Cách viết IELTS Writing Pie Chart đơn giản, ăn điểm & Bài mẫu
Khi các sĩ tử tham gia kỳ thi IELTS, cụ thể trong bài IELTS Writing Task 1, ngoài 3 dạng biểu đồ quen thuộc Line Graph (biểu đồ đường), Bar Chart (biểu đồ cột) và Table (bảng), Pie Chart (biểu đồ tròn) cũng là một dạng biểu đồ thường xuyên xuất hiện. Vậy cụ thể IELTS Writing Pie Chart là gì? Cách viết và những lưu ý khi viết dạng này là gì?
Qua bài viết này, IZONE sẽ mang đến cho các bạn cách viết Pie Chart đơn giản, ăn điểm có thể áp dụng trong bài thi thi, và một số bài mẫu để các bạn tham khảo.
Giới thiệu về IELTS Writing Pie Chart
Pie Chart là biểu đồ gì?
Có thể các bạn đã biết, “pie” trong tiếng Anh chính là một loại bánh hình tròn. Từ đó, các bạn có thể hình dung dễ dàng Pie Chart chính là một dạng biểu đồ hình tròn.
Pie chart được sử dụng để phân tích hoặc so sánh ở mức độ tổng thể, gồm những phần (lát cắt) khác nhau, có màu sắc hoặc kí hiệu biểu thị riêng biệt, tương ứng với đối tượng được phân tích. Các chú thích làm rõ hơn về đối tượng thường nằm bên góc biểu đồ hoặc liệt kê bên cạnh.
Đơn vị thường được sử dụng trong dạng biểu đồ này là phần trăm (%). Và tổng của nó là 100% (Đại diện bằng cả hình tròn) . Điều này khác với Bar chart/Table (2 dạng sau thì có thể cũng dưới dạng %, nhưng tổng không bằng 100% cũng không sao)
Dưới đây là một ví dụ về 1 đề bài Bar Chart được trích từ Cambridge IELTS 13, Test 2, có số liệu dạng %, nhưng tổng không bằng 100%:
Các dạng Pie Chart
Biểu đồ tròn không có sự thay đổi thời gian
Đối với dạng này, đề bài có thể gồm 1 hoặc từ 2 biểu đồ tròn trở lên. Khi có từ 2 biểu đồ trở lên, mỗi biểu đồ miêu tả một chủ thể, và không có so sánh các mốc thời gian khác nhau giữa các biểu đồ.
Ví dụ dưới được lấy từ Cambridge IELTS 10 Test 1.
Các bạn có thể thấy, ở đề bài này không có sự thay đổi về yếu tố thời gian, mỗi biểu đồ đưa ra số liệu về 1 đối tượng khác nhau:
- Biểu đồ thứ nhất: phân bổ năng lượng được sử dụng vào 6 hoạt động chính;
- Biểu đồ thứ 2: lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động đó
Biểu đồ tròn có sự thay đổi về thời gian
Một đề bài dạng này sẽ có từ 2 biểu đồ tròn trở lên, biểu thị sự thay đổi về giá trị theo thời gian của các đối tượng được mô tả. Dạng này thường khá phức tạp vì thí sinh không chỉ phải so sánh giữa các đối tượng với nhau mà còn phải nêu lên được sự thay đổi của từng đối tượng.
Ví dụ dưới đây được trích từ Cambridge IELTS 9 test 3:
Đề gồm 4 biểu đồ tròn, so sánh phần trăm của 3 nhóm tuổi tại Yemen và Ý trong 2 năm khác nhau 2000 và 2050.
Hướng dẫn viết IELTS Writing Pie Chart
Bố cục
Cấu trúc truyền thống của bài viết Pie Chart cũng như các biểu đồ khác, thông thường sẽ bao gồm 3 phần cơ bản như sau:
- Introduction (Mở bài) – giới thiệu nội dung chính của biểu đồ. (Đoạn này sẽ giúp người đọc hiểu rõ biểu đồ nói về cái gì? Có những categories nào? Thời gian của biểu đồ)
- Overview (Giới thiệu): Giới thiệu các đặc điểm chính của biểu đồ (số liệu lớn nhất, bé nhất hoặc xu hướng (nếu có)
- Body (Thân đoạn) : Gồm 2 đoạn Detail, mô tả chi tiết nội dung và số liệu trong biểu đồ.
Cách viết
Phân tích đề
Phân tích đề luôn là một trong những bước quan trọng nhất khi viết 1 bài writing, tuy nhiên nhiều bạn thường bỏ qua bước này, dẫn đến những sai lầm không đáng có.
VD:
Đề cho đơn vị % nhưng do không đọc và phân tích đề kỹ trước khi bắt tay vào viết, nhiều thí sinh có thể bị nhầm sang đơn vị khác, chẳng hạn:
Thay vì ghi 57.3% dân số ở Yemen năm 2050 có độ tuổi từ 60 trở lên, bạn có thể viết nhầm thành 57.3 người ở Yemen năm 2050 có độ tuổi từ 60 trở lên
=> sai thông tin => điểm Task Achievement không cao
Qua đó, có thể thấy rằng việc phân tích đề bài trước khi bắt tay viết là vô cùng quan trọng. Vậy đối với dạng Pie Chart, khi phân tích đề thì chúng ta cần chú ý những điều gì?
Khi phân tích đề bài, các bạn cần lưu ý những thông tin sau:
– W- What (cái gì) – đề bài nói về cái gì.
– P – Place (nơi chốn): xảy ra ở đâu.
– T – Time (thời gian) – Chúng ta sẽ xét xem các biểu đồ tròn của trong đề có sự thay đổi về thời gian hay không. Nếu có thì gồm những thời điểm nào.
– C – Categories (mục) – có những hạng mục/đối tượng nào xuất hiện trong biểu đồ
– U – Units (đơn vị)- đơn vị của biểu đồ.
Chúng ta sẽ thử áp dụng vào ví dụ lấy từ Cambridge IELTS 9 test 3, với đề bài đầy đủ như sau:
– What: đề bài nói về cơ cấu dân số theo độ tuổi
– P – Place: tại Yemen và Ý
– T – Time – có sự thay đổi về thời gian, cụ thể là trong năm 2000 và năm 2050
– C – Categories – 3 nhóm tuổi: 0-14, 15-59, 60+
– U – Units – đơn vị của biểu đồ là %
Sau khi đã xong bước phân tích đề bài, các bạn hãy bắt tay vào việc viết Introduction nhé.
Viết Introduction
Về phần Introduction, các bạn paraphrase lại đề bài, dựa trên phần phân tích đề đã thực hiện.
Với đề bài trên, thầy Simon đã thực hiện viết một bài mẫu đầy đủ, IZONE xin được trích dẫn cách thầy đã paraphrase đề bài như sau:
Đề bài | The charts below | give information on | the ages of the populations | of Yemen and Italy | in 2000 and projections for 2050 |
Introduction (Paraphrase) |
The pie charts | compare | the proportions of people falling into three distinct age group | in Yemen and Italy | in two different years |
(Nguồn: IELTS Simon)
Dưới đây là một số cụm từ hữu ích mà các bạn có thể áp dụng cho phần mở bài trong IELTS Writing Task 1
Một số cụm paraphrase cho “show”:
- give information on/about
- compare
- illustrate
Các cụm từ để chỉ %:
- Percentages/ The percentage of
- Proportions/ The proportion of
Các cụm từ để nói về thời gian:
- in the year/in + năm cụ thể
- from … to… và between … and …: năm đầu và năm cuối của quãng thời gian
- over / during + 1 khoảng thời gian (over/during a 10-year period, over a period of 10 years,…)
Bên cạnh việc paraphrase bằng các từ đồng nghĩa, các bạn có thể học các cách Paraphrase khác thông qua series SERIES PARAPHRASE WRITING có trong group IELTS IZONE.
Xác định xu hướng/đặc điểm chính và viết Overview
Về phần Overview, các bạn chú trọng tới xu hướng chính (nếu có) trong biểu đồ.
Nếu biểu đồ không có xu hướng (không có sự thay đổi về thời gian), bạn có thể nêu ra giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất.
Quay trở lại với ví dụ sau,
có thể thấy từ biểu đồ các xu hướng chính như sau:
- Ý có dân số ở độ tuổi trên 60 nhiều hơn so với Yemen vào năm 2000 và cũng được dự đoán tương tự vào năm 2050.
- Dân số cả 2 nước sẽ già hơn trong tương lai năm 2050.
Từ đó, ta sẽ bắt đầu viết được phần Overview. IZONE xin được đưa ra phần overview cho đề bài này trích từ sample của thầy Simon:
“It is clear that Italy had the older population in the year 2000, and that the same is predicted for the year 2050. The populations of both countries are expected to age over the fifty-year period.”
=> Vì trong bài trên, có sự xuất hiện của Năm trong tương lai (2050), chúng ta cùng tham khảo vài cấu trúc có thể dùng để đưa ra dự đoán tương lai trong Task 1 Pie Chart:
- It is predicted/expected/anticipated/… that S will V
- S + be + expected/predicted/forecasted/… + to V
Lựa chọn, nhóm thông tin và viết 2 đoạn Detail của Body
Với dạng biểu đồ có sự thay đổi về thời gian
Ở 2 đoạn Detail của Body, các bạn cần:
Chú ý tới các chi tiết:
- Có sự tăng, giảm gì về giá trị của các categories (các nhóm)
- Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các số liệu
- Các điểm đặc biệt trong biểu đồ (các giá trị bằng nhau, các giá trị gấp đôi, …)
Đánh dấu xu hướng thay đổi của các hạng mục trong biểu đồ bằng các mũi tiên lên, xuống hoặc không thay đổi. Chẳng hạn:
Gộp các số liệu theo từng nhóm để so sánh và đối chiếu (chia theo mốc thời gian hoặc chia theo đối tượng)
Quay trở lại với đề bài phía trên,
Có thể chia các đặc điểm chính thấy được từ biểu đồ theo mốc thời gian:
– Detail 1 – Năm 2000: độ tuổi chiếm % cao nhất ở Yemen là 0-14 (hơn 50%), trong khi đó ở Ý, độ tuổi đó chiếm % thấp nhất (14.3%) và phần lớn dân số rơi vào độ tuổi 15-59 (61.6%). Ở Ý, người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm gần ¼ dân số, còn ở Yemen chỉ chiếm rất ít (3.6%).
=>“In the year 2000, just over half of the population of Yemen was aged 14 or under, while most Italians (61.6%) fell into the 15 to 59 age group, and only 14.3% were children under 15 years of age. People aged 60 or over accounted for almost a quarter of the Italian population, but only 3.6% of the inhabitants of Yemen.” (Nguồn: IELTS Simon)
Như thế này thì miss mất số liệu 46,3 % của nhóm 15-19 ở Yemen năm 2000 nhỉ?
=> Một số cụm diễn tả đối tượng chiếm bao nhiêu phần trăm/số liệu
- account for
- take up
- make up
– Detail 2 – Năm 2050: số trẻ dưới 15 tuổi được dự đoán giảm ở cả 2 nước, ở Yemen giảm nhiều (giảm 13.1%). Số người già trên 60 tuổi đều sẽ tăng (1 lượng 2.1% ở Yemen, 1 lượng nhiều 18.2% ở Ý). Riêng số người ở độ tuổi 15-59 tăng 1 lượng 10% ở Yemen, giảm 1 lượng 15% ở Ý.
=> “By 2050, the proportion of children under 15 is predicted to drop in both countries, most noticeably in Yemen where the figure is expected to fall by 13.1%. On the other hand, the figures for elderly people are expected to rise, by 2.1% in Yemen and a massive 18.2% in Italy. Finally, it is anticipated that the 15 to 59 age group will grow by around 10% in Yemen, but shrink by around 15% in Italy.” (Nguồn: IELTS Simon)
=> Một số từ vựng diễn tả sự thay đổi:
- Giảm: drop, decrease, fall, decline, shrink…
- Tăng: rise, increase, grow,…
Với dạng biểu đồ không có sự thay đổi về thời gian
Cách 1: Miêu tả thông tin trên từng biểu đồ, sau đó liên hệ các biểu đồ với nhau
Đoạn 1: Miêu tả biểu đồ 1
Đoạn 2: Miêu tả biểu đồ 2, liên hệ và so sánh với biểu đồ 1
Cách viết này được coi là dễ viết nhưng yêu cầu của đề là “Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant”, vì vậy cách này có thể khiến thí sinh dễ mắc lỗi dài dòng, lặp ý, mang tính liệt kê và không có sự so sánh đối chiếu rõ ràng (không “make comparisons”).
Cách 2: Viết về những tương đồng và khác biệt của các biểu đồ.
Chúng ta cùng lựa chọn, nhóm các chi tiết nên viết ở Body theo cách 2 này ở ví dụ sau đây:
Detail 1: So sánh nhóm Housing, Food ở 2 nước
- Housing: chiếm phần chi tiêu lớn nhất ở Malaysia (34%), trong khi đó người dân ở Japan chỉ chi tiêu 21% cho nhóm này.
- Food: số liệu cho cả 2 nước chênh lệch không nhiều (24% ở Japan và 27% ở Malaysia).
Detail 2: So sánh các nhóm còn lại
- Transport: chiếm 20% chi tiêu của Japan, gấp đôi số liệu cho Malaysia
- Healthcare: số liệu thấp nhất ở cả 2 nước
- Others: số liệu lớn, trên 25% ở 2 nước
Việc này sẽ bị ảnh hưởng bởi “Cách group/nhóm thông tin như thế nào cho hiệu quả”. Có thể refer đến các bài Task 1 Pie Chart trên Web để hiểu rõ hơn về việc Nhóm thông tin.
Kiểm tra lại bài viết
Bước khá quan trọng và cần thiết sau khi hoàn thành bài viết chính là kiểm tra lại bài. Các bạn nên dành 2-3 phút để kiểm tra về ngữ pháp, từ vựng và các số liệu, tránh trường hợp bị sai sót.
Lưu ý: Hiện nay trên website của IZONE đang có chuyên mục Writing 4.5-6.0. Chuyên mục này không chỉ giúp bạn cải thiện được từ vựng & ngữ pháp liên quan đến chủ đề bài viết, mà còn giúp các bạn phân tích chi tiết từng câu trong Sample Writing Task 1 của cựu giám khảo Simon.
Qua việc phân tích, các bạn sẽ nắm được rõ cách triển khai một bài Writing task 1 dưới góc nhìn của 1 người bản xứ như nào, từ đó có thể rút ra được kinh nghiệm riêng cho bản thân mình.
Những lưu ý khi viết IELTS Writing Pie Chart
Tránh dùng sai thì:
Dùng sai thì là lỗi sai phổ biến trong cách viết Writing Task 1 nói chung và với dạng Pie Chart nói riêng. Với dạng Pie Chart, bạn nên đặc biệt chú ý hơn vào dạng đề có sự thay đổi về thời gian, bao gồm cả quá khứ và tương lai. Với tương lai, bạn nên hạn chế việc sử dụng thì tương lai đơn một cách đơn thuần, vì trong Pie Chart, đây thường là những dự đoán (projections) cho tương lai. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng các cấu trúc như “to be predicted to/expected to/anticipated to/projected to…”
Tránh liệt kê số liệu:
Cho dù đề bài có đề cập tới sự thay đổi về thời gian hay không, bạn cũng không nên đề cập tới tất cả số liệu trong biểu đồ. Việc liệt kê số liệu một cách máy móc thể hiện sự thiếu sót trong kỹ năng chọn lọc, tóm tắt thông tin và so sánh đối chiếu dữ liệu quan trọng ở IELTS Writing Task 1.
Đừng quên viết overview:
Overview phải được viết ngay sau câu mở đầu, và chỉ tóm tắt trong 2 câu. Bạn sẽ không được điểm cao trong Task 1 nếu bạn không có overview / summary trong bài.
Không đưa ý kiến cá nhân/suy đoán vào bài thi:
Trong phần thi IELTS Writing Task 1, nhiệm vụ của các thí sinh IELTS chính là tóm tắt và so sánh các thông tin từ đề bài đã cho (đó có thể là một đồ thị, một bảng, biểu đồ, quá trình hoặc kết hợp các biểu đồ trên). Một trong những điều quan trọng trong phần thi này chính là các bạn hãy thể hiện khả năng phân tích dữ liệu một cách khách quan của bản thân (không đưa nhận xét cá nhân hay suy đoán vào bài viết).
Đa dạng ngôn ngữ nhưng đảm bảo độ chính xác:
Hãy sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu của các bạn để viết bài, (với Introduction không chép y nguyên đề) nhưng nhớ phải đảm bảo độ chính xác.
Trong tiêu chí “Grammatical Range”, những khung điểm cao có một chi tiết là “sự linh hoạt trong việc sử dụng đa dạng các cấu trúc”. Nếu chỉ gò bó vào một “công thức câu” (chẳng hạn chỉ sử dụng toàn câu đơn trong đoạn), hay sử dụng các câu quá cồng kềnh phức tạp, chúng ta sẽ khó đạt được điểm cao với tiêu chí này.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại: Giải mã theory “Viết càng cồng kềnh càng được điểm cao” trong Writing Task 1.
Tổng hợp các bài mẫu IELTS Writing Pie Chart hay
IZONE xin gửi tới các bạn phần tổng hợp một số bài mẫu IELTS Writing Pie Chart hay do đội ngũ IZONE viết và biên soạn
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết IELTS Writing Pie Chart và một số bài mẫu do IZONE biên soạn. Rất mong bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Giảng viên IZONE: Trần Minh Ánh