Business Analyst là gì? Một BA sử dụng tiếng Anh thế nào?

Business Analyst là gì? Một BA sử dụng tiếng Anh thế nào?

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nghề Business Analyst đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường lao động Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến vị trí này, và người có chuyên môn nghề nghiệp cao lại càng được các công ty săn đón. Để tìm hiểu rõ hơn Business Analyst là gì và học gì để trở thành một BA, mời bạn cùng IZONE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về Business Analyst (BA)

Business Analyst là gì?

Business Analyst (viết tắt là BA) được hiểu là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Đúng như tên gọi, nhiệm vụ của người làm BA là phân tích quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, xác định các vấn đề phát sinh và đề xuất hướng giải quyết thích hợp. Ngoài ra, họ còn đảm nhận vai trò viết, quản lý những tài liệu liên quan đến kỹ thuật. 

Business Analyst được hiểu là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Business Analyst được hiểu là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

Theo Wikipedia, trong hoạt động kinh doanh, Business Analyst được xem là “cầu nối” giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận những ý kiến phản hồi, sau đó truyền tải lại những thông tin đó đến bộ phận nội bộ để tìm hướng giải quyết. 

Một nhân viên Business Analyst phải làm gì? 

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ có vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình vận hành doanh nghiệp hoạt động trơn tru, nhịp nhàng. Và cụ thể những công việc mà một BA phải làm có thể kể đến như sau:

  • Làm việc với khách hàng: Như đã đề cập ở trên, BA chính là “cầu nối” giữa khách hàng với doanh nghiệp. Họ sẽ chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe những phản hồi, ý kiến và từ đó phân tích, đề xuất những phương án giải quyết phù hợp.

  • Trao đổi nội bộ: Sau khi đã phân tích và hoạch định những phương án theo nhu cầu của khách hàng, Business Analyst sẽ chuyển giao thông tin đến bộ phận nội bộ. Từ đó, đội ngũ này sẽ tiến hành làm việc đề giải quyết các vấn đề của khách hàng.

  • Quản lý sự thay đổi: Trong bối cảnh hiện nay, khi xã hội biến đổi không ngừng, BA cần phải nhanh chóng cập nhật, phân tích và dự đoán những thông tin mới nhất về thị trường. Qua đó, họ có thể đưa ra nhưng đề án khả thi và mang đến cơ hội phát triển cho khách hàng cũng như doanh nghiệp của mình. 

BA phải làm gì?
Business Analyst là gì? 1 BA phải làm những công việc gì?
  • Data Analyst: Người làm BA sẽ đảm nhận vai trò thu thập, quản lý các số liệu. Các con số này sau đó sẽ được xử lý và thể hiện dưới dạng biểu đồ, đồ thị để người xem có thể hiểu được.

  • Systems Analyst: Đây là một nhánh khác trong ngành Business Analyst.  Công việc này đòi hỏi nhân viên phải hiểu rõ hệ thống dữ liệu công ty, có khả năng phân tích, đánh giá và thiết kế có hệ thống nhằm giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Đồng thời, họ cũng cần đưa ra những giải pháp phù hợp để tối ưu hoạt động của hệ thống. 

  • Management Analyst: Vị trí này sẽ đưa ra những đề xuất để cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. 

  • Functional Analyst: Công việc của Functional Analyst là phát triển một sản phẩm mới dựa vào platform hay một sản phẩm đã có trước đó. Từ đó, sản phẩm sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như đem lại hiệu quả cao để giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.

  • Agile Analyst: Yêu cầu của vị trí này là đảm bảo truyền tải thông tin chính xác, nhanh chóng, phù hợp đến với khách hàng. Bên cạnh đó, vị trí này cũng không thể thiếu trong các phương pháp triển khai project như Scrum hay Agile.

  • Service Request Analyst: Người làm Business Analyst là một phần không thể thiếu khi triển khai giải pháp cho đối tác, khách hàng. Và bên cạnh đó thì ở vị trí Service Request Analyst sẽ trực tiếp training ở các buổi trao đổi, xử lý vấn đề nếu gặp lỗi hoặc tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng.

Mức lương của Business Analyst

Lộ trình nghề nghiệp của Business Analyst
Lộ trình nghề nghiệp của Business Analyst và mức lương tương ứng

Business Analyst là một ngành nghề đầy triển vọng. Mức lương của một người làm BA tương ứng với hành trình nghề nghiệp có thể chia thành 4 cấp độ cơ bản như sau:

  • Entry-level BA: người có kiến thức cơ bản về ngành Business Analyst, kinh nghiệm trong ngành 1 – 2 năm. Mức lương nằm trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

  • Junior BA: người đã làm ở vị trí BA 2 – 3 năm, đã có nền tảng kiến thức, kinh nghiệm về ngành Business Analyst, có thể phân tích, viết báo cáo, tài liệu. Mức lương cho vị trí này từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

  • Senior BA: ở vị trí Senior BA, bạn cần có lượng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuần thục, có khả năng giải quyết tốt những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm. Người làm ở vị trí này thường có kinh nghiệm từ 3 – 6 năm và có thể sở hữu mức lương khoảng 20 – 40 triệu đồng/tháng.

  • Manager: đây là vị trí nhân sự cấp cao với 7 – 8 năm kinh nghiệm. Mức lương thường nằm trong khoảng 40 – 60 triệu đồng/tháng, ở một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn, vị trí Manager có thể đạt ngưỡng 90 triệu đồng/tháng.  

Để trở thành Business Analyst cần học gì?

Câu hỏi “Business Analyst cần học gì?” đang là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có trường đại học nào chuyên về đào tạo ngành học Business Analyst và có 1 lộ trình học Business Analyst theo tiêu chuẩn học thuật tại Việt Nam. Nhưng nếu yêu thích và muốn theo đuổi công việc này, bạn có thể tham khảo một số ngành học sau:

Ngành Kinh tế

Nhiệm vụ của một BA là cần phân tích số liệu, các thông tin liên quan đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp cũng như khách hàng để đề xuất những phương án khả thi. Do đó, những ngành học thuộc nhóm ngành Kinh tế như kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị kinh doanh… sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết cho công việc. Bạn có thể tham khảo các khối ngành Kinh tế tại các trường như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng…

Trong quá trình học, bạn nên bổ sung thêm kiến thức về ngành Công nghệ thông tin thông qua các khóa học ngắn hạn để bổ trợ thêm kỹ năng cho công việc Business Analyst.

Ngành Công nghệ thông tin (IT)

Người làm BA cần đề xuất các giải pháp vận hành doanh nghiệp bằng phần mềm và bảo mật thông tin doanh nghiệp. Do đó, để trở thành Business Analyst, bạn có thể theo học các ngành như kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, an toàn thông tin… 

Bên cạnh đó, các kiến thức, kỹ năng về quản lý hệ thống, quản trị kinh doanh… cũng rất quan trọng để bạn có thể tiến xa hơn trong nghề. 

Các trường đào tạo ngành IT bạn có tham khảo: Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội…

Cần có những kỹ năng gì để có thể trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp?

Kỹ năng cần có của một Business Analyst
Cần có những kỹ năng gì để có thể trở thành một Business Analyst chuyên nghiệp?

Kỹ năng ngoại ngữ

Như đã nói ở trên, hiện tại chưa có trường đại học nào tại Việt Nam chuyên đào tạo về ngành học Business Analyst, vì vậy số lượng tài liệu bằng Tiếng Việt của ngành này cũng chưa nhiều. Phần lớn những tài liệu về ngành BA trên thế giới được viết hoặc dịch sang Tiếng Anh. Nếu muốn tiến xa trong ngành thì kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt Tiếng Anh là rất quan trọng, giúp bạn nghiên cứu, cập nhật thông tin mới nhất về nghề cũng như xu hướng chuyển động của thị trường thế giới. 

Bên cạnh đó, trong xu thế hiện nay, làm việc với các đối tác nước ngoài ngày càng phổ biến, việc trang bị vốn ngoại ngữ tốt là điều kiện bắt buộc để phục vụ cho công việc của một Business Analyst chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, khi sở hữu kỹ năng ngoại ngữ thành thạo, bạn còn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài với mức lương cao hơn nhiều lần so với các công ty trong nước. 

Cũng chính vì tầm quan trọng của Tiếng Anh mà nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ như một minh chứng cho năng lực Tiếng Anh của mình. Trong đó, ta có thể kể đến chứng chỉ IELTS – chứng chỉ được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều công ty, tổ chức trên toàn thế giới. 

Kỹ năng phân tích 

Tư duy phân tích là một kỹ năng cốt lõi mà một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có. Đó cũng là lý do hầu hết các bản mô tả công việc của vị trí BA đều yêu cầu kỹ năng phân tích thuần thục: phân tích dữ liệu, số liệu, khảo sát nhu cầu người dùng… Ví dụ như bạn sẽ cần tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, phân tích yêu cầu để đề xuất giải pháp hợp lý nhât. 

Kỹ năng giao tiếp

Với đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nhà phát triển, khách hàng, người dùng, bộ phận nội bộ, ban quản lý, BA cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, truyền đạt đúng, đủ, dễ hiểu các thông tin. Ngoài ra, ở vị trí này, bạn còn cần biết cách khơi gợi mong muốn của khách hàng qua các câu hỏi để có thể phân tích và tìm ra giải pháp đáp ứng được nhu cầu đó một cách tốt nhất. Có thể nói, thành công của một dự án phụ thuộc rất nhiều vào cách Chuyên viên phân tích nghiệp vụ trao đổi thông tin. 

Kỹ năng về công nghệ 

Công việc của một Business Analyst gắn liền với việc phân tích, xử lý dữ liệu trên các phần mềm, vậy nên chắc chắn bạn cần phải có kỹ năng về công nghệ thành thạo. Bên cạnh đó, để đề xuất những giải pháp kinh doanh hiệu quả và nhanh chóng, BA cần có hiểu biết nhất định về công nghệ và các phần mềm cơ bản. Củng cố và nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc với đối tác, khách hàng cũng như trao đổi với nhân sự trong công ty. 

Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng đưa ra quyết định phù hợp chính là yêu cầu bắt buộc mà một BA cần có. Các quyết định của BA sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, bạn cần có khả năng đánh giá tình hình, tiếp nhận thông tin và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. 

Như vậy, thông qua bài viết trên, IZONE đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh nghề Business Analyst. Và dù ở bất kỳ ngành nghề nào, để có thể tiến xa và đạt được mức thu nhập tốt, việc trang bị một vốn ngoại ngữ Tiếng Anh là điều kiện quan trọng và cần thiết. Hãy cùng IZONE chinh phục tấm bằng IELTS danh giá, mở rộng cánh cửa tương lai ngay hôm nay bạn nhé!