literature Review thường gặp phải nhất như sau:
- Không xác định rõ mục tiêu và phạm vi của literature review, dẫn đến việc thu thập tài liệu một cách lộn xộn và không có trọng tâm.
- Lựa chọn những nguồn tài liệu không rõ ràng và không đáng tin cậy
- Không chỉ ra được mối quan hệ giữa các nghiên cứu, các điểm tương đồng và khác biệt.
- Bố cục bài viết lộn xộn, không có sự phân chia hợp lý theo chủ đề, phương pháp, hoặc thời gian.
- Không liên kết rõ ràng giữa literature review và nghiên cứu của bản thân, không làm rõ cách các tài liệu này hỗ trợ hoặc định hướng nghiên cứu.
- Đánh giá các nghiên cứu một cách hời hợt, không đủ sâu sắc hoặc không cân nhắc các yếu tố như phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy, và hạn chế của các nghiên cứu.
- Sử dụng quá nhiều trích dẫn trực tiếp mà không diễn giải hoặc phân tích.
- Sử dụng ngôn ngữ không chính xác, lỗi ngữ pháp và chính tả.
Tổng kết
Bằng cách thực hiện đúng các bước và lưu ý trên, bạn sẽ có một literature review chất lượng, giúp nền tảng nghiên cứu của bạn trở nên vững chắc và có giá trị khoa học cao. Literature review không chỉ là việc tổng hợp thông tin mà còn là quá trình suy nghĩ, phân tích và đánh giá sâu sắc. Từ đó tạo ra những kết luận và định hướng mới cho nghiên cứu tương lai.