"VÉN TẤM MÀN" BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC | IZONE

“VÉN TẤM MÀN” BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC

Phương thức xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ giúp đại học có thêm lựa chọn tuyển sinh nhưng gây lo ngại về sự bất bình đẳng giữa thí sinh thành thị và nông thôn.

Thực trạng việc xét tuyển đại học những năm gần đây

Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ giúp đại học có thêm lựa chọn tuyển sinh nhưng gây lo ngại về sự bất bình đẳng giữa thí sinh thành thị và nông thôn.

Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL bắt đầu được sử dụng làm một trong những tiêu chí kết hợp để tuyển thẳng, xét tuyển đại học từ 2017. Số lượng các trường sử dụng phương thức này ngày một tăng, trong bối cảnh xét tuyển đầu vào đại học ngày càng ít phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2021, học sinh sở hữu IELTS từ 5.0 có cơ hội giành lợi thế trong xét tuyển thẳng tại hơn 30 đại học. Tùy từng trường, chứng chỉ ngoại ngữ thường được xét tuyển đại học kết hợp với: điểm thi tốt nghiệp THPT; điểm học bạ hoặc ưu tiên điểm xét tuyển (thí sinh có IELTS được áp dụng điểm trúng tuyển thấp hơn).

Tính đến ngày 02/03 vừa qua, đã có hơn 94 trường Đại học trên khắp cả nước công bố đề án tuyển sinh, xét tuyển đại học năm 2022, giúp các sĩ tử định hướng ôn thi phù hợp với năng lực của bản thân và phương án của nhà trường. Trong đó, dễ dàng nhận thấy rằng, xu hướng sử dụng chứng chỉ IELTS trong xét tuyển đại học, kỳ thi THPT Quốc Gia đang ngày càng được ưa chuộng.

Phổ điểm môn Tiếng Anh kỳ thi THPT QG 2021

Cuộc chạy đua học và thi lấy bằng IELTS, đặc biệt phổ biến ở các thành phố lớn, để rộng cửa vào đại học. Nhiều giáo viên và chuyên gia lo ngại, việc này gây bất công cho thí sinh ở nông thôn hoặc địa phương khó khăn, không đủ điều kiện tiếp cận ngoại ngữ.

Một giáo viên ở tỉnh Bình Phước phân tích, phổ điểm tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm nay phản ánh rõ sự chênh lệch trình độ ngoại ngữ giữa thành thị và nông thôn. Điểm tiếng Anh thấp ở các địa phương thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ; cao ở thành phố hoặc các tỉnh kinh tế phát triển như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu…

“Ở thành phố, học sinh có điều kiện học tiếng Anh từ nhỏ với vô số trung tâm ngoại ngữ nhưng ở nông thôn thì không. Do đó, không thể nói là tuyển sinh bằng tiếng Anh, nhất là IELTS, không ảnh hưởng đến tính công bằng được”, cô giáo nói.

Lo ngại bất bình đẳng khi xét tuyển đại học bằng IELTS ảnh 2
Phổ điểm tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chia làm hai đỉnh 4-5 và 8-9 điểm (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

“Miếng bánh” chỉ tiêu dành cho xét tuyển đại học theo kết quả thi Tốt nghiệp THPT 2022 ngày càng thấp. Tỉ lệ này tại các trường đại học top đầu như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ chiếm 10-15%; Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao chiếm 30%,…. Điều này đã tạo nên làn sóng bất bình giữa vô vàn các sĩ tử và phụ huynh, đặt ra cho chúng ta những nỗi băn khoăn về:

Sự chênh lệch về điểm số

Phổ điểm tiếng Anh cho kỳ thi THPT Quốc Gia có sự chênh lệch rõ rệt giữa địa phương thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ và tỉnh/ thành phố kinh tế phát triển như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương,….; giữa thành thị và nông thôn trong cùng một địa phương. Vậy thì, những học sinh không có điều kiện tiếp cận với tiếng Anh, nhất là với kỳ thi IELTS như ở nông thôn, đang chịu sự cạnh tranh vô cùng lớn.

Xét tuyển đại học bằng IELTS là không công bằng cho học sinh Nông thôn

Học sinh thành phố có tấm bằng IELTS lợi thế hơn học sinh nông thôn

Những học sinh có điều kiện được tiếp cận với kỳ thi IELTS, “đổ xô” đi học. Vô hình chung, học sinh với hoàn cảnh không cho phép, càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với IELTS. Những nỗi lo lắng ấy đã tạo nên xu hướng “Bất bình đẳng trong xét tuyển Đại học”.

Phần đông đại diện các trường đại học và chuyên viên giáo dục, trong đó có bà Nguyễn Thu Thuỷ – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định: “Không có bất bình đẳng khi xét tuyển bằng IELTS, TOEFL”. Việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ là một tiêu chí xét tuyển là phù hợp với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu. Hơn nữa, khi phân tích dữ liệu, học sinh xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế có năng lực học tập rất vượt trội. Đó là lý do vì sao các trường đại học duy trì phương thức xét tuyển đại học này.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ý kiến từ giảng viên các trường đại học

Trước lo ngại dùng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tạo bất bình đẳng giữa thí sinh nông thôn và thành thị, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra ý kiến không đồng tình. Bởi theo ông, khi đã có chứng chỉ, nếu phải dự thi, điểm thi môn tiếng Anh của những thí sinh này cũng thường rất cao. Do đó, việc sử dụng hay loại bỏ chứng chỉ khi xét tuyển không làm thay đổi nhiều tổng điểm theo tổ hợp của những thí sinh giỏi ngoại ngữ. Mặt khác, thí sinh nông thôn đã được cộng điểm ưu tiên theo các khoản khác của quy chế tuyển sinh.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Nguồn ảnh: Thanh Hùng)

Đại học Ngoại thương cũng là một trong những trường tiên phong đưa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL vào xét tuyển kết hợp điểm học bạ THPT, điểm thi THPT hay với các chứng chỉ năng lực quốc tế khác như SAT, ACT, A-Level. PGS TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, cho rằng, chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là một trong những cơ sở để xét tuyển, không phải tiêu chí duy nhất.

Giống như PGS Triệu ở Đại học Kinh tế Quốc dân, bà Hiền cho rằng, việc xét tuyển đại học kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế không làm mất cơ hội của những thí sinh không có điều kiện học ngoại ngữ. Các trường đều sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh. Chỉ tiêu của các phương thức cũng khác nhau, thí sinh có thể lựa chọn theo năng lực, sở trường của mình.

“Nhà trường không xét tuyển hết những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ rồi mới xét tới thí sinh sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Các phương thức này là độc lập, ngang hàng, đảm bảo quyền lợi của thí sinh và tạo ra khả năng tiếp cận bình đẳng”, bà Hiền nói.

Cũng theo PGS Hiền, Đại học Ngoại thương hàng năm đều có phân tích dữ liệu thí sinh vào học tại trường theo các phương thức khác nhau, Kết quả cho thấy, những em xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có năng lực học tập rất tốt. Đây là một trong những cơ sở để trường duy trì phương thức này.

[Xem thêm]: 8 LỢI ÍCH CỰC ĐỈNH CỦA TẤM BẰNG IELTS MÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Kết luận

Có thể thấy rằng, việc sử dụng IELTS, TOEFL trong xét tuyển Đại học vẫn để lại những nghi hoặc nhất định. Một số cho rằng, tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp là hợp lý; số còn lại cho rằng không nên quá lạm dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và gây bất bình đẳng cho học sinh có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên, đứng trước lo âu này, điều quan trọng nhất cho các sĩ tử là chuẩn bị tâm lý, đề ra mục tiêu và chiến lược học tập thật phù hợp.

Học IELTS ngày nay không còn quá khó khăn như những năm trước bởi sự lên ngôi của các khoá IELTS Online với chất lượng được đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh không chỉ ở thành phố mà cho cả các bạn học sinh ở nông thôn. Bên cạnh đó, mức chi phí học ở một số trung tâm tương đối rẻ giúp cho học sinh ở các tỉnh như Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ… có thể theo học.

Do vậy, nếu có thể các em học sinh nên học tiếng anh và có các chứng chỉ quốc tế như IELTS từ sớm để chuẩn bị cho mình một hành tranh vững chắc xét tuyển đại học và công việc sau này.

IZONE tin rằng, nếu bạn có ý chí, ở đó sẽ có con đường.

[Tham khảo]: Review thực tế 4 lớp học, trung tâm dạy IELTS online được đánh giá tốt nhất hiện nay