22 cách ghi nhớ nhanh và lâu hiệu quả áp dụng được đồng thời

22 cách ghi nhớ nhanh hiệu quả nhất – Ứng dụng trong học IELTS

Để hỗ trợ các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập, IZONE giới thiệu “22 cách ghi nhớ nhanh và lâu hiệu quả nhất – Ứng dụng trong học IELTS”. Bài viết không chỉ cung cấp những phương pháp ghi nhớ sáng tạo mà còn giúp bạn áp dụng vào thực tế, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tự tin. Hãy cùng khám phá và áp dụng ngay để đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS!

Tầm quan trọng của việc học nhanh nhớ lâu

tầm quan trọng của việc ghi nhớ nhanh và lâu
Học nhanh nhớ lâu đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên

Trong thời buổi công nghệ đang ngày càng phát triển, ai cũng nhanh chóng học những cái mới. Vì vậy, học nhanh, nhớ lâu sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích trong cuộc sống lẫn công việc. 

  • Nắm bắt xu hướng và kiến thức mới: Thế giới thay đổi không ngừng, để bắt kịp xu thế bạn cần cần liên tục học hỏi không ngừng. Các phương pháp học nhanh nhớ lâu giúp bạn nhanh chóng tiếp cận và cập nhật thông tin. Cách nhớ lâu sẽ giúp bạn lưu trữ được lượng lớn thông tin cần thiết cho bạn ứng dụng vào cuộc sống. 
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Khi ứng dụng các cách ghi nhớ nhanh nhất, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức học tập. Bên cạnh đó, có thể dành thêm thời gian để tiếp thu kiến thức mới. 
  • Nâng cao hiệu quả học tập: Học nhanh nhớ lâu giúp bạn nâng cao hiệu quả học tập một cách đáng kể. Khi bạn có thể ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng, bạn sẽ có thể hiểu bài tốt hơn và áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả hơn.
  • Tăng khả năng tư duy, sáng tạo: Khi bạn có cách để ghi nhớ nhanh nhiều thông tin, bạn có thể liên kết các thông tin đó với nhau một cách dễ dàng. 

Vậy ghi nhớ nhanh và lâu dài có ảnh hưởng thế nào đến việc học IELTS?

Ghi nhớ nhanh và lâu dài đóng vai trò quan trọng trong việc học IELTS. Nó không chỉ giúp bạn lưu giữ kiến thức nền tảng một cách bền vững mà còn hỗ trợ việc vận dụng chúng vào bài thi một cách hiệu quả. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ tốt còn cho phép bạn mở rộng vốn từ vựng từ cơ bản đến chuyên sâu, điều này cực kỳ quan trọng để đạt điểm cao trong cả 4 kỹ năng Listening, Reading, Speaking và Writing.

22 cách ghi nhớ nhanh và lâu

1. Ngủ đủ giấc

Con người cần ngủ đủ 8 tiếng một ngày thì mới có thể đảm bảo được sức khỏe cơ thể và tinh thần trong trạng thái tốt nhất. Khi học bài trong trạng thái tỉnh táo, bạn sẽ tập trung được vào bài học và ghi nhớ nhanh chóng hiệu quả hơn. Vì vậy, khi thuộc bài nếu bạn thấy cơ thể mệt mỏi không có tinh thần, bạn cần ngủ cho cơ thể và não bộ nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần học tập. 

2. Tạo môi trường học tập phù hợp

Môi trường học tập tác động rất lớn đến hiệu quả học tập. Khi xung quanh có quá nhiều thứ khiến bạn sao nhãng, không tập trung được vào học tập. Do đó, lựa trong môi trường học tập phù hợp là điều vô cùng quan trọng, đây là cách giúp học nhanh nhớ lâu hiệu quả. 

Bạn cần lựa chọn môi trường học tập yên tĩnh, cảnh vật xung quanh bài trí đơn giản giúp bạn tập trung vào nội dung cần ghi nhớ. 

3. Nắm chặt bàn tay 

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc nắm chặt tay có thể kích thích lên một số vùng của não, đặc biệt là bán cầu não trái, bán cầu não có liên quan đến hình thành việc ghi nhớ. Vì vậy nắm chặt bàn tay trái hỗ trợ bạn ghi nhớ, thư giãn và ghi nhớ nhanh chóng hơn. 

4. Ăn thực phẩm tốt cho trí nhớ

Các chuyên gia dinh dưỡng đã cho rằng các loại thực phẩm giàu Vitamin và Omega-3 rất tốt cho não bộ. Đặc biệt là người đang trong giai đoạn học tập cần nhiều sự ghi nhớ, một số thực phẩm chứa Vitamin và Omega-3 phổ biến dễ mua: Cá, trứng, bơ, việt quất, hạt, rau xanh, nghệ, trà xanh…

5. Tập thể dục thường xuyên

Theo nghiên cứu khoa học, tập thể dục thường xuyên là một cách ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Tập thể dục thường xuyên là một cách giúp máu lưu thông đến não bộ một cách tốt hơn, từ đó giúp cải thiện trí nhớ. Vì vậy bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày sau khi thức dậy vào buổi sáng để quá trình học tập được hiệu quả. 

6. Tránh xa các chất kích thích

Chất kích thích là một trong những tác nhân gây ra suy giảm trí nhớ, nó gây hại nghiêm trọng đến vấn đề ghi nhớ, khả năng học tập và tập trung. Vì vậy các bác sĩ đã khuyến cáo tránh xa các chất kích thích bởi nó không chỉ gây là các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn khiến khả năng học tập và ghi nhớ kiến thức bị giảm hiệu quả.

7. Nhai kẹo singum

Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học tại Đại học St. Lawrence đã chỉ ra rằng nhai kẹo singum giúp tăng lưu lượng máu đến vùng hippocampus trong não và cũng làm tăng lượng oxy lưu thông đến não. Giúp bạn tập trung cao hơn, ghi nhớ nhanh chóng và lâu dài.

8. Tạo mối liên hệ cá nhân với thông tin cần nhớ

Cách giúp nhớ nhanh và lâu là tạo mối liên hệ giữa thông tin và bản thân bạn
Cách giúp nhớ nhanh và lâu là tạo mối liên hệ giữa thông tin và bản thân bạn

Để ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả, bạn nên tạo mối liên hệ cá nhân với thông tin đó. Điều này có nghĩa là bạn nên liên kết thông tin với những gì bạn đã biết hoặc trải nghiệm trong cuộc sống của mình.

Ví dụ: khi ghi ghi nhớ từ vựng về anh chị em họ “Aunt”, bạn hãy liên tưởng bằng cách gắn với tên một người anh chị em họ nào đó của bạn. 

9. Áp dụng phương pháp Revised Multisensory Learning

Revised Multisensory Learning phương pháp độc quyền của IZONE giúp bạn ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng và duy trì lâu dài nhờ tần suất ôn tập hợp lý. Bằng cách kết hợp học tập đa giác quan qua nhiều kênh truyền tải khác nhau, phương pháp này giúp tránh tình trạng học trước quên sau, mang lại hiệu quả tối ưu trong việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

Bên cạnh đó Phương pháp Revised Multisensory Learning có sự kết hợp của phương pháp Scaffolding method và giải thích chi tiết. Sự kết hợp này giúp người học chia nhỏ nội dung học bài tránh gây cảm giác chán nản, đồng thời hiểu nội dung học một cách chi tiết nhất  để người học  ghi nhớ bài lâu dài,  không học vẹt.

10. Áp dụng kỹ thuật “chunking”

Kỹ thuật “chunking” là phương pháp chia nhỏ thông tin thành các nhóm nhỏ, dễ ghi nhớ. Đây là cách ghi nhớ nhanh và lâu hơn giúp bạn tiếp thu và lưu trữ thông tin vào bộ nhớ lâu dài. Ví dụ: Thay vì ghi nhớ một dãy số dài 12 chữ số, hãy chia thành 3 nhóm 4 chữ số: 1234 – 5678 – 9012.

11. Sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng

Phương pháp lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition) là một kỹ thuật ghi nhớ dựa trên việc ôn tập thông tin theo những khoảng cách thời gian tăng dần. Bạn bắt đầu tiếp nhận thông tin và ôn tập lại sau 1 ngày sau đó khoảng thời gian ôn tập sẽ tăng dần từ 2 ngày, 4 ngày…Bằng việc học theo phương pháp này giúp bạn tiết kiệm thời gian ghi nhớ và cũng là cách nhớ lâu hơn. 

12. Áp dụng kỹ thuật Feynman

Đây là một phương pháp học nhanh nhớ lâu được phát triển bởi nhà vật lý học Richard Feynman. Cách ghi nhớ này giúp bạn học sâu, hiểu rõ và ghi nhớ thông tin lâu dài bằng cách đơn giản hóa các thông tin theo cách hiểu của bạn. 

Bạn bắt đầu bằng việc tìm hiểu về một chủ đề mình muốn, ghi chép lại thông tin quan trọng và hiểu về nó. Sau đó, tưởng tượng mình đang dạy về chủ đề đó cho một người hoàn toàn không biết gì về vấn đề này. Khi giải thích hãy chú ý đến các phần thông tin mình không giải thích được và nghiên cứu thêm về nó. Cuối cùng hãy cố tóm gọn lại những điểm thông tin chính của chủ đề theo cách của bạn. 

13. Ứng dụng Pomodoro

Phương pháp Pomodoro là một kỹ thuật quản lý thời gian giúp bạn tập trung cao độ và tăng hiệu quả ghi nhớ học tập. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc chia nhỏ thời gian học tập thành các khoảng thời gian ngắn (25 phút) và tập trung cao độ trong mỗi khoảng thời gian đó.

Pomodoro giúp bạn tập trung cao trong 1 khoảng thời gian nhất định để ghi nhớ thông tin nhanh chóng. Đây là một cách ghi nhớ nhanh hơn thông qua việc tập trung cao độ vào việc học thuộc thông tin. 

14. Áp dụng Mind Mapping

Mind mapping hay còn gọi là sơ đồ cây, sử dụng những thông tin chính để tổ chức thông tin hiệu quả có logic giúp bạn ghi nhớ dễ dàng và có tư duy hơn. Bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp bạn liên kết các thông tin liền mạch ghi nhớ thông tin theo thứ tự từ tổng quan đến chi tiết nhất có thể. 

15. Sử dụng phương pháp Loci

Phương pháp Loci truyền thống liên quan đến việc liên tưởng thông tin với các vị trí quen thuộc. Bạn có thể mở rộng phương pháp này bằng cách sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra những địa điểm mới và chi tiết hơn. Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng ra một lâu đài khổng lồ với nhiều phòng ốc khác nhau, mỗi phòng chứa một phần thông tin cần ghi nhớ. Phương pháp này là một cách ghi nhớ nhanh và lâu dài. 

16. Dùng Flashcards

Flashcards là công cụ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đây là một phương pháp học nhanh nhớ lâu. Flashcards là những thẻ ghi chép nhỏ, 2 mặt được sử dụng để học từ vựng. Bạn có thể tự tạo bằng những miếng bìa cứng, nhỏ và đem bỏ túi để có thể ôn tập tập mọi lúc mọi nơi khi bạn có thời gian rảnh. 

Việc ghi nhớ như vậy giúp bạn ghi nhớ được nhanh chóng và là cách để kiến thức thức khắc sâu vào ký ức của bạn. 

17. Sử dụng các biểu tượng và ký hiệu

Cách nhớ nhanh và lâu dài đôi khi rất đơn giản, bạn chỉ cần gắn chúng với một biểu tượng ký hiệu nào đó dễ thấy và xuất hiện trong cuộc sống. Ví dụ: các bạn bé bắt đầu học Tiếng Anh, cô giáo thường dùng quả táo để ký hiệu cho từ “Apple” giúp các bạn ghi nhớ nhanh chóng hơn.  

18. Sử dụng các bài hát và vần điệu

Cách để ghi nhớ lâu bằng việc sử dụnng các bài hát vần điệu
Ghi nhớ bằng cách sử dụnng các bài hát vần điệu

Âm nhạc và vần điệu từ lâu đã được sử dụng như những công cụ hiệu quả để hỗ trợ việc học tập và ghi nhớ thông tin. Sự kết hợp nhịp điệu, giai điệu và vần điệu giúp thu hút sự chú ý, tăng cường khả năng tiếp thu và lưu trữ thông tin trong trí nhớ.

Ví dụ: Ngày (on), giờ (at), tháng năm (in)

19. Sử dụng các từ khóa

Sử dụng các từ giấy note để ghi những key words chính nhất trong nội dung cần ghi nhớ và để ở các vị trí dễ thấy. Khi đó não bộ bạn tự động ghi nhớ một cách vô thức thông tin đó. Bạn cần lưu ý rằng khi ghi các từ khóa vào giấy note hãy cố gắng đừng nhìn vào nội dung bạn đã ghi chép đầy đủ trong sách vở. 

20. Sử dụng phương pháp Leitner 

Phương pháp Leitner dựa trên nguyên tắc lặp lại ngắt quãng, giúp bạn ôn tập thông tin và kiến thức theo năm cấp độ. Ở mỗi cấp độ, khoảng cách giữa các lần ôn tập sẽ tăng dần. Ví dụ, khi học từ vựng chủ đề Family, bạn sẽ xếp tất cả từ vựng vào cấp độ 1. Sau khi ghi nhớ chúng, từ vựng sẽ được chuyển sang cấp độ tiếp theo. Quá trình này không chỉ giúp bạn ghi nhớ từ vựng hiệu quả hơn mà còn đảm bảo kiến thức được lưu giữ lâu dài.

21. Xây dựng một câu chuyện 

Dựa trên những ý chính của nội dung cần khi nhớ, chêm những những câu chuyện đan xen khiến kiến thức trở lên dễ nhớ hơn, ghi nhớ nhanh chóng và những câu chuyện chêm khiến kiến thức ghi nhớ dễ hơn. Bằng cách liên tưởng thông tin cần ghi nhớ với các nhân vật, sự kiện và bối cảnh trong câu chuyện, bạn có thể củng cố trí nhớ và lưu trữ thông tin lâu dài.

Ví dụ một câu chuyện chêm để học từ vựng Tiếng Anh: 

Một con Hổ cruel sống trong rừng. Hằng ngày, nó giết và ăn rất lot loài vật. Muôn loài afraid rằng Hổ sẽ giết và ăn thịt tất cả loài vật trong rừng.

Chúng nói với Hổ rằng: “Chúng ta hãy thỏa thuận. Nếu ngày promise rằng mỗi ngày ngài chỉ ăn một con vật, thì hằng ngày một trong số chúng tôi sẽ tới đây nộp mạng. Ngài sẽ không phải hunt và giết chúng tôi nữa”

Hổ thấy thỏa thuận nghe rất well nên nó đã agreed, nhưng nó cũng nói rằng “Nếu mỗi ngày không có một đứa tới nạp mạng, tao sẽ kill tất cả chúng mày vào ngày hôm sau”.

22. Nghe nhạc não bộ Theta

Nhạc não bộ Theta với tần số 4 – 7 Hz được nghiên cứu từ năm 1930 rằng nó giúp kích thích não bộ ở trạng thái tỉnh táo, kích thích khả năng ghi nhớ nhanh chóng do não được tập trung và hơn. Nghe nhạc Theta giúp thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức mới, tạo thuận lợi cho việc ghi nhớ sâu và học hỏi nhiều. 

Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, nhạc sóng não giúp não bộ bị kích thích vì vậy không nên nghe quá lâu nhạc sóng não và không nghe 2 loại sóng cùng 1 lúc. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyến cáo không nghe nhạc sóng não trong độ tuổi dậy thì cấu trúc não chưa ổn định, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần. 

Những sai lầm phổ biến khi học và ghi nhớ từ vựng IELTS

Những sai lầm thường gặp khi bạn ứng dụng các cách ghi nhớ nhanh và lâu với các từ vựng Tiếng Anh. 

  • Sử dụng phương pháp học không phù hợp với bản thân, không hiệu quả 
  • Cố gắng học nhiều từ vựng cùng một lúc, khiến bản thân bị quá tải và nhanh quên 
  • Không ôn luyện lại từ vựng khiến bộ não lãng quên từ vựng sau một thời gian dài 
  • Kết hợp quá nhiều từ vựng một lúc và không phù hợp với nhau 

Áp dụng các phương pháp ghi nhớ không chỉ giúp bạn ghi nhớ từ vựng nhanh hơn mà còn giúp bạn nhớ lâu hơn, từ đó cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và tăng điểm số trong các kỳ thi IELTS. Tuy nhiên không có một phương pháp nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người. Bạn nên thử nghiệm và tìm ra những cách ghi nhớ nhanh và lâu phù hợp nhất với phong cách học của mình.

Xem thêm: Phương pháp Pimsleur: Học tiếng Anh từ con số 0 dễ dàng hơn