IELTS vs CEFR – Học cái nào khó hơn, quy đổi điểm như thế nào?
IELTS vs CEFR là hai loại chứng chỉ được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên xét về những khía cạnh thông tin chi tiết thì còn ít người thật sự hiểu kỹ về hai khái niệm này. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cần thiết về hai loại chứng chỉ cũng như cách quy đổi điểm của IELTS và CEFR.
Giới thiệu về IELTS vs CEFR
IELTS là gì?
IELTS được viết tắt từ International English Language Testing System (Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế). Bài thi này được ra đời năm 1989 bởi sự kết hợp của 3 tổ chức: Hội đồng Anh, IDP (Úc) và ESOL (thuộc Đại học Cambridge). IELTS kiểm tra thí sinh ở 4 khía cạnh Nghe – Nói – Đọc – Viết, giúp đánh giá mức độ sử dụng thông thạo Tiếng Anh của thí sinh cho nhiều mục đích khác nhau.
Có 2 loại chứng chỉ IELTS là IELTS Academic (Học thuật) và IELTS General (Hệ đào tạo chung)
IELTS Academic | IELTS General |
Bài thi này được dùng để đánh giá năng lực của thí sinh có đạt đủ tiêu chuẩn để học tập tại các trường Đại học hoặc chưng trình sau Đại học hệ Quốc tế giảng dạy bằng Tiếng Anh. | Bài thi này đánh giá năng lực tiếng Anh của các thí sinh đã hoàn thành chương trình trung học; chương trình đào tạo, học nghề hoặc có mục đích định cư ở các quốc gia nói Tiếng Anh. |
Cấu trúc đề thi IELTS
Đề thi IELTS gồm 4 phần: Listening, Reading, Speaking, Writing. Đối với 2 loại chứng chỉ IELTS Academic và IELTS General thì sẽ có đôi chút khác biệt trong cấu trúc đề thi như sau:
Cách tính điểm cho bài thi IELTS
Mỗi kỹ năng trong bài thi IELTS được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 9. Tổng điểm của cả bài thi sẽ là điểm trung bình cộng của cả 4 kỹ năng và được làm tròn về mức 0,5.
CEFR là gì?
CEFR là viết tắt của Common European Framework of Reference for Languages, hay còn được gọi là Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu. Chứng chỉ này được áp dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng anh của mỗi cá nhân. Ở Châu Âu, đây là bộ tham chiếu để kiểm tra trình độ tiếng Anh của học viên nước ngoài tại đây.
CEFR chia thí sinh thành 3 nhóm lớn: A, B và C, trong đó các nhóm lớn lại có 2 nhóm nhỏ, nên chúng ta sẽ có tổng 6 cấp: A1, A2, B1, B2, C1, C2 phân theo các cấp độ tương ứng: Beginner – Intermediate – Advanced.
Tại Việt Nam, một số đối tượng được yêu cầu phải có chứng chỉ CEFR theo từng mức khác nhau, có thể kể đến như:
- Sinh viên theo học hệ đại học chính quy cần có chứng chỉ B1
- Người theo học hệ Thạc sĩ phải có chứng chỉ B1, B2
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở các cấp (tiểu học, trung học) cần chứng chỉ B2 đổ lên. Đối với cấp THPT cần chứng chỉ C1 và đối với giảng viên đại học cần chứng chỉ ở trình độ C1, C2.
Cấu trúc đề thi CEFR
Cách tính điểm cho bài thi CEFR
Thang điểm của bài thi CEFR được tính từ 100-690 điểm, được đánh giá qua 6 bậc A1, A2, B1, B2, C1, C2, tương đương với các cấp độ: căn bản, sơ cấp, trung cấp, trung cao cấp, cao cấp và thành thạo.
A1 | cơ bản | 100 – 199 |
A2 | sơ cấp | 200 – 299 |
B1 | trung cấp | 300 – 399 |
B2 | trung cao cấp | 400 – 499 |
C1 | cao cấp | 500 – 599 |
C2 | thành thạo | 600 – 690 |
IELTS vs CEFR – học cái nào khó hơn
Cả 2 bài thi đều kiểm tra 4 kỹ năng của thí sinh là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Với mỗi kỹ năng sẽ đều có những yêu cầu riêng để đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của người thi.
Đối với bài thi IELTS hay CEFR, trước hết chúng ta nên tập trung xây dựng nền tảng tiếng Anh trên cả 4 kỹ năng. Khi đã nắm bắt được nền tảng về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm chắc chắn thì mới chuyển qua luyện các bộ đề thi IELTS, CEFR thì sẽ hiệu quả hơn. Một điều quan trọng trong quá trình học tiếng Anh nữa đó chính là luyện tập. Việc tiếp xúc nhiều, nghe, đọc nhiều cũng khiến các kĩ năng viết và nói theo đó tốt lên. Do đó muốn duy trì và trau dồi các kỹ năng thì chúng ta cần phải tăng cường sử dụng và áp dụng tiếng Anh vào trong cuộc sống, duy trì thói quen mỗi ngày đều học Tiếng Anh (khoảng 30-45p).
Tùy theo nhu cầu và dự định tương lai mà bạn có thể chọn cho mình chứng chỉ phù hợp nhất với bản thân. Đối với câu hỏi chứng chỉ nào học khó hơn giữa IELTS vs CEFR, chúng ta sẽ rất khó xác định vì mỗi bài thi đều có cấu trúc kiến thức và cách đánh giá riêng. Khi thí sinh lựa chọn chứng chỉ ngoại ngữ để dự thi, điều quan trọng nhất bạn cần cân nhắc đến chính là tính phù hợp.
Những yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một chứng chỉ sẽ là: mục đích (du học, xét tuyển đại học, định cư nước ngoài,…), yêu cầu của tổ chức mà bạn cần nộp chứng chỉ để xem loại chứng chỉ nào sẽ chấp nhận. Ví dụ, bạn đang có nhu cầu định cư nước ngoài thì chọn chứng chỉ IELTS General sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Còn đối với các bạn sinh viên đang học trong các trường đại học với hệ đào tạo chính quy thì một vài trường có yêu cầu bằng CEFR (B2, C1), một số trường khác lại yêu cầu chứng chỉ IELTS. Tuỳ theo yêu cầu của trường mà các bạn có thể chọn loại chứng chỉ phù hợp với bản thân.
Quy đổi điểm IELTS vs CEFR
Mỗi loại chứng chỉ sẽ có yêu cầu và tiêu chí chấm khác nhau nên bảng quy đổi điểm dưới đây chỉ mang tính tương đối. Để biết trình độ chính xác của chúng ta ở mỗi loại chứng chỉ, cách tốt nhất là tham gia bài thi của chứng chỉ đó.
>>> Tham khảo thêm: IELTS, C1 là gì? Quy đổi chứng chỉ C1 sang IELTS như thế nào? B2 là gì? – Cách quy đổi điểm B2 sang IELTS, TOEIC
Trên đây là những thông tin mà IZONE muốn chia sẻ với các bạn về 2 loại chứng chỉ phổ biến hiện nay: IELTS vs CEFR. Mong rằng bài viết này đã đem đến cho các bạn cái nhìn chi tiết hơn về 2 bài thi này cũng như những điểm khác biệt, cách quy đổi điểm giữa 2 loại chứng chỉ. Hy vọng các bạn sẽ chọn cho mình được loại chứng chỉ phù hợp với nhu cầu và mục đích của bản thân.