Research Paper: Cách viết bài Nghiên cứu khoa học hiệu quả

Research Paper: Cấu trúc và cách viết bài nghiên cứu khoa học hiệu quả

Bạn đang quan tâm đến nghiên cứu khoa học và chưa biết Research Paper là gì và cách làm nghiên cứu khóa học như nào? Vậy thì hãy để IZONE bật mí và giúp bạn trong bài viết này nhé!

Research Paper là gì?

Research Paper hay Bài nghiên cứu khoa học là một dạng văn bản khoa học nhằm trình bày kết quả nghiên cứu của một hoặc nhiều tác giả về một vấn đề, hiện tượng cụ thể.

Research Paper không chỉ cung cấp thông tin chi tiết về quá trình và kết quả nghiên cứu, mà còn thể hiện các phân tích, đánh giá và thảo luận về vấn đề được nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu khoa học có thể bao gồm những điều dưới đây:

  • Xem xét tổng hợp kiến thức về sự vật, hiện tượng;

  • Điều tra về một sự vật, hiện tượng đang diễn ra;

  • Cung cấp giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại;

  • Khám phá và phân tích những vấn đề mới;

  • Tìm ra những cách tiếp cận mới;

  • Giải thích sự vật, hiện tượng mới;

  • Tạo ra kiến thức mới;

  • Dự báo về những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai

  • Tổng hợp tất cả những điều trên.

research-paper-cau-truc-va-cach-viet

Cấu trúc Bài nghiên cứu khoa học

Dưới đây là tổng quan cấu trúc và hướng dẫn viết từng phần của một Bài nghiên cứu khoa học.

Bài nghiên cứu này tên là gì và ai đã viết? – Tiêu đề phải ngắn gọn, chính xác và thể hiện rõ nội dung nghiên cứu. Tránh dùng các từ ngữ mơ hồ và chung chung.

Một đoạn văn tóm tắt toàn bộ nghiên cứu – Tóm tắt là phần tóm gọn nội dung chính của bài nghiên cứu. Nó phải bao gồm mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, kết quả và kết luận chính. Tóm tắt nên viết khoảng 150-250 từ.

Phần này là sự ghi nhận sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, hoặc các nguồn tài trợ đã giúp đỡ thực hiện nghiên cứu.

Chủ đề của đề bài nghiên cứu là gì và tại sao lại nghiên cứu chủ đề đó – Trình bày bối cảnh nghiên cứu, vấn đề cần giải quyết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và tầm quan trọng của nghiên cứu.

Bạn đã làm gì? – Chi tiết các bước và phương pháp sử dụng trong nghiên cứu. Bao gồm thiết kế nghiên cứu, công cụ và thiết bị sử dụng, quy trình thu thập và phân tích dữ liệu.

Bạn đã tìm thấy gì? – Trình bày các phát hiện chính của nghiên cứu. Sử dụng bảng biểu, đồ thị để minh họa dữ liệu. Chỉ báo cáo các kết quả thực tế, không giải thích hoặc thảo luận ở phần này.

Ý nghĩa của kết quả rút ra được là gì? – Phân tích và giải thích kết quả nghiên cứu. So sánh với các nghiên cứu trước, đề xuất ý nghĩa của kết quả và hạn chế của nghiên cứu.

Sau nghiên cứu rút ra được điều gì?: Tóm tắt các phát hiện chính và ý nghĩa của chúng. Đề xuất hướng nghiên cứu tương lai và ứng dụng thực tiễn.

Liệt kê tất cả các tài liệu đã được trích dẫn trong bài nghiên cứu theo phong cách tham khảo được yêu cầu (APA, MLA, Chicago, v.v.).

Quy trình viết bài Research Paper

Để viết một bài Research Paper hiệu quả và đúng với nội dung đã nghiên cứu đòi hỏi tuân thủ theo một quy trình cụ thể. Nếu nhà nghiên cứu đi theo quy trình được đề xuất ở phía dưới, bạn sẽ đạt được mục tiêu đề ra là viết được một Bài nghiên cứu khoa học tốt!

Thông thường khi xác định đề tài nghiên cứu, người viết sẽ có hai cách để chọn: một là, tự lựa chọn hoặc hai là, được giảng viên hướng dẫn và đề xuất đề tài. Tuy nhiên, tự chủ động lựa chọn đề tài và nhận nhận xét từ giảng viên về đề tài tự lựa chọn sẽ được đánh giá cao hơn từ phía giảng viên mà cũng không mất nhiều thời gian bằng việc chờ giảng viên đề xuất đề tài.

Về đề tài nghiên cứu:

  • Đảm bảo tính mới mẻ: Đề tài phải mang lại giá trị mới, đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu, và chưa được nghiên cứu sâu trước đó.

  • Phù hợp với chuyên ngành: Đề tài cần liên quan mật thiết đến chuyên ngành của bạn để bạn có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng một cách hiệu quả.

  • Đủ tài liệu tham khảo: Đề tài phải có đủ nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy để hỗ trợ cho nghiên cứu của bạn.

Sau khi đã chọn được đề tài – cũng là bước quan trọng nhất khi nghiên cứu, thì bước tiếp theo là lập được kế hoạch để theo dõi tiến trình của bài nghiên cứu.

  • Xác định mục tiêu: Đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho nghiên cứu của bạn, bao gồm những gì bạn muốn đạt được và tại sao nghiên cứu này quan trọng.

  • Câu hỏi nghiên cứu: Xác định các câu hỏi cụ thể mà bạn sẽ trả lời thông qua nghiên cứu của mình. Các câu hỏi này sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung và hướng dẫn quá trình nghiên cứu.

  • Xây dựng đề cương chi tiết: Lập kế hoạch chi tiết cho bài nghiên cứu, bao gồm các phần chính như: giới thiệu, phương pháp, kết quả, thảo luận và kết luận.
  • Thu thập tài liệu: Sử dụng các nguồn tài liệu đa dạng như sách, bài báo, tài liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu học thuật để thu thập tài liệu liên quan đến đề tài.

Phía dưới IZONE có đề xuất một số nguồn website cung cấp tài liệu uy tín và miễn phí truy cập để các bạn nghiên cứu.

  • Đánh giá tài liệu: Đánh giá chất lượng và độ tin cậy của các nguồn tài liệu. Chọn lọc những tài liệu phù hợp nhất để sử dụng trong bài nghiên cứu.

  • Đọc và nghiên cứu tài liệu: Đọc kỹ các tài liệu đã thu thập, ghi chép các thông tin quan trọng và phân tích các nghiên cứu trước đó để xác định khoảng trống nghiên cứu.
  • Cấu trúc bài viết: Tuân theo cấu trúc đã xây dựng ở phần lập kế hoạch. Các bạn có thể theo dõi phần cấu trúc mà IZONE đã viết ở phía trên. 

Các bạn có thể bắt đầu với những phần dễ nhất như giới thiệu hoặc kết quả để tạo động lực và dễ dàng hơn trong việc hoàn thành các phần khó hơn.

Diễn đạt ý tưởng: Viết rõ ràng, mạch lạc và logic. Sử dụng ngôn ngữ học thuật, tránh dùng từ ngữ không chính xác hoặc thiếu chuyên nghiệp.

  • Rà soát nội dung: Kiểm tra lại toàn bộ nội dung bài viết để đảm bảo tính logic, nhất quán và đầy đủ của các phần.

  • Kiểm tra ngữ pháp và chính tả: Sử dụng công cụ kiểm tra ngữ pháp hoặc nhờ người khác đọc lại bài viết để phát hiện và sửa lỗi.

  • Chỉnh sửa và hoàn thiện: Sửa chữa các lỗi và cải thiện cách diễn đạt để bài viết trở nên hoàn chỉnh và chuyên nghiệp.

  • Kiểm tra đạo văn: Sử dụng các công cụ kiểm tra đạo văn (như Turnitin hoặc DoiT) để đảm bảo bài viết không bị trùng lặp nội dung. Phần đạo văn tối đa được chấp nhận là trong khoảng dưới 20-30% tùy theo quy định của mỗi trường đại học.

Định dạng bài viết theo yêu cầu của tạp chí hoặc hội nghị và nộp bài.

  • Định dạng bài viết: Định dạng bài viết theo yêu cầu của tạp chí hoặc hội nghị mà bạn dự định nộp. Đảm bảo tuân thủ các quy định về kiểu chữ, khoảng cách dòng, cách trích dẫn, và các yếu tố định dạng khác.

  • Nộp bài: Nộp bài theo đúng thời hạn và quy trình đã quy định. Lưu ý kiểm tra kỹ lại bài viết lại một lần nữa trước khi nộp để đảm bảo không còn sai sót.

Một số lưu ý khi viết bài Research Paper

Những lỗi cần lưu ý khi viết bài Research Paper chuẩn format

Dưới dây là một số lưu khi dành cho bạn khi viết Bài nghiên cứu khoa học:

  • Chính xác và rõ ràng: Sử dụng ngôn ngữ chính xác, tránh mơ hồ và đảm bảo rõ ràng trong diễn đạt.

  • Trích dẫn đúng cách: Đảm bảo tất cả các trích dẫn và tài liệu tham khảo đều được ghi đúng theo yêu cầu (APA, MLA, Chicago, v.v.).

  • Kiểm tra đạo văn: Sử dụng công cụ kiểm tra đạo văn để đảm bảo bài viết không bị trùng lặp nội dung. Phần đạo văn tối đa được chấp nhận là trong khoảng dưới 20-30% tùy theo quy định của mỗi trường đại học.
    Bài viết liên quan: Tổng hợp quy định về kiểm tra trùng lặp, đạo văn của các trường đại học

  • Tuân thủ hướng dẫn: Luôn tuân thủ các hướng dẫn về định dạng, phong cách viết của dạng bài nghiên cứu khoa học 

Các website cung cấp Research Paper chất lượng

Dưới đây là danh sách một số Website cung cấp các Bài nghiên cứu khoa học chất lượng cao và miễn phí truy cập cho các bạn.

  • Google Scholar: Cung cấp các bài nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực.

  • ResearchGate: Mạng xã hội cho các nhà nghiên cứu, chia sẻ bài viết và tài liệu nghiên cứu.

  • PubMed: Cơ sở dữ liệu các bài nghiên cứu y học và sinh học.

  • JSTOR: Thư viện số chứa các bài nghiên cứu và tài liệu học thuật trên nhiều lĩnh vực.

  • IEEE Xplore: Cơ sở dữ liệu các bài nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật.

Research Paper là một công cụ quan trọng để chia sẻ kiến thức và đóng góp vào sự phát triển của khoa học. Việc nắm vững cấu trúc và quy trình viết bài nghiên cứu sẽ giúp các nhà nghiên cứu trình bày công trình của mình một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. 

Có thể bạn quan tâm: 6 Phương Pháp Học Tiếng Anh Hiệu Quả Cho Sinh Viên Đại Học

Mùa nghiên cứu khoa học hàng năm của các trường đại học sắp diễn ra, IZONE mong qua bài viết này sẽ giúp các nhà nghiên cứu trẻ có một cái nhìn bao quát về định nghĩa và cách làm Research Paper. IZONE chúc các bạn thành công!