GMAT Là Gì? Tổng Quan Về Kỳ Thi Và Chứng Chỉ GMAT

GMAT là gì? Tổng quan thông tin về kỳ thi và chứng chỉ GMAT

GMAT (Graduate Management Admission Test) là bài thi chuẩn hóa trên máy tính được sử dụng để đánh giá khả năng học thuật của thí sinh mong muốn theo học các chương trình sau đại học, đặc biệt là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Bài thi cung cấp cho trường học điểm chuẩn để đánh giá tiềm năng thành công của thí sinh trong môi trường học thuật. Cùng IZONE tìm hiểu GMAT là gì, cấu trúc bài thi GMAT, chi phí thi và kinh nghiệm ôn thi GMAT hiệu quả nhé!

Key takeaways

  • GMAT (Graduate Management Admission Test) là một kỳ thi quốc tế để đánh giá năng lực, trình độ của học viên. Người đang muốn theo học lên chương trình cao hơn liên quan đến ngành kinh tế

  • Bài thi GMAT bao gồm 4 phần thi: 

    • Lý luận phân tích (integrated reasoning)

    • Lý luận ngôn ngữ (verbal section)

    • Lý luận định lượng (quantitative section)

    • Viết luận (writing assessment)

  • Lệ phí thi của GMAT là 250 USD

GMAT là gì?

GMAT là viết tắt của Graduate Management Admission Test. Đây là một kỳ thi quốc tế để đánh giá năng lực, trình độ của học viên. Người mà đang có mong muốn theo học lên chương trình cao hơn cử nhân như thạc sĩ, tiến sĩ, liên quan đến ngành kinh tế, kinh doanh hay quản trị trên thế giới. 

Bài thi GMAT bao gồm 4 phần thi: 

  • Lý luận phân tích (integrated reasoning)
  • Lý luận ngôn ngữ (verbal section)
  • Lý luận định lượng (quantitative section)
  • Viết luận (writing assessment)

Bài thi GMAT dùng để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, khả năng lập luận cũng như kỹ năng phản biện của thí sinh. Đồng thời, đây còn là bài kiểm tra kiến thức toán học và khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh của bạn.

Chứng chỉ GMAT là một điểm cộng giúp bạn tăng cơ hội được chấp nhận vào trường trình MBA hoặc thạc sĩ liên quan đến kinh tế mà bạn đang xin vào. 

Học GMAT để làm gì? Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ GMAT

Mục đích chính tham gia GMAT test là để chuẩn bị cho việc nộp đơn dự kỳ thi tuyển sau đại học vào các ngành liên quan đến kinh tế như quản trị kinh doanh, MBA… Khi bạn có chứng chỉ GMAT, bạn sẽ có khả năng đánh bại các đối thủ dự thi cùng và trở thành học viên của trường đại học danh giá mà bạn đang hướng tới.

Khi sở hữu cho mình chứng chỉ GMAT, bạn có lợi thế hơn khi nộp hồ sơ dự thi vào các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ: 

  • một điểm cộng để bước chân vào cánh cổng các trường đại học đào tạo về quản trị, MBA hàng đầu trên thế giới như: Đại học Stanford, Đại học Oxford, Đại học Harvard… 

  • Chứng chỉ GMAT đã được công nhận bởi hơn 2000 chương trình trên toàn cầu, vì vậy khi lựa chọn bạn được tăng cơ hội được chấp nhận khi nộp đơn. 

  • Chứng chỉ này không chỉ giúp bạn vào được những trường đại học danh giá trong lĩnh vực kinh tế mà còn gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng trong tương lai.

  • Điểm cao có thể được xem xét nhận học bổng và trợ cấp ở các trường đại học khi theo học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ. 

Ngoài ra, việc chuẩn bị cho kì thi GMAT cũng giúp bạn phát triển khả năng tự học, quản lý thời gian và cung cấp cho bạn một mạng lưới kết nối với các học viên và chuyên gia trong ngành. 

Đối tượng nên thi chứng chỉ GMAT

Vậy ai là người nên thi chứng chỉ GMAT? Dưới đây là những đối tượng nên thi chứng chỉ này:

  • Sinh viên: Những người đang theo học tại các trường đại học và có mong muốn, định hướng tiếp tục học lên các chương trình thạc sĩ ngay sau đại học về kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh 

  • Người đang làm trong lĩnh vực kinh tế: Người đã có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực và có mong muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực cũng như cơ hội thăng tiến trong công việc 

  • Ứng viên dự thi chương trình MBA: Những người đang muốn theo học Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại các trường đại học hàng đầu quốc tế thì càng nên thi chứng chỉ GMAT này. 

  • Người đang tìm việc: Những vị trí như quản lý hoặc cao hơn ở các doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn trên thế giới yêu cầu chứng chỉ GMAT như một phần của quá trình xét duyệt hồ sơ tuyển dụng.

Cấu trúc bài thi GMAT

GMAT-3

Bài thi GMAT kéo dài khoảng 3 giờ 30 phút, gồm thời gian làm bài và thời gian nghỉ giải lao:

Phần thi

Số lượng câu hỏi

Thời gian

Viết luận (writing assessment)

1 chủ đề

30 phút

Lý luận định lượng (quantitative section)

37

62 phút

Lý luận ngôn ngữ (verbal section)

41

65 phút

Lý luận phân tích (integrated reasoning)

12

30 phút

Thời gian nghỉ giải lao

 

10 phút

Tổng thời gian thi

 

3 giờ 23 phút

Cách tính điểm bài thi GMAT

Điểm GMAT đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học. Vì vậy, khi tham dự kì thi bạn cần biết rõ cách tính điểm bài thi

Phần thi 

Điểm

Viết luận (writing assessment)

0-6

Lý luận định lượng (quantitative section)

0-60

Lý luận ngôn ngữ (verbal section)

0-60

Lý luận phân tích (integrated reasoning)

1-8

Tổng điểm (Bao gồm sử dụng phần ngôn ngữ và định lượng)

200-800

Dựa trên báo cáo phân tích của GMAT, điểm số trung bình của nó là 565, trong đó ⅔ thí sinh dự thi đều đạt điểm trong khoảng từ 400-600. Vì vậy để có lợi thế cạnh tranh hơn so với các thí sinh dự thi tuyển sau đại học bạn cần đạt được số điểm ít nhất là trong khoảng đã được đề cập, thậm chí là hơn thế. 

Cách đăng ký và lệ phí thi GMAT

  • Hiện tại, theo cập nhật mới nhất lệ phí thi của GMAT là 250 USD. Phí yêu cầu phiếu điểm là 28 USD và phí đổi ngày thi là 50 USD, dành cho các thí sinh có nhu cầu cung cấp phiếu điểm hoặc ngày thi. 

Để đăng ký tham dự kỳ thi, bạn có thể xem dưới đây: 

  • Bước 1: Truy cập vào trang website tổ chức kỳ thi: www.mba.com 
  • Bước 2: Lập tài khoản tham dự thi và điền đầy đủ thông tin của người đăng ký dự thi. 
  • Bước 3: Lựa chọn địa điểm thi và thời gian dự thi 
  • Bước 4: Thanh toán lệ phí thi trực tiếp trên website. Hiện tại trên website có 2 hình thức thanh toán chính là thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ visa quốc tế. 

Kinh nghiệm ôn thi GMAT đạt điểm cao

GMAT-4

GMAT không phải là một kỳ thi dễ dàng và có chi phí không hề rẻ. Vì vậy để có thể tham dự kỳ thi đạt được điểm cao thi dưới đây là một số kinh nghiệm ôn thi GMAT cần thiết cho bạn: 

  • Xác định mục tiêu: Tham khảo điểm GMAT trung bình của các trường đại học mà bạn muốn theo học. Sau đó, đánh giá năng lực bản thân thông qua bài thi thử để biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi đã xác định được 2 yếu tố trên bạn mới có thể đưa ra được mục tiêu số điểm cho bản thân. 

  • Lập kế hoạch ôn luyện: Chia nhỏ các giai đoạn ôn luyện, mỗi giai đoạn chỉ tập trung vào 1 kỹ năng. Bên cạnh đó, bạn tìm kiếm và tham khảo các đầu sách ôn thi do chính GMAT cung cấp cũng như các khóa học luyện thi GMAT. 

  • Luyện tập thường xuyên: Mỗi giai đoạn bạn nên làm bài thi thử GMAT để đánh giá mức độ ôn luyện của bạn. Phân tích những điểm sai và tìm cách khắc phục giúp bạn tăng thêm kinh nghiệm ôn thi GMAT.

Tổng kết

Trên đây, IZONE đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về GMAT được trình bày trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỳ thi GMAT, từ khái niệm GMAT là gì đến cách tính điểm và ứng dụng của chứng chỉ. Chúc bạn ôn thi hiệu quả và đạt được điểm số cao trong kỳ thi GMAT!